Báo Cáo Một số biện pháp xây dựng trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia( Sáng kiến kinh nghiệm dạy học)

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Một số biện pháp xây dựng trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia( Sáng kiến kinh nghiệm dạy học)


    PHỤ LỤC

    TT NỘI DUNG TRANG GHI CHÚ
    1 Phụ lục
    2 Sơ yếu lý lịch
    3 Lý do chọn đề tài
    4 Nội dung biện pháp giải quyết vấn đề
    5 Kết luận
    6 Bài học kinh nghiệm
    7 Những ý kiến đề xuất
    8 Các từ viết tắt:
    CBGV NV: Cán bộ giáo viên nhân viên.
    XHHGD: Xã hội hoá giáo dục.
    HS: Học sinh.
    SKKN: Sáng kiến kinh nghiệm.
    CMHS: Cha mẹ học sinh.
    CBQL: Cán bộ quản lý.
    CBCNV: Cán bộ công nhân viên.





    I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

    1/ Cơ sở lý luận:
    Nhận thức về tầm quan trọng của nền giáo dục nói chung và cấp tiểu học nói riêng:
    - Như chúng ta đã biết Đảng và nhà nước ta rất quan tâm đến việc Phát triển nền gíao dục. Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương (khoá VIII), đã định hướng chiến lược Phát triển Giáo Dục- Đào Tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Muốn tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá thắng lợi, Phát triển toàn điện trong quá trình hội nhập nền kinh tế của thế giới WTO phải Phát triển mạnh Giáo dục- Đào Tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự Phát triển mạnh và bền vững.
    Trong nghị quyết của Ban Chấp Hành Trung Ương II khoá VIII đã chỉ rõ: “ Giáo dục là quốc sách hàng đầu .”. Đúng vậy đất nước muốn Phát triển thì phải có con người có đủ đức, đủ tài để sẵn sàng đáp ứng mọi việc. Nơi đào tạo con người “Nhân tài” chính là các trường học không ai giám phủ nhận điều đó. Như vậy cấp tiểu học lại càng quan trọng hơn vì nó là cấp học nền tảng làm cơ sơ sở cho các cấp học trên. Là cấp học không thể thiếu được. Cấp tiểu học có môi trường thuận lợi thì chất lượng càng cao. Có thể so sánh rằng khi ta Xây dựng một toà nhà cao tầng thì yêu cầu cốt móng phải vững chắc, đúng như vậy.
    Mà điều kiện thuận lợi nhất cho cấp tiểu học nâng cao chất lượng toàn diện đó là trường phải đạt các tiêu chí của trường TH Chuẩn Quốc Gia.
    Với tinh thần cơ bản đó, trong hoạt động Giáo dục- Đào Tạo, đội ngũ CBQL, giáo viên, CSVC- trang thiết bị, công tác XHH giáo dục là nhân tố quan trọng, quyết định chất lượng Giáo Dục- Đào Tạo.
    Những năm qua, tình hình đội ngũ CBQL, giáo viên trong đơn vị chưa đồng bộ về cơ cấu, thiếu kinh nghiệm trong công tác quản lí, yếu về chuyên môn chưa chuẩn về đào tạo. (Chưa kể đến thực trạng thiếu giáo viên trầm trọng trong những năm trước đây). Có thể nêu một số ví dụ: Giáo viên đào tạo cấp tốc 12+1; 9+3; 9+1; 12+ 3 tháng chiếm tỉ lệ lớn, chất lượng đào tạo các hệ cũng không đồng đều, chưa mang tính thống nhất chung, dẫn đến phân hoá về tay nghề, năng lực giảng dạy của từng giáo viên. Về CSVC thiếu, tạm bợ một số phòng học còn phải mượn hội trường các đội sản xuất, chưa nói đến bàn ghế của GV và HS lại càng thiếu trầm trọng hơn.


    Từ thực trạng đội ngũ, CSVC đã nêu trên, nhằm tạo ra sự đồng đều, đồng bộ để nâng cao chất lượng dạy học, cần có một kế hoạch tổng thể, chi tiết (Đề ra những giải pháp để hoàn thiện dần 5 tiêu chí của trường TH đạt Chuẩn Quốc Gia). Nhà trường xem đây là bước đột phá, một nhiệm vụ trọng tâm trong suốt quá trình quản lý, chỉ đạo mọi hoạt động của đơn vị.
    Từ chổ đội ngũ giáo viên có độ chín trong nghiệp vụ sư phạm, đầy đủ về CSVC không những giúp cho chất lượng học tập của học sinh ngày càng nâng cao, mà còn có tác dụng ảnh hưởng tốt trong tập thể, cộng đồng. Uy tín của người thầy, niềm tin của CMHS, nhân dân sẽ là động lực, sự cổ vũ mạnh mẽ, tạo đà cho quá trình Phát triển mạnh, toàn diện và vững chắc. Từ đó giải quyết được rất nhiều công việc chung, kể cả nhiệm vụ then chốt XHHGD. Ta khảng định chắc chắn là chất lượng dạy học, giáo dục toàn diện không cao khi chất lượng đội ngũ nhà giáo còn non, thiếu, CSVC không đầy đủ, các điều kiện hỗ trợ không có nếu đạt thì chất lượng giáo dục toàn diện thấp
     
Đang tải...