Tiểu Luận Một số biện pháp xây dựng cơ sở vật chất trường THCS Thanh Sơn

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
    Đảng ta luôn coi trong sự nghiệp Giáo dục – Đào tạo, Nghị quyết IV Ban chấp hành TW khóa II khẳng định: “Giáo dục – Đào tạo là quốc sách hàng đầu”, Nghị quyết TWII khóa III có nghị quyết chuyên đề về giáo dục – Đào tạo nhằm nâng cao, tạo bước chuyển biến mạnh về chất lượng, đáp ứng sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.
    Việc đổi mới mục tiêu nội dung, phương pháp, chương trình giáo dục, sách giáo khoa tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục nhằm tạo ra một lớp người phát triển toàn diện đáp ứng với sự phát triển của đất nước, phù hợp với xu thể phát triển chung của toàn cầu. Muốn vậy nhà trường phải đáp ứng yêu cầu cần thiết cho việc dạy và học đó là các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ cho việc đổi mới nội dung, phương pháp, chương trình, sách giáo khoa.
    Trên thực tế hiện nay ở các trường THCS, để phục vụ cho việc đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp nhà nước đã đầu tư kinh phí rất nhiều để mua sắm trang thiết bị, xây dựng phòng học cho các trường Nhiều trường cũng đã sửa sang, bảo quản và xây dựng thêm cơ sở vật chất. Song ở nhiều trường vấn đề xây dựng cơ sở vật chất còn nhiều nan giải; cơ sở vật chất không đảm bảo ảnh hướng rất lớn đến quá trình dạy của giáo viên và quá trình học của học sinh, ảnh hướng đến chất lượng chung. Đây là vấn đề nhức nhối làm các cấp quản lý phải suy nghĩ.
    Trường THCS Thanh Sơn thuộc xã Thanh Sơn, là xã nghèo theo Nghị Quyết 30a của chính phủ, cơ sở vật chất nhà trường nghèo nàn, vừa thiếu, vừa xuống cấp. UBND xã, hội cha mẹ học sinh và nhà trường cũng có nhiều cố gắng trong việc huy động sức đóng góp của nhân dân để tu bổ, sửa sang các phòng học, mua sắm thêm tài sản đáp ứng một phần nào sự đổi mới của giáo dục. Với một xã đông dân, thuần nông, ngoài thu nhập từ đồng ruộng người dân không có nguồn thu nhập nào khác, đời sống gặp nhiều khó khăn làm sao có thể yên tâm đóng góp đầu tư cho con cái học hành? Làm thế nào để xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường, từng bước tháo gỡ khó khăn để nâng cao chất lượng dạy và học? Đây là nỗi trăn trở cũng là tâm huyết của tôi sau nhiều lần suy nghĩ, tôi đi đến quyết định chọn tìm con đường để giải quyết được những khó khăn về cơ sở vật chất trước mắt mà nhà trường cần giải quyết. Đây cũng chính là lí do tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp xây dựng cơ sở vật chất trường THCS Thanh Sơn” để làm đề tài nghiên cứu.





    II. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TRƯỜNG THCS THANH SƠN.
    1. Thuận lợi.
    - Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, đặc biệt là sự quan tâm giúp đỡ của UBND huyện, phòng GDĐT huyện Định Quán, của Đảng ủy, UBND xã Thanh Sơn và hội cha mẹ học sinh trong mọi lĩnh vực.
    - Tập thể CB, GV, CNV đoàn kết gắn bó, tư tưởng vững vàng có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình trong công tác, luôn hoàn thành nhiệm được giao. Học sinh ngoan lễ phép, có tinh thần học tập.
    - Mạng lưới trường lớp được bố trí hợp lý, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, ổ định.
    2. Khó khăn.
    Trường THCS Thanh Sơn là một trường thuộc xã vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn, địa bàn rộng, đường sá đi lại khó khăn, đại bộ phận con em lao động nghèo, dân cư sống không ổn định nên ảnh hưởng đến việc học tập của học sinh.
    Đội ngũ giáo viên đa phần còn trẻ nên chưa có nhiều kinh nghiệm giảng dạy. CSVC phục vụ cho dạy – học 2 buổi/ngày còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh và giảng dạy của giáo viên.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...