Tiểu Luận Một số biện pháp xây dựng tổ khối chuyên môn vững mạnh ở trường tiểu học Tràm Chim 3, huyện Tam Nông

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. PHẦN MỞ ĐẦU

    I. Lý do chọn đề tài
    Năm học 2011 – 2012 là năm học đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, giáo dục tiểu học. Tập trung chỉ đạo việc quản lí, tổ chức dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng; điều chỉnh nội dung dạy học và đánh giá, xếp loại phù hợp đặc điểm tâm lí, sinh lí học sinh tiểu học; tăng cường giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống; đổi mới phương pháp dạy học. Đổi mới mạnh mẽ công tác quản lí chỉ đạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục; đề cao trách nhiệm, khuyến khích sự sáng tạo của giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục.
    Để chất lượng giáo dục thật sự đạt như mong muốn thì đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực không ngừng. Với một nhà quản lý, việc đầu tiên để nâng cao chất lượng giáo dục là xây dựng đội ngũ. Đội ngũ có vững vàng trong chuyên môn, bản lĩnh trong ứng xử các tình huống sư phạm và có nhận thức đúng đắn về công việc của mình thì chất lượng giáo dục mới thật sự được cải thiện và nâng cao.
    Hoạt động chuyên môn là hoạt động trọng tâm, hoạt động chủ yếu trong nhà trường Tiểu học. Trong hoạt động dạy và học, vai trò của người thầy rất quan trọng. Người thầy đóng vai trò chủ đạo, tổ chức các hoạt động nhằm tích cực hóa các hoạt động của học sinh. Muốn trò học tốt trước tiên phải có thầy dạy tốt. Chính vì thế đòi hỏi người thầy phải thường xuyên trau dồi kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ, học hỏi kinh nghiệm là việc làm cần thiết. Để đáp ứng yêu cầu trên, cần phải có một tổ chức đó chính là tổ chuyên môn. Tổ chuyên môn là nơi trực tiếp triển khai và thực hiện các hoạt động dạy và học trong nhà trường, là nơi tốt nhất để người thầy rèn luyện phẩm chất, nâng cao tay nghề, đồng thời tổ chuyên môn cũng chính là nơi quản lý theo dõi sát nhất chất lượng học tập của học sinh. Chính vì thế mà tôi luôn xác định muốn chất lượng giáo dục của nhà trường đi lên thì nhất định phải bắt đầu từ tổ chuyên môn, nơi tổ chức các hoạt động chuyên môn của người thầy một cách toàn diện nhất. Thực tế trong công tác quản lý, tôi nhận thấy đội ngũ giáo viên trong nhà trường luôn có tinh thần học hỏi, trách nhiệm với công tác chuyên môn, tích cực năng nổ, nhiệt tình tham gia vào các hoạt động học tập bồi dưỡng nâng cao chuyên môn để thực hiện tốt công tác dạy và học. Đồng thời, cán bộ quản lý cũng nhận thức rõ vấn đề này nên đã có nhiều biện pháp chỉ đạo tốt công tác nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo. Tuy nhiên, vẫn còn một ít giáo viên chưa nhận thức đúng về tầm quan trọng của hoạt động tổ khối chuyên môn trong nhà trường nên tham gia sinh hoạt tổ đôi khi chưa đầy đủ, chưa tích cực tham gia đóng góp ý kiến trao đổi về chuyên môn, góp ý tiết dạy, rút kinh nghiệm qua dự giờ, . còn hạn chế. Các thành viên trong tổ khối thường không cố định mà thay đổi hàng năm nên chuyên môn của giáo viên cũng có phần hạn chế do: một số giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm giảng dạy ở khối lớp đó; một số giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp còn lúng túng, hiệu quả chưa cao; một số giáo viên thiếu tự tin vào năng lực chuyên môn của mình nên chưa mạnh dạn trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp khi tham gia họp tổ, chỉ lắng nghe thụ động chứ không tham gia thảo luận. Trong những năm qua, có nhiều văn bản hướng dẫn về công tác chuyên môn, hướng dẫn về tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn của Phòng giáo dục, Sở giáo dục nhưng trong quá trình tổ chức thực hiện vẫn còn nhiều lúng túng, chưa mạnh dạn trong việc điều hành quản lý mọi hoạt động của tổ. Qua thực tế vận dụng ở trường, vẫn còn không ít tổ trưởng chuyên môn chưa hiểu hết chức năng, nhiệm vụ của mình do chưa qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, chưa có kinh nghiệm điều hành hoạt động tổ, chưa chủ động, mạnh dạn đề ra công việc cụ thể để có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trong tổ phù hợp và sát với tình hình thực tế ở tổ mình.
    Nhận thức sâu sắc được mối liên quan chặt chẽ của hoạt động tổ chuyên môn với việc nâng cao tay nghề của giáo viên, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực sư phạm cho người giáo viên nói chung và giáo viên cấp Tiểu học nói riêng, để góp phần tháo gỡ những khó khăn trong quá trình giảng dạy, và thực hiện nhiệm vụ năm học, nâng cao chất lượng dạy và học trong trường. Chính vì thế tôi đã mạnh dạn lựa chọn vấn đề: “ Một số biện pháp xây dựng tổ khối chuyên môn vững mạnh ở trường tiểu học Tràm Chim 3, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp” làm đề tài nghiên cứu.
    II. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
    Vì thời gian có hạn, nên đề tài này tôi chỉ tiến hành nghiên cứu trong năm học 2011- 2012 tại Trường Tiểu học Tràm Chim 3 huyện Tam Nông tỉnh Đồng Tháp nơi tôi đang công tác.
    III. Mục đích nghiên cứu
    Đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn trong trường tiểu học nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo của học sinh.
    IV. Nhiệm vụ nghiên cứu
    Xác định cơ sở lý luận của việc quản lý hoạt động sinh hoạt tổ chuyên môn ở trường Tiểu học Tràm Chim 3.
    Phân tích thực trạng của việc quản lý tổ chuyên môn trong trường tiểu học.
    Đề xuất biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn trường Tiểu học Tràm Chim 3.
    V. Phương pháp nghiên cứu:
    1. Phương pháp nghiên cứu lý luận:
    Nghiên cứu vận dụng các văn bản.
    2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
    Kết hợp các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
    a. Phương pháp quan sát:
    b. Phương pháp toạ đàm trao đổi:
    c. Phương pháp phỏng vấn.
    VI. Kế hoạch thực hiện: Thực hiện từ tháng 08/2011 đến tháng 04/2011
    - Tháng 10/2011 đăng kí tên đề tài
    - Tháng 11/2011 thảo luận với các tổ chuyên môn viết đề cương
    - Tháng 11/ 2011 đến tháng 02/2012 thực hiện đề tài.
    - Tháng 03/2012 hoàn thành đề tài
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...