Thạc Sĩ Một số biện pháp xúc tiến xuất khẩu hàng hoá của việt nam sang thị trường nhật bản

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Củ Đậu Đậu, 18/4/14.

  1. Củ Đậu Đậu

    Bài viết:
    991
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với Nhật Bản từ năm
    1973. Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản duy trì được đà phát triển thuận lợi trên mọi
    lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, quốc phòng, v.v theo tinh thần thoả thuận
    của lãnh đạo cấp cao về việc xây dựng quan hệ đối tác tin cậy ổn định lâu dài. Qua
    chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào trung tuần tháng
    10/2006, Việt Nam và Nhật Bản đã quyết tâm đưa quan hệ lên tầm cao mới, “quan
    hệ chiến lược” [18] vì hoà bình và phát triển, đặc biệt là Việt Nam và Nhật Bản đã
    bắt đầu đàm phán xây dựng Đối tác liên kết kinh tế EPA vào tháng 1/2007. Chuyến
    thăm Việt Nam của Thủ tướng Abe nhân dịp tham dự Hội nghị cấp cao APEC vào
    tháng 11/2006 đã tiếp tục khẳng định quan hệ đối tác chiến lược Việt - Nhật.
    Quan hệ kinh tế - thương mại Việt Nam - Nhật Bản phát triển nhanh chóng
    và đã gặt hái được những thành quả nhất định, góp phần không nhỏ trong phát triển
    kinh tế của Việt Nam. Nhật Bản không chỉ là nhà tài trợ ODA lớn nhất, mà còn là
    bạn hàng thương mại và là nhà đầu tư lớn vào Việt Nam. Nhật Bản không chỉ là thị
    trường nhập khẩu quan trọng, là nơi cung cấp công nghệ nguồn cho sự nghiệp công
    nghiệp hoá (CNH), hiện đại hoá (HĐH) đất nước mà còn là một trong những thị
    trường xuất khẩu lớn của Việt Nam trong nhiều năm. Nhật Bản là thị trường tiêu
    dùng và nhập khẩu lớn trên thế giới, đặc biệt đối với hàng nông, thuỷ sản - nhóm
    hàng xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam. Hàng năm, Nhật Bản nhập khẩu khối
    lượng hàng hoá trị giá khoảng 360 tỷ USD, trong đó nhập từ Việt Nam khoảng 4,7
    tỷ USD, chiếm khoảng 9,5% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của ta [11]. Hơn
    nữa, hai nước lại gần gũi về mặt địa lý và có nhiều nét tương đồng về văn hoá, điều
    này càng tạo nhiều thuận lợi cho Việt Nam có thể tăng cường xuất khẩu sang Nhật
    Bản, đáp ứng nhu cầu ngoại tệ mạnh để nhập khẩu công nghệ nguồn và thu hút đầu
    tư trực tiếp từ Nhật Bản. Thị trường Nhật Bản trong thời gian tới vẫn là một trong
    ba thị trường lớn nhất thế giới, đặc biệt là đối với những mặt hàng xuất khẩu chủ
    lực của Việt Nam như nông sản, thuỷ sản, hàng thủ công mỹ nghệ,v.v .
    - 2 -Những năm cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, Nhật Bản đã là thị trường xuất
    khẩu lớn nhất của Việt Nam, tuy nhiên vài năm gần đây vị trí này đã phải nhường
    cho Hoa Kỳ. Sự suy giảm do nhiều nguyên nhân, song một nguyên nhân quan
    trọng phải kể đến là Việt Nam chưa có biện pháp xúc tiến xuất khẩu thích hợp
    vào thị trường Nhật Bản. Thị trường Nhật Bản tuy không còn giữ vị trí số 1
    trong xuất khẩu của Việt Nam, nhưng vẫn là thị trường xuất khẩu quan trọng,
    nhập khẩu rất nhiều mặt hàng của ta. Để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường
    này, ngoài việc nâng cao chất lượng, đa dạng hoá sản phẩm, cải tiến mẫu
    mã,v.v chúng ta cần phải đẩy mạnh hoạt động xúc tiến xuất khẩu. Nghiên cứu
    sâu về các biện pháp xúc tiến xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường
    Nhật Bản là rất cần thiết trong bối cảnh nước ta đang thực hiện CNH, HĐH
    hướng về xuất khẩu. Vì lý do đó, tác giả chọn đề tài “Một số biện pháp xúc tiến
    xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản” làm đề tài luận
    văn thạc sỹ quản trị kinh doanh.
    2. Tình hình nghiên cứu
    Ở Việt Nam, những năm gần đây đã có một số công trình nghiên cứu về
    quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản như: Luận văn thạc sỹ kinh tế “Quan
    hệ kinh tế - thương mại Việt Nam-Nhật Bản và triển vọng phát triển” của Nguyễn
    Hồng Mai, Trường Đại Học Ngoại Thương, Hà Nội-1999; Luận văn thạc sỹ kinh
    tế “Xúc tiến xuất khẩu mặt hàng thuỷ sản Việt Nam vào thị trường Nhật Bản”
    của Cao Ngô Hồng Anh, Trường Đại học Ngoại Thương, Hà Nội-2005; Đề tài
    nghiên cứu khoa học cấp bộ, Bộ Giáo dục và đào tạo: “Các giải pháp chủ yếu đẩy
    mạnh hoạt động xúc tiến xuất khẩu của Việt Nam khi Việt Nam là thành viên của
    WTO” TS. Phạm Thu Hương - Trường Đại học Ngoại thương làm chủ nhiệm, Hà
    Nội-2005; v.v . Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập một cách
    toàn diện tới hoạt động xúc tiến xuất khẩu hàng hoá nói chung sang thị trường
    Nhật Bản. Như vậy, cho đến nay đề tài “Một số biện pháp xúc tiến xuất khẩu
    hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản” vẫn là đề tài đầu tiên nghiên
    - 3 -cứu một cách đầy đủ về các biện pháp hỗ trợ và xúc tiến xuất khẩu hàng hoá của
    Việt Nam vào thị trường Nhật Bản.
    MỤC LỤC

