Tiểu Luận Một số biện pháp tổ chức thực hiện ứng dụng cntt tại trường tiểu học quỳnh hồng – huyện quỳnh lưu

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. ĐẶT VẤN ĐỀ
    Trong những năm qua, những thành tựu mới của khoa học công nghệ, đặc biệt là của công nghệ thông tin (CNTT) đã tạo nên những biến đổi to lớn trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia, trong tất cả các lĩnh vực và trong cuộc sống của mỗi con người. Ý nghĩa và tầm quan trọng của tin học và CNTT cũng như những yêu cầu đẩy mạnh ứng dụng CNTT, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH, hướng tới nền kinh tế tri thức ở nước ta đã được thể hiện qua nhiều văn bản của Đảng và Nhà nước.
    Đối với ngành giáo dục và đào tạo, năm học 2008-2009 cũng đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định là: “Năm học đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin”. CNTT có tác dụng mạnh mẽ, làm thay đổi nội dung, phương pháp dạy và học. CNTT là phương tiện để tiến tới một “xã hội học tập”. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng yêu cầu “đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục - đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học. Coi CNTT như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp dạy học ở các môn”.
    Mục đích của việc ứng dụng CNTT trong nhà trường là: sử dụng CNTT như một công cụ lao động trí tuệ, giúp lãnh đạo các trường học nâng cao chất lượng quản lí; giúp các thầy giáo, cô giáo nâng cao chất lượng dạy học; trang bị cho học sinh kiến thức về CNTT, học sinh sử dụng máy vi tính như một công cụ nhằm nâng cao chất lượng học tập; góp phần rèn luyện học sinh một số phẩm chất cần thiết của người lao động trong thời kì CNH, HĐH.
    Thực hiện tinh thần chỉ đạo trên của Bộ Giáo dục & Đào tạo, nhận thức sâu sắc rằng, việc ứng dụng CNTT phục vụ cho việc nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lí trường học là một trong những hướng tích cực nhất, hiệu quả nhất trong việc đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp QLGD, Trường Tiểu học Quỳnh Hồng đã mạnh dạn đầu tư, ứng dụng và bước đầu đã mang lại những hiệu quả thiết thực.
    II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ỨNG DỤNG CNTT Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC QUỲNH HỒNG (TÍNH TẠI THỜI ĐIỂM ĐẦU NĂM HỌC 2008-2009)Trường Tiểu học Quỳnh Hồng là đơn vị đóng trên địa bàn xã trung tâm của huyện Quỳnh Lưu. Tiếp giáp với Thị trấn Cầu Giát, có Quốc lộ 1A và tỉnh lộ 537 đi qua. Là đơn vị trường học đầu tiên của xã đạt chuẩn Quốc gia (mức độ 1 năm 2001 và mức độ 2 năm 2007), được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng Nhì, hạng Ba. Là đơn vị có bề dày thành tích, liên tục là Tập thể lao động xuất sắc cấp tỉnh. Là trọng điểm chất lượng cao của ngành.
    Thuận lợi:
    - Tập thể GV đoàn kết, nhiệt tình, trách nhiệm, có năng lực; có kinh nghiệm trong DH-GD, luôn mong muốn học hỏi và đổi mới, nhất là trong lĩnh vực CNTT.
    - Học sinh ngoan, ham học và nhiều em học giỏi; yêu thích bộ môn tin học.
    - CSVC, thiết bị kỉ thuật bước đầu cơ bản đáp ứng;
    - Đã có sự chỉ đạo mạnh mẽ trong việc ứng dụng CNTT của các cấp.
    - Được sự quan tâm, giúp đỡ của Lãnh đạo Phòng và Tổ CNTT Phòng GD&ĐT Quỳnh Lưu.
    Khó khăn:
    - Một vài giáo viên năng lực còn hạn chế; cơ cấu độ tuổi của giáo viên khá cao nên việc nhận thức, tiếp cận với cái mới, với các ứng dụng CNTT có nhiều hạn chế.
    - Số lượng học sinh là con em giáo dân đông (chiếm 35%), phần lớn các gia đình đông con, điều kiện kinh tế khó khăn nên sự quan tâm tới việc học tập nói chung cũng như học tin học nói riêng còn hạn chế.
    - Cơ sở vật chất – kỉ thuật còn thiếu: số máy vi tính chưa nhiều, số máy được nối mạng còn quá ít, đặc biệt là chưa có phòng mạng để tổ chức dạy học cho giáo viên và học sinh.
    - Về kinh phí: Đầu tư cho CNTT cần có nguồn kinh phí nhất định, tuy nhiên nguồn thu của nhà trường hạn hẹp. Đặc biệt sau khi thực hiện Quyết định 550/2008/QĐ-UBND của UBND tỉnh Nghệ An về việc tạm dừng thu tiền xây dựng và hỗ trợ tiểu học.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...