Luận Văn Một số biện phápMaketing nhằm tăng sản lượng xếp dỡ của XNXD Hoàng Diệu

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    
    PHẦN 1
    CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING TRONG
    HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
    1. Khái niệm Marketing
    Có nhiều định nghĩa về marketing, tuỳ theo từng quan điểm, góc độ nhìn nhận
    mà giữa các định nghĩa có sự khác nhau nhưng bản chất của chúng thì không thay
    đổi, tựu chung lại ta có 3 khái niệm cần qua n tâm sau:
    * Khái niệm của Viện nghiên cứu Marketing Anh
    “Markeing là chức năng quản lý Xí nghiệp về mặt tổ chức và quản lý toàn
    bộ các hoạt động kinh doanh từ việc phát hiện và biến sức mua của người tiêu
    dùng thành nhu cầu thực sự của một mặt hàng cụ thể, đến việc đưa hàng hoá đến
    người tiêu dùng cuối cùng đảm bảo cho Xí nghiệp thu hút được lợi nhuận dự kiến”.
    * Khái niệm của hiệp hội Marketing Mỹ
    “Marketing là quá trình lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch đó, định giá,
    khuyến mãi và phân phối sản phẩm, dịch vụ và ý tưởng để tạo ra sự trao đổi nhằm
    thoả mãn các mục tiêu của cá nhân và tổ chức”. (Quản trị Marketing - Philip
    Kotler-NXB Thống kê- 1997, Trang 20)
    * Khái niệm marketing của Philip Kotler
    “Marketing là hoạt động của con người hướng tới thoả mãn nhu cầu và ước
    muốn của khách hàng thông qua qúa trình trao đổi”. (Philip Kotler- Marketing căn
    bản- NXB Thống kê-1992- Trang 9)
    Vai trò của Marketing trong hoạt động kinh doanh của DN
    Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh không thể tách khỏi thị trường, họ cũng
    không hoạt động một cách đơn lẻ mà diễn ra trong quan hệ với thị trường, với môi
    trường bên ngoài của Xí nghiệp. Do vậy bên cạnh các chức năng như: tài chính,
    sản xuất, quản trị nhân sự thì chức năng quan trọng và không thể thiếu được để
    đảm bảo cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển đó là chức năng quản trị Marketing
    - chức năng kết nối hoạt động của doanh nghiệp với thị trường, với khách hàng,
    với môi trường bên ngoài để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
    Nguyễn Thu Hiền - QT1002N 1




    Một số biện phápMaketing nhằm tăng sản lượng xếp dỡ của XNXD Hoàng Diệu
    hướng theo thị trường, lấy thị trường - nhu cầu của khách hàng làm cơ sở cho mọi
    quyết định kinh doanh.
    Hoạt động marketing trong doanh nghiệp đóng vai trò quyết định đến vị trí
    của doanh nghiệp trên thị trường. Bắt đầu từ việc nghiên cứu thị trường, lập danh
    mục hàng hoá đến việc thực hiện sản xuất, phân phối và khi hàng hoá được bán
    hoạt động marketing vẫn được tiếp tục, cho nên chức năng quản trị marketing có
    liên quan chặt chẽ đễn các lĩnh vực quản trị khác trong doanh nghiệp và nó có vai
    trò định hướng, kết hợp các chức năng khác để không chỉ nhằm lôi kéo khách hàng
    mà còn tìm ra các công cụ có hiệu quả thoả mãn nhu cầu khách hàng từ đó đem lại
    lợi nhuận cho Xí nghiệp.
    Nói chung, chức năng của hoạt động marketing trong doanh nghiệp luôn
    luôn chỉ cho doanh nghiệp biết rõ những nội dung cơ bản sau đây:
    - Khách hàng của doanh nghiệp là ai? Họ mua hàng ở đâu? Họ mua bao
    nhiêu? Họ mua như thế nào? Vì sao họ mua?
    - Họ cần loại hàng hoá nào? Loại hàng hoá đó có những đặc tính gì? Vì sao
    họ cần đặc tính đó mà không phải đặc tính khác? Những đặc tính hiện thời của
    hàng hoá còn phù hợp với hàng hoá đó nữa không?
    - Hàng hoá của doanh nghiệp có những ưu điểm và hạn chế gì? Có cần phải
    thay đổi không? Cần thay đổi đặc tính nào? Nếu không thay đổi thì sao? Nếu thay
    đổi thì gặp điều gì?
    - Giá cả hàng hoá của doanh nghiệp nên quy định như thế nào, bao nhiêu?
    Tại sao lại định mức giá như vậy mà không phải mức giá khác? Mức giá trước đây
    còn thích hợp không? Nên tăng hay giảm? Khi nào tăng, giảm? Tăng, giảm bao
    nhiêu, khi nào thì thích hợp? Thay đổi với khách hàng nào, hàng hoá nào?
    - Doanh nghiệp nên tự tổ chức lực lượng bán hàng hay dựa vào tổ chức
    trung gian khác? Khi nào đưa hàng hoá ra thị trường? Đưa khối lượng là bao
    nhiêu?
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...