    MỞ ĐẦU 1
    Chương 1: TỔNG QUAN VỀ XÚC TIẾN XUẤT KHẨU 4
    1.1.Khái niệm hoạt động xúc tiến xuất khẩu 4
    1.1.1. Khái niệm về xúc tiến xuất khẩu 4
    1.1.2. Phân loại hoạt động xúc tiến xuất khẩu 7
    1.2.Vị trí và vai trò của hoạt động xúc tiến xuất khẩu 11
    1.2.1 Vị trí của hoạt động xúc tiến xuất khẩu 11
    1.2.2 Vai trò của hoạt động xúc tiến xuất khẩu 13
    1.3. Nội dung của xúc tiến xuất khẩu 15
    1.3.1 Hoạt động xúc tiến xuất khẩu ở cấp quốc gia 15
    1.3.2 Hoạt động xúc tiến xuất khẩu ở cấp doanh nghiệp 19
    Chương 2: THỰC TRẠNG XÚC TIẾN XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA
    VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN 34
    2.1 Vài nét về thị trường Nhật Bản 34
    2.1.1 Đặc điểm của thị trường Nhật Bản 34
    2.1.2 Các quy định của Nhật Bản đối với hàng nhập khẩu 38
    2.2 Thực trạng hoạt động xúc tiến xuất khẩu của Việt Nam
    sang thị trường Nhật Bản44
    2.2.1 Thực trạng hoạt động xúc tiến xuất khẩu hàng hoá ở cấp quốc gia 44
    2.2.2 Thực trạng hoạt động xúc tiến xuất khẩu
    của các tổ chức chuyên trách 53
    2.2.3 Thực trạng hoạt động xúc tiến xuất khẩu hàng hoá
    của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường Nhật Bản56
    2.3 Đánh giá chung về hoạt động xúc tiến xuất khẩusang thị trường Nhật Bản 61
    2.3.1. Ưu điểm 61
    2.3.2. Tồn tại và nguyên nhân của tồn tại 63
    Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP XÚC TIẾN XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ
    CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN 68
    3.1 Kinh nghiệm xúc tiến xuất khẩu của một số nước trên thế giới và bài học cho Việt Nam68
    3.1.1 Kinh nghiệm xúc tiến xuất khẩu của một số nước trên thế giới 68
    3.1.2 Những bài học kinh nghiệm về xúc tiến xuất khẩucó thể vận dụng ở Việt Nam72
    3.2 Các giải pháp xúc tiến xuất khẩu hàng hoá của Việt Namsang thị trường Nhật Bản75
    3.2.1 Các giải pháp về phía chính phủ, các bộ ngành 75
    3.2.2 Các giải pháp về phía doanh nghiệp 86
    KẾT LUẬN 98
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...