Một số biện pháp tổ chức hoạt động vận động theo nhạc cho trẻ 24-36 tháng tuổi trong trường mầm non

Thảo luận trong 'Nghiên Cứu Khoa Học' bắt đầu bởi Khoa Hoc, 10/11/15.

  1. Khoa Hoc

    Khoa Hoc New Member

    Bài viết:
    0
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Thông tin chung

    Mã số: V2013-10
    Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Thị Trang
    Các thành viên tham gia: ThS. Nguyễn Thị Nga
                                                  ThS. Vũ Thị Ngọc Minh
    Thời gian bắt đầu/kết thúc: Tháng 9 năm 2013/ tháng 9 năm 2014

    2. Tính cấp thiết

    Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật phản ánh hiện thực khách quan bằng những hình tượng có sức biểu cảm của âm thanh. Trẻ em rất nhạy cảm và luôn có nhu cầu lớn về vận động với âm nhạc.

    Trong chương trình Giáo dục MN, hoạt động VĐTN là một hoạtđộng quan trọng, phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lí của trẻ 24 – 36 tháng tuổi.

    VĐTN không chỉ giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu tình cảm, phát triển cảm xúc thẩm mĩ, bồi dưỡng thị hiếu thẩm mỹ trong sáng, khuyến khích trẻ tự tin thể hiện cái đẹp, tiến tới sáng tạo cái đẹp mà còn góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục MN.

    Hiện nay, GV còn gặp nhiều khó khăn trong việc lựa chọn nội dung tổ chức HĐ cũng như tìm kiếm nguồn tài liệu, các biện pháp hướng dẫn tổ chức hoạt động VĐTN cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi.

    3. Mục tiêu nghiên cứu

    Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn, đề tài đề xuất một số biện pháp tổ chức hoạt động VĐTN cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi trong trường mầm non.

    4. Nội dung nghiên cứu

    - Cơ sở lí luận của việc tổ chức hoạt động VĐTN cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi trong trường MN.
    - Thực trạng của việc tổ chức hoạt động VĐTN cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi trong trường MN.
    - Đề xuất biện pháp tổ chức hoạt động VĐTN cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi ở trường MN và khảo nghiệm.

    5. Phạm vi nghiên cứu

    Hoạt động vận động theo nhạc cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi trên hoạt động chơi–tập có chủ định tại một số tr¬ường MN trên địa bàn Hà Nội. Khảo nghiệm một số biện pháp tại 01 trường mầm non trên địa bàn Hà Nội.

    6. Phương pháp nghiên cứu

    Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài gồm: Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận; Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn; Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi; Phương pháp tọa đàm; Phương pháp quan sát; Phương pháp toán thống kê.

    7. Kết cấu của đề tài

    Nội dung đề tài: đề tài gồm 3 chương:

    Chương 1. Kết quả nghiên cứu lí luận

    1.1. Một số khái niệm liên quan tới vấn đề nghiên cứu
    1.2. Đặc điểm sinh lí, tâm lí liên quan đến khả năng vận động theo nhạc của trẻ 24-36 tháng tuổi
    1.3. Vai trò của vận động theo nhạc đối với sự phát triển nhân cách cảu trẻ 24-36 tháng tuổi
    1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của việc tổ chức hoạt động vận động theo nhạc trong giờ chơi- tập có chủ định cho trẻ 24-36 tháng tuổi
    1.5. Tổ chức hoạt động vận động theo nhạc cho trẻ 24-36 tháng tuổi

    Chương 2. Thực trạng việc tổ chức hoạt động vận động theo nhạc trên giờ chơi- tập có chủ định cho trẻ 24-36 tháng tuổi ở một số trường mầm non Hà Nội

    2.1. Khái quát về tổ chức khảo sát thực trạng
    2.2. Kết quả khảo sát thực trạng tổ chức hoạt động vận động theo nhạc trong giờ chơi- tập có chủ định cho trẻ 24-36 tháng tuổi ở một số trường mầm non Hà Nội

    Chương 3. Một số biện pháp tổ chức hoạt động vận động theo nhạc trên giờ chơi- tập có chủ định cho trẻ 24-36 tháng tuổi và khảo nghiệm

    3.1. Nguyên tắc xây dựng biện pháp
    3.2. Một số biện pháp tổ chức hoạt động vận động theo nhạc trên giờ chơi- tập có chủ định cho trẻ 24-36 tháng tuổi
    3.3. Khảo nghiệm các biện pháp đề xuất

    8. Những đóng góp chính của đề tài

    Kết quả nghiên cứu khẳng định: trẻ 24 - 36 tháng tuổi có những tiềm năng to lớn để tiếp cận với nghệ thuật âm nhạc cũng như tham gia vào hoạt động VĐTN ở mức độ đơn giản.

    Thực tiễn cho thấy, kĩ năng sử dụng phương pháp, biện pháp tổ chức các hoạt động VĐTN còn nhiều hạn chế. Trẻ còn quên động tác hoặc phối hợp động tác với nhạc không tốt.

    Dựa trên kết quả khảo sát thực trạng tại một số trường MN đề tài đã đề xuất 4 BP tổ chức các hoạt động vận động theo nhạc cho trẻ 24 -26 tháng tuổi.

    Kết quả thử nghiệm một sốđược đề xuất bước đầu cho thấy: Các biện pháp có tính khả thi và có hiệu quả trong thực tế.

    9. Kết luận và khuyến nghị

    Với những nghiên cứu lý luận và thực tiễn về việc tổ chức hoạt động vận động theo nhạc cho trẻ 24-36 tháng tuổi trong trường mầm non, đề tài đã khuyến nghị:

    Đối với các cấp quản lý:

    - Tổ chức các lớp bồi dưỡng, chuyên môn về âm nhạc cho GV thường xuyên hơn.
    - Tạo điều kiện cho GV tham gia các lớp bồi dưỡng về âm nhạc cơ bản (hát, múa), phương pháp, kĩ năng tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ mầm non.
    - Trang bị đầy đủ các phương tiện và điều kiện cần thiết, đặc biệt là tài liệu tham khảo, tài liệu hướng dẫn tạo điều kiện thuận lợi cho GV tổ chức hoạt động âm nhạc.
    - Tổ chức các phong trào văn nghệ ở các cấp, khuyến khích giáo viên và trẻ tham gia.
    - Đảm bảo số lượng trẻ/GV theo qui định.

    Về phía giáo viên:

    - Nâng cao nhận thức về việc giáo dục thẩm mỹ cho trẻ 24–36 tháng tuổi.
    - Chủ động học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn về âm nhạc.
    - Tạo môi trường âm nhạc giàu tính thẩm mỹ.
    - Chủ động, sáng tạo trong việc làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho tổ chức hoạt động VĐTN.
    - Sử dụng đa dạng các hình thức, phương pháp, biện pháp một cách linh hoạt.


    Theo vnies.edu.vn - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
     
Đang tải...