Luận Văn Một số biện pháp và rèn luyện kỹ năng diễn đạt cho trẻ mẫu giáo 5 đến 6 tuổi qua việc đọc vầ kể lại

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN I:

    NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

    I / TÊN ĐỀ TÀI:

    Một số biện pháp và rèn luyện kỹ năng diễn đạt cho trẻ mẫu giáo 5 đến 6 tuổi qua việc đọc vầ kể lại tác phẩm văn học.

    II / LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

    “ Tiếng mẹ đẻ là cơ sở để phát triển trí tuệ là vốn quí của mọi tri thức”

    Vì vậy việc rèn luyện kỹ năng diễn đạt cho trẻ qua việc đọc và kể lại tác phẩm văn học là trang bị cho trẻ nhận thức thế giới xung quanh và mở rộng quan hệ với mọi người, mắt khác ở lớa tuổi mẫu giáo yêu cầu khả năng rèn luyện diễn đạt cho trẻ là hết sức to lớn và là một nhiệm vụ cấp thiết của gia đình và ở các lớp mẫu giáo. Việc rèn luyện diễn đạt cho trẻ qua việc đọc và kể lại tác phẩm văn học có nội dung thông báo đầy đủ rõ ràng, dễ hiểu, ngắt nghỉ giọng đúng chỗ, giọng nói có sắc thái biểu cảm đó là sự rèn luyện của con người nói chung của trẻ mẫu giáo nói riêng, giúp trẻ luyện đọc kể diễn cảm theo mẫu, cấu trúc câu, đọc kể một cách mạch lạc, đúng ngữ pháp, rõ ràng biểu cảm âm thanh ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ.

    Như chúng ta đã biết ngôn ngữ có vai trò quan trọng, là phương tiện giao tiếp truyền thụ và lĩnh hội kinh nghiệm biểu hiện nhu cầu nhậc thức làm thỏa mãn yêu cầu nguyện vọng của trẻ.

    Đối với trẻ mẫu giáo ngôn ngữ càng có vai trò quan trọng muốn diễn đạt được những suy nghĩ của mình trẻ phải dùng ngôn ngữ để trao đổi và cũng nhờ ngôn ngữ đó mà người lớn giúp trẻ có nhận thức đúng đắn, phân biệt được cái tốt, cái xấu, có tình yêu đối với con người và thiên nhiên, khơi dậy ở trẻ lòng ham muốn làm những việc tốt và những ước mơ trong sáng và mở rộng kinh nghiệm sống cho trẻ mẫu giáo.

    Với thực tế thì ngôn ngữ có tầm quan trọng rất lớn và được các trường mẫu giáo chú ý cùng với sự phát triển ngôn ngữ cho trẻ mới chỉ là ở giai đoạn dầu nên vẫn còn nhiều vấn đề cần được quan tâm vì thực tế quá trình khả năng diễn đạt của trẻ chưa chọn vẹn còn nói ngọng, nói ấp úng, nói thiếu câu, diễn đạt cộc Vì vậy em mong muốn góp phần nhỏ bé của mình váo việc rèn luyện khả năng diễn đạt cho trẻ, giúp trẻ đọc, kể đủ thành phần của câu ngày càng hoàn thiện và là một hoạt động thiết thực góp phần tích cực vào việc giáo dục toàn diện cho trẻ đặc biệt là việc giáo dục về mặt tình cảm, thẩm mỹ Giúp trẻ ngay từ nhỏ có được lời nói rõ ràng chính xác, ngôn ngữ biểu cảm làm phong phú vốn từ của trẻ, cung cấp cho trẻ những tri thức đơn giản có hệ thống về câu từ và các phương thức diễn đạt tình cảm của ngôn từ. Đây chính là lý do đã thúc đẩy em nghiên cứu vấn đề này và được dựa trên hai cơ sở sau:



    1. Cơ sở về mặt lí luận.

    Trẻ mẫu giáo có nhu cầu rất lớn về nhận thức, các em khao khát khàm phá, tìm hiểu thế giới xung quanh mình. Trong đó ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng nhất của con người, nhờ có ngôn ngữ mà con người khi giao tiếp có khả năng hiểu biết lẫn nhau, cho dù ngôn ngữ bằng lời của con người có bị hạn chế về không gian và thời gian. Cho dù ngoài ngôn ngữ ra con người có thể dùng những phương tiện giao tiếp khác nhau như: cử chỉ, điệu bộ, tín hiệu, âm thanh vv. Nhưng ở vị trí trên hết và trước hết vẫn phải là ngôn ngữ .

    Ở trẻ mẫu giáo nhu cầu giao tiếp rất lớn trong giao tiếp trẻ sử dụng ngôn ngữ của mình để trình bày ý nghĩ, biểu cảm hiểu biết của mình với mọi người xung quanh. Cho nên việc tạo ra cho trẻ được nghe hiểu và được nói là hết sức cần thiết trong giao tiếp mà hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ.

    Ngôn ngữ còn là phương tiện nhận thức thế giới xung quanh, trẻ em luôn luôn có nhu cầu muốn tìm hiểu thế giới xung quanh, mà trẻ đến được với thế giới xung quanh là nhờ có người lớn. Thông qua đó trẻ làm quen được với các sự vật hiện tượng và hiểu được các sự vật hiện tượng và hiểu được những đặc điểm, tính chất, cấu tạo, công cụ của chúng. Muốn hình thành một biểu tượng nào đó thì trẻ phải tiến hành quan sát khi trẻ tìm hiểu sự vật đó, trẻ gọi tên vật, tên các chi tiết, đặc điểm tính chất của vật được quan sát thì việc nhận thức sẽ sâu sắc hơn và nó sẽ làm nền móng của sự phát triển trí tuệ.

    Ngôn ngữ là phương tiện biểu hiện nhận thức khi trẻ nhận thức được thế giới khách quan trẻ tiến hành các hoạt động với nó và trẻ sử dụng ngôn ngữ kể lại, miêu tả lại sự vật hiện tượng để trình bày những hiểu biết của mình.

    Ngôn ngữ còn là phương tiện giáo dục đạo đức cho trẻ vì thông qua ngôn ngữ trẻ nhận thức được cái hay, cái đẹp ở thế giới xung quanh qua đó tâm hồn trẻ thơ càng thêm bay bổng, trí tưởng tượng càng thêm phong phú đồng thời cũng yêu quí cái hay, cái đẹp, trân trọng nó và có ý thức sáng tạo ra cái hay cái đẹp đó.

    Việc rèn luyện kỹ năng diễn đạt cho trẻ 5- 6 tuổi qua việc đọc và kể lại tác phẩm văn học nó có ý nghĩa thiết thực đối với đời sống của trẻ, nếu ngôn ngữ của trẻ mà phong phú thì sự thích ứng với đời sống, điều kiện sống của trẻ, trẻ sẽ dễ dàng lĩnh hội trí thức và kinh nghiệm sống nhanh chóng, trẻ dễ hóa mình với cộng đồng và xã hội. Muốn làm cho việc rèn luyện kỹ năng diễn đạt cho trẻ 5- 6 tuổi qua việc đọc và kể lại tác phẩm văn học có hiệu quả nhất thì ta phải kể , đọc cho trẻ nghe các tác phẩm văn học, cho trẻ nhập vào các vai trong câu chuyện, bài thơ trong tác phẩm đó.

    Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua việc kể, đọc lại tác phẩm văn học có tác dụng giúp cho trẻ nói đúng ngữ pháp, nói mạch lạc, câu nói của trẻ phải đầy đủ các thành phần chính như ( chủ ngữ và vị ngữ)

    và các thành phần phụ khác, thành phần trong câu nói của trẻ phải được sắp xếp theo trật tự và đúng ngữ pháp Giúp trẻ luyện được thành câu nói có vị ngữ, chủ ngữ, các thành phần trong câu nói của trẻ phải được mở rộng và phong phú dần, trẻ đã nói được nhiều loại câu có tính chất khác nhau. Những câu trẻ đặt ra đã có nội dung thông báo khá hoàn chỉnh và rõ ràng, các từ trong câu vừa có ý nghĩa, vừa gắn bó với nhau hơn. Tuy nhiên trong quá trình trẻ tự đọc, kể, tự nói chuyện, khả năng diễn đạt còn yếu, nên câu nói của trẻ còn thiếu câu, nói chưa mạch lạc, khả năng diễn đạt chưa trôi chảy.

    Vì vậy, việc rèn luyện khả năng diễn đạt cho trẻ rất có ý nghĩa nên phải đưa trẻ vào các hoạt động kể chuyện, đọc thơ, đóng kịch để trẻ có thể diễn đạt được những vai trò mà mình được tham gia trong các tác phẩm văn học, từ đó phát triển ngôn ngữ cho trẻ, có như vậy trẻ mới có đủ năng lực tham gia vào đọc, kể diễn đạt các tác phẩm văn học được.

    2 . Cơ sở về mặt thực tiễn.

    Qua việc dự giớ các tiết học ở lớp mẫu giáo 5-6 tuổi em thấy khả năng diễn đạt của trẻ vẫn còn hạn chế trong các giờ đọc, kể, khả năng diễn đạt còn ấp úng, nói ngọng, câu còn cụt, thiếu chủ ngữ và vị ngữ.

    Vì thế dựa trên khả năng diễn đạt phát triển ngôn ngữ, để chuẩn bị bước vào lớp một. Hướng trẻ nói tiếng mẹ đẻ một cách thành thạo trong sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy mà nhiệm vụ của người lớn là phải nói đúng cấu trúc câu, đúng giọng, đúng điệu và ngữ điệu phù hợp với hoàn cảnh và tình huống cụ thể, ta luôn cung cầp vốn từ cho trẻ, mở rộng nghĩa của từ mà trẻ đã biết thông qua các bài thơ, câu chuyện để trẻ rèn khả năng diễn đạt. Tất cả điều đó tạo tiền đề cho sự phát triển ngôn ngữ của trẻ.

    Chính vì thế, việc dạy trẻ nói đúng cấu trúc ngữ pháp và diễn đạt mạch lạc là để phát triển ngôn ngữ của trẻ càng được quan tâm hơn nữa để vốn từ của trẻ ngày một tăng lên nhanh chóng đạt hiệu quả cao trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ.

    Qua quá trình đi dự giờ ở một số lớp 5-6 tuổi em nhận thấy rằng ngôn ngữ của trẻ phát triển chưa đồng đều. Khi giao tiếp trẻ chưa thể hiện được đúng ngữ điệu, cử chỉ của lời nói, phát âm còn ngọng dùng từ chưa chính xác, diễn đạt chưa lô gic , diễn đạt câu từ chưa thật lưu loát.

    Những trẻ nhút nhát ít tiếp xúc với bạn ở trong lớp, ở xung quanh mình dẫn đến trẻ kém hiếu động thì vốn từ ngữ cũng bị hạn chế nghèo nàn, việc diễn đạt câu từ thể hiện ngữ điệu kém.

    Qua quá trình phát triển ngôn ngữ diễn đạt câu từ mạch lạc, việc diễn đạt biểu cảm ngoài xã hội trẻ tiếp thu còn rời rạc, còn ngọng, nói trống không nhiều. Cô giáo thì vẫn chưa thật chú trọng đến việc trẻ nói đúng câu, diễn đạt hiểu ý của trẻ.

    Ở gia đình bố mẹ đôi khi còn bận nhiều công việc, vẫn chưa chú trọng đến việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ, trẻ còn hay nói trống không, nói câu cụt, chưa thể hiện được rõ ý hiểu của mình.



    Qua hai cơ sở trên cho ta thấy, việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một việc làm hết sức cần thiết trong cuộc sống, đặc biệt là ngôn ngữ về mặt diễn cảm, diễn đạt mạch lạc. Vì vậy cần phải có một cách dạy dỗ đúng đắn khi “ tốt nghiệp” trường mẫu giáo, trẻ đã nắm vững được tiếng mẹ đẻ nếu không trẻ sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong những năm tháng học tập ở trường phổ thông và trong bước đường trưởng thành sau này. Cần phải coi việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những nội dung quan trọng nhất của giáo dục mầm non và nhiệm vụ đó cần phải được thực hiện ngay từ năm đầu tiên cho tới năm cuối độ tuổi mẫu giáo.

    Bởi vậy với tư cách là một giáo sinh mầm non nên em chọn đề tài “ Một số biện pháp luyện kỹ năng diễn đạt cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua việc dạy trẻ đọc và kể lại tác phẩm văn học” để nghiên cứu
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...