Luận Văn Một số biện pháp vượt rào để thúc đầy xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường EU

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    Trong thương mại tồn tại hai loại hàng rào chính, đó là hàng rào thuế quan và hàng rào phi thuế quan. Hiện nay, việc giảm dần cả 2 loại hàng rào này là mục tiêu để có được một nền thương mại thế giới ngày càng tự do hơn, người tiêu dùng các nước được hưởng lợi nhiều hơn.
    Hàng rào kỹ thuật là một trong những hàng rào phi thuế quan. Hàng rào này được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, song nó đều liên quan đến vấn đề tiêu chuẩn chất lượng của hàng hóa, công nghệ, quá trình sản xuất cũng như việc bao gói, ghi nhãn, vận chuyển, bảo quản, các quá trình khác như thử nghiệm, kiểm tra, giám định, quản lí chất lượng đối với hàng hóa.
    Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, tiến trình tự do hóa thương mại đang được tăng tốc bởi các hàng rào phi thuế quan như quota sẽ được bãi bỏ và các hàng rào thuế quan cũng sẽ được cắt giảm. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là các nhà xuất khẩu Việt Nam có thể dễ dàng tiếp cận thị trường EU, đặc biệt là đối với mặt hàng nông sản.
    Việc tiếp cận thị trường EU trở nên khó khăn hơn nhiều do việc gia tăng những quy định và các yêu cầu thị trường trong các khía cạnh về an toàn, sức khỏe, chất lượng, các vấn đề môi trường và xã hội. Trước đây, các hàng rào thuế quan và phi thuế quan nhìn chung nhằm bảo vệ các nhà sản xuất của Châu Âu. Nhưng ngày nay, việc bảo vệ môi trường và bảo vệ cho người tiêu dung đang dần thay thế cho việc bảo vệ nhà sản xuất và người lao động.
    Do đó, nghiên cứu các rào cản kỹ thuật của EU nói chung và các rào cản kỹ thuật đối với nhập khẩu nông sản Việt Nam vào EU nói riêng là việc làm cần thiết, nhằm giúp các doanh nghiệp Việt Nam định hướng các giải pháp vượt các rào cản đó để chiếm lĩnh thị trường EU – một trong những thị trường tiềm năng nhất thế giới.
    Bài viết này nhằm mục đích phân tích các đặc trưng của thị trường EU về lĩnh vực nông sản; các rào cản kỹ thuật mà EU đã áp dụng cho mặt hàng nông sản nhập khẩu từ các nước, đặc biệt là các rào cản kỹ thuật đối với nông sản Việt Nam; đánh giá thực trạng xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp nông sản Việt Nam, qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả vượt rào trong thời gian tới.
    Bài viết của em được chia làm 4 phần chính:



    Phần 1: Tổng quan chung về rào cản kỹ thuật của EU với nông sản nhập khẩu và sự cần thiết phải có biện pháp vượt rào đối với doanh nghiệp nông sản Việt Nam.
    Phần 2: Tổng quan chung về thị trường EU và quan hệ thương mại Việt Nam- EU.
    Phần 3: Thực trạng xuất khẩu nông sản Việt Nam sang EU và rào cản kỹ thuật của EU với nông sản Việt Nam.
    Phần 4: Một số biện pháp vượt rào để thúc đầy xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường EU.
    MỤC LỤC
    LỜI CẢM ƠN 1
    LỜI MỞ ĐẦU 2
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ RÀO CẢN KỸ THUẬT CỦA EU VỚI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU 4
    1.1/ Các rào cản kỹ thuật của EU 4
    1.1.1/ Nhãn CE ( European Conformity) 4
    1.1.2/ HACCP (the Hazard Analysis Critcal Control Point system) 5
    1.1.3/ Tiêu chuẩn quản lý môi trường ISO 14001. 5
    1.1.4/ Tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm 7
    1.1.5/ Tiêu chuẩn về lao động. 8
    1.2/ Hiệp định rào cản kỹ thuật trong thương mại ( TBT: The WTO Agreement on Technical Barriers to Trade) 9
    1.2.1/ Mục đích ra đời của Hiệp định TBT. 11
    1.2.2/ Nội dung của Hiệp định. 11
    1.2.3/Mục đích hoạt động. 13
    1.2.4/ Các nguyên tắc cơ bản. 14
    1.3/ Sự cần thiết phải vượt qua các rào cản kĩ thuật khi tiếp cận thị trường EU đối với Việt Nam. 18
    CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG EU VÀ QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - EU 23
    2.1/ Khái quát về thị trường EU 23
    2.1.1/ Về lịch sử hình thành: 23
    2.1.1/ Về đặc điểm mô hình hợp tác kinh tế: 28
    2.1.3/ Về đặc điểm mô hình chính trị: 28
    2.2/ Những đặc điểm nổi bật của thị trường EU 29
    2.3/ Tổng quan về kinh tế - thương mại của Eu năm 2008. 33
    2.4/ Quan hệ thương mại Việt Nam – EU thời kì suy thoái kinh tế toàn cầu 36
    CHƯƠNG 3 : THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM SANG EU VÀ RÀO CẢN KĨ THUẬT CỦA EU VỚI NÔNG SẢN VIỆT NAM 41
    3.1/ Tổng quan về tình hình xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang EU 41
    3.2/ Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của VN sang thị trường EU. 47
    3.2.1/ Thành công. 47
    3.2.2/ Hạn chế. 48
    3.3/ Thực trạng rào cản kĩ thuật với hàng nông sản vào thị trường EU 50
    3.3.1/ Hệ thống cảnh báo nhanh về an toàn thực phẩm của EU 50
    3.3.2/ Luật hóa chất 54
    3.3.3/ Giấy chứng nhận EUREGAP với nông sản xuất khẩu sang EU 56
    3.3.4/ Nhãn sinh thái 57
    3.3.5/ Tiêu chuẩn quản lý môi trường châu Âu ISO 14000 và EMAS. 62
    3.4/ Những biện pháp mà Việt Nam đã áp dụng để vượt các rào cản kĩ thuật trong thương mại đối với hàng nông sản để thúc đẩy xuất khẩu nông sản của Việt Nam 71
    3.4.1/ Những biện pháp từ phía nhà nước. 72
    3.4.2/ Những biện pháp từ phía doanh nghiệp. 76
    CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP VƯỢT QUA CÁC RÀO CẢN KĨ THUẬT TRONG THƯƠNG MẠI ĐỂ THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VÀO THỊ TRƯỜNG EU 80
    4.1/ Cơ hội và thách thức đặt ra khi vượt qua các rào cản kĩ thuật của EU đối với nông sản Việt Nam 80
    4.1.1/ Cơ hội 80
    4.1.2/ Thách thức. 83
    4.2/ Giải pháp vượt qua các rào cản kĩ thuật trong thương mại để xuất khẩu nông sản vào thị trường EU 84
    4.2.1/ Các giải pháp từ phía nhà nước. 85
    4.2.2/ Giải pháp từ phía doanh nghiệp. 98
    MỤC LỤC 111
    DANH SÁCH BẢNG BIỂU 114
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...