Luận Văn Một số biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường THCS tại tỉnh Lạng Sơn

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chuyên mục: Quản lý giáo dục
    Trường: Cao đẳng Công nghệ Đà Nẵng
    Loại: Đề tài tốt nghiệp
    File: doc


    Trình độ: Thạc sĩ
    Số trang: 76


    Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Có cán bộ tốt việc gì cũng xong” “Muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém”.
    Trong sự nghiệp cách mạng, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn luôn quan tâm đến sự nghiệp giáo dục - đào tạo, thực sự coi giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của toàn Đảng và toàn dân ta. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã nhấn mạnh: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”.
    Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 28 tháng 12 năm 2001, mục tiêu Chiến lược phát triển giáo dục đã được nêu rõ: tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục theo hướng tiếp cận với trình độ tiên tiến cuả thế giới, phù hợp với thực tiễn Việt Nam .; đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, chương trình giáo dục các cấp học và trình độ đào tạo . để đạt được mục tiêu trên, vấn đề nâng cao chất lượng và phát triển đội ngũ nhà giáo, đặc biệt là xây dựng đội ngũ CBQLGD là hết sức quan trọng, có ý nghĩa chiến lược lớn vì đây là lực lượng đóng vai trò quyết định trong việc bảo đảm cho sự phát triển của nền GD quốc dân.
    Chính phủ đã có Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg ngày 11/01/2005 về việc phê duyệt đề án: “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005-2010”. Trong Đề án có nêu lên mục tiêu tổng quát “Xây dựng nhà giáo và cán bộ QLGD theo hướng chuẩn hoá, nâng cao chất lượng, đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn ”{35}. Trong đó có đội ngũ CBQLGD trường THCS, đặc biệt là các hiệu trưởng trong giai đoạn mới cần phải đáp ứng yêu cầu của ngành học và yêu cầu của toàn xã hội.
    Theo đánh giá tại Báo cáo của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá XIII trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, “Sự nghiệp GD & ĐT có bước phát triển mới, mở rộng về qui mô và từng bước nâng cao chất lượng . Chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD từng bước được nâng lên, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn về trình độ đào tạo ngày càng cao. Cơ sở vật chất trường, lớp được tăng cường đầu tư đáp ứng ngày càng tốt hơn cho việc dạy và học” {2,5}. Nghị Quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV chỉ rõ: Ngành GD tỉnh Lạng Sơn cần: “Tiếp tục nâng cao chất lượng GD, ĐT, phát triển nguồn lực có chất lượng ., phấn đấu hoàn thành phổ cập THCS vào năm 2007; thực hiện phổ cập trung học phổ thông ở khu vực thành phố, thị trấn. Phấn đấu đến năm 2010 có 82 trường học đạt chuẩn quốc gia. Tiếp tục nâng cao chất lượng, thực hiện chuẩn hoá đội ngũ GV và CBQL trong các cơ sở GD, ĐT. Tăng cường kỷ cương nề nếp, làm chuyển biến mạnh mẽ công tác QLGD .” {2,19}.
    Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh vừa là mục tiêu và vừa là động lực để toàn ngành GD của tỉnh phấn đấu thực hiện nhằm phát huy những thành tựu đã có, khắc phục những mặt còn hạn chế để nhanh chóng đạt tới các mục tiêu GD, đáp ứng những yêu cầu của tỉnh. Những điều này đòi hỏi đội ngũ CBQL nói chung và hiệu trưởng trường THCS nói riêng cần được xây dựng và nâng cao chất lượng, trang bị những tri thức và khả năng cần thiết nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ đặt ra.
    Mặc dù vấn đề này đã được nhiều tác giả nghiên cứu từ các góc độ khác nhau và ở những địa phương khác nhau, song ở Lạng Sơn chưa có công trình nào nghiên cứu vấn đề này. Đồng thời để phục vụ cho công tác giảng dạy ngày một tốt hơn, cùng với sự mong muốn nâng cao chất lượng đội ngũ hiệu trưởng các trường THCS ở địa phương và góp phần nâng cao chất lượng GD của tỉnh Lạng Sơn, tác giả chọn vấn đề “Một số biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường THCS tại tỉnh Lạng Sơn”, để làm đề tài nghiên cứu.
    Kết cấu đề tài là:
    Chương 1:Cơ sở lý luận về xây dựng và phát triển
    Chương 2.Thực trạng công tác xây dựng và phát triển
    Chương 3:Một số biện pháp xây dựng và phát triển
     
Đang tải...