Chuyên Đề Một số biện phát nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học của trường TH Lê Vă

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A – PHẦN MỞ ĐẦU

    I.Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu.
    1).Cơ sở lý luận

    Từ khi đất nước được đổi mới, mục tiêu GD nói chung của nước ta theo cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội, được hiến pháp năm 1992 ghi rõ ở điều 35 “ GD là quốc sách hàng đầu, nhà nước phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Mục tiêu của giáo dục là hoàn thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đào tạo người lao động có tay nghề, năng động sáng tạo có niềm tin đạo đức trong sáng, có niềm tự hào dân tộc, có ý trí vươn lên góp phần làm cho dân giàu nước mạnh đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”.
    Riêng môn giáo dục đạo đức hiện nay Đảng và nhà Nước ta đặc biệt quan tâm: Một là do “ con người là động lực của sự nghiệp xậy dựng xã hội mới đồng thời là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội “ (Văn kiện hội nhị lần thứ tư BCHTW Đảng khoá VII ). Hai là do điều “ Đặc biệt đáng lo ngại là trong một bộ phận học sinh sinh viên có tình trạng suy thoái đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp vì tương lai của bản thân và đất nước ” ( Văn kiện hội nghị lần thứ hai của BCHTW Đảng khoá VIII ). Vì vậy, hội nghị đã ghi “ Tăng cường giáo dục tư tưởng đạo đức, lòng yêu nước, .” đồng thời nhấn mạnh:” đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học. Nâng cao năng lực tự học và thực hành cho học sinh”.
    Xuất phát từ những giá trị cơ bản của con người Việt Nam thời kì công nghiệp hoá - hiện đại hoá, từ mục tiêu, đặc trưng của giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học đối với sự phát triển nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
    2).Cơ sở thực tiễn.
    Trường TH Lê Văn Tám nằn ở khu vực biên giới giáp với CamPuChia có đường Hồ Chí Minh đi ngang qua điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn song cũng đang trên đà phát triển dân cư tập trung đông, mặt bằng về trình độ dân trí thấp, không đồng đều, mặt trái của nền kinh tế thị trường, của thời mở cửa đang từng ngày len lỏi vào đời sống của người dân nói chung và của học sinh nói riêng.
    Xu hướng hiện nay, một bộ phận không nhỏ học sinh có quan niệm chưa đúng về các chuẩn mực, hành vi đạo đức và chiều hướng suy thoái về đạo đức ngày càng gia tăng.
    Giáo viên chủ nhiệm lớp, gia đình và chính quyền có lúc có nơi chưa nhìn nhận đúng đắn, chưa coi trọng công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, công tác xã hội hoá giáo dục cũng chưa được coi trọng.
    Chưa có những biện pháp hữu hiệu để giáo dục đạo đức cho học sinh một cách toàn diện.
    Để đảm bảo thực hiện thắng lợi mục tiêu giáo dục và công cuộc đổi mới phương pháp giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng của ngành đã đề ra.
    Chính vì các lý do trên chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài này:
    Một số biện phát nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học của trường TH Lê Văn Tám”.
    II. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
    Thấy rõ thực trạng việc dạy đạo đức cho học sinh của trường tiểu học Lê Văn Tám.
    *Mục đích.
    - Tìm ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng GD đạo đức cho học sinh của nhà trường.
    - Làm tài liệu tham khảo.
    - Có thể áp dụng vào công tác giáo dục đạo đức của nhà trường.
    *Nhiệm vụ.
    Trong khuôn của đề tài này chúng tôi trình bày bốn vấn đề chính sau:
    - Xây dựng cơ sở lý thuyết.
    - Khảo sát, phân tích thực trạng, tìm ra những nguyên nhân chủ yếu.
    - Đề ra các biện pháp nhằm cải tạo thực trạng.
    - Kết luận và đề xuất kiến nghị.
    III. Đối tượng và khách thể nghiên cứu.
    - Đối tượng : Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh.
    - Khách thể: Các phương pháp, hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh của giáo viên, gia đình; việc tự học, tự rèn, và sự thể hiện các chuẩn mực, hành vi đạo đức của học sinh.
    IV. Giả thuyết khoa học.
    - Nếu các biện pháp của nhóm nghiên cứu được áp dụng vào công tác giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học của địa bàn nơi trường đóng thì chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh sẽ đạt hiệu quả cao hơn.
    - Nếu giáo viên chủ nhiệm lớp biết cách phối kết hợp với nhà trường, gia đình và chính quyền địa phương trong việc giáo dục đạo đức thì các em sẽ chăm ngoan học giỏi hơn.
    - Nếu học sinh nhận thức rõ được vấn đề thì việc giáo dục đạo đức sẽ đạt chất lượng cao hơn.
    - Nếu gia đình - cha mẹ học sinh nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức và giúp các em vận dụng những kiến thức về các chuẩn mực, hành vi đạo đức đã học vào cuộc sống thực tế thì nhất định sẽ thúc đẩy được quá trình giáo dục toàn diện cho học sinh.
    V. Phạm vi của nghiên cứu.
    Học sinh tiểu học và các hoạt động giáo dục đạo đức của nhà trường tiểu học Lê Văn Tám, việc tham gia công tác giáo dục của chính quyền địa phương và gia đình học sinh trên địa bàn xã Đắk Dục – Huyện Ngọc Hồi- Kon Tum.
    VI.Các phương pháp nghiên cứu.
    *Phương pháp 1: Đọc tài liệu để xậy dựng cơ sở lý luận cho đề tài.
    *phương pháp 2: Quan sát, trò chuyện - đàm thoại.
    *phương pháp 3: Điều tra
    Chúng tôi sử dụng phiếu điều tra( An ket) với hệ thống câu hỏi tự xây dựng nhằm khảo sát thực trạng, tìm ra những nguyên nhân dẫn đến tình trạng hiện nay. Từ hệ thống câu hỏi điều tra để tìm ra kết qủa và đề ra biện pháp khắc phục một cách thống nhất.
    *phương pháp 4: Thống kê toán học để xử lý các số liệu đã thu được. Chúng tôi sử dụng công thức tính tần suất: Wi = fi/n để tính phần trăm.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...