Đồ Án Một số cách tiếp cận mờ để mở rộng cơ sở dữ liệu quan hệ

Thảo luận trong 'Công Nghệ Thông Tin' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài:
    MỘT SỐ CÁCH TIẾP CẬN MỜ ĐỂ MỞ RỘNG CƠ SỞ DỮ LIỆU QUAN HỆ
    Giới thiệu


    Trong những năm gần đây, các ứng dụng máy tính cho quản lý ngày càng nhiều. Cách mạng về máy vi tính đã tạo điều kiện để máy tính hỗ trợ tích cực các nhà quản lý, họ có thể truy cập đến hàng ngàn cơ sở dữ liệu ở nhiều vị trí khác nhau để thu thập các thông tin cần thiết. Hầu hết các tổ chức, các công ty đều dùng phân tích có tính toán trong quyết định của mình. Hệ trợ giúp quyết định ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình ra quyết định của các nhà quản lý. Hiện nay mô hình dữ liệu được sử dụng trong các hệ trợ giúp quyết định phổ biến vẫn là mô hình cơ sở dữ liệu quan hệ (CSDLQH) truyền thống.


    Trong mô hình CSDLQH truyền thống các dữ liệu được lưu trữ đều là dữ liệu rõ. Các phép toán trên CSDL đều được xây dựng dựa trên cơ sở các phép so sánh đơn giản như =, >, , , <, . Trong đó các phép so sánh dùng để so sánh giữa hai biến là hai thuộc tính hoặc giữa một biến là một thuộc tính và một hằng, kết quả cho giá trị “TRUE” hoặc “FALSE” tùy theo mối quan hệ của chúng. Như vậy miền giá trị của biến được so sánh là miền các giá trị rõ và việc so sánh là so sánh chính xác. Tuy nhiên thông tin về thế giới thực cần lưu trữ hay xử lý thường có thể là thông tin không đầy đủ, chúng có thể có nhiều dạng chẳng hạn như: không biết một số thông tin về một đối tượng, thông tin lưu trữ có thể không chính xác, thông tin lưu trữ có thể không chắc chắn hay mờ. Do đó, các nhà quản lý thường phải đối mặt với vấn đề thiếu thông tin trong quá trình ra quyết định, họ phải dùng đến những thông tin không hoàn toàn đầy đủ để rút ra các tri thức tổng hợp, hỗ trợ cho việc ra quyết định.


    Việc cần thiết phải có một mô hình cơ sở dữ liệu thích hợp để cho phép lưu trữ và xử lý cả những thông tin đầy đủ và không đầy đủ đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Hiện tại đã có nhiều cách tiếp cận mở rộng đưa dữ liệu mờ vào lý thuyết quan hệ với mong muốn tìm được những mô hình chấp nhận thông tin không đầy đủ, cho phép biểu diễn và khai thác thông tin một cách tốt hơn, tiện lợi hơn trong những lớp bài toán thực tế nào đó.


    Với mục đích tìm hiểu các mô hình đã được sử dụng để mở rộng CSDLQH, đồ án này sẽ đề cập đến một số cách tiếp cận mờ để mở rộng CSDLQH trong Chương I, trong đó nhấn mạnh vào mô hình CSDLQH dựa trên tính tương tự của hai tác giả P.Buckles và E.Petry. Chương II sẽ trình bày mô hình CSDLQH dựa trên tính tương tự của TS.Hồ Cẩm Hà. Dựa trên các tài liệu tham khảo và các kiến thức đã được học trong môn cơ sở dữ liệu I, trong Chương III tác giả đồ án sẽ mở rộng lý thuyết thiết kế CSDLQH truyền thống để chuẩn hoá lược đồ CSDLQH dựa trên tính tương tự. Cuối cùng, Chương IV sẽ trình bày việc cài đặt một mô đun cho phép thực hiện các thao tác xử lý dữ liệu theo mô hình được đề cập trong Chương II.


    Mục Lục


    Giới thiệu 4
    Chương I. Khái quát về CSDLQH với thông tin không đầy đủ 6
    1. Một số cách tiếp cận CSDLQH mờ 6
    2. Mô hình CSDLQH dựa trên tính tương tự 8
    2.1. Những định nghĩa cơ sở 9
    2.2. Đại số quan hệ 10
    2.3. Phụ thuộc hàm 11
    3. Nhận xét 12


    Chương II. Mở rộng mô hình CSDLQH dựa trên tính tương tự 14
    1. Mở rộng mô hình CSDLQH của P.Buckles và E.Petry 14
    1.1. Ngữ nghĩa của một bộ, quan niệm về các bộ thừa trong quan hệ 15
    1.2. Các giá trị NULL 23
    2. Mở rộng các phép toán quan hệ 27
    2.1. Mở rộng phép hợp 27
    2.2. Mở rộng phép giao 27
    2.3. Mở rộng phép hiệu 28
    2.4. Mở rộng phép chiếu 29
    2.5. Mở rộng phép tích Đề-các 30
    2.6. Mở rộng phép chọn 30
    2.7. Mở rộng phép kết nối tự nhiên 33
    2.8. Phép tính quan hệ trong trường hợp có kí hiệu NULL 36
    2.9. Nhận xét 38
    3. Cập nhật dữ liệu 38
    3.1. Các qui tắc cập nhật dữ liệu 38
    3.2. Nhận xét 45
    4. Ngôn ngữ hỏi SQL S/P 46
    4.1. Biểu thức điều kiện sau WHERE 46
    4.2. Ngữ nghĩa và đánh giá câu hỏi SQL s/p 47
    5. Các phụ thuộc dữ liệu 50
    5.1. Phụ thuộc hàm và tập các luật suy dẫn 50
    5.2. Phụ thuộc đa trị và tập các luật suy dẫn 52
    5.3. Tách không mất thông tin 56
    6. Kết luận 58


    Chương III. Chuẩn hóa mô hình CSDLQH dựa trên tính tương tự 59
    1. Các dạng chuẩn của CSDLQH dựa trên tính tương tự 59
    2. Chuẩn hoá lược đồ CSDLQH dựa trên tính tương tự 61
    3. Kết luận 66


    Chương IV. Cài đặt thử nghiệm 67
    1. Yêu cầu cần thực hiện 67
    2. Thiết kế mô đun 70
    3. Một số kết quả thử nghiệm 71
    Tài liệu tham khảo: 77
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...