Đề tài SKKN:MỘTSỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN NHẰM NÂNG CAO TÍNH HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC VĂNTHƯ Ở TRƯỜNG THCSI. Đặt vấnđề: Tronghoạt động quản lý hành chính nhà nước hiện nay, trên mọi lĩnhvực, hầu hết các công việc từ chỉ đạo, điều hành, quyết định,thi hành đều gắn liền với văn bản, cũng có nghĩa là gắn liền việc soạn thảo,ban hành và tổ chức sử dụng văn bản nói riêng, với công tác văn thư và lưu trữnói chung. Do đó, vai trò của công tác văn thư và lưu trữ đối với hoạt độngquản lý hành chính nhà nước là rất quan trọng, thể hiện ở 4 điểm sau: -Góp phần quan trọng đảm bảo thông tin cho hoạt động quản lý; cung cấpnhững tài liệu, tư liệu, số liệu đáng tin cậy phục vụ cácmục đích chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội. Đồng thời cung cấpnhững thông tin quá khứ, những căn cứ, những bằng chứng phục vụ cho hoạtđộng quản lý của các cơ quan. -Giúp cho cán bộ, công chức cơ quan nâng cao hiệu suất công việcvà giải quyết xử lý nhanh chóng và đáp ứng được các yêu cầucủa tổ chức, cá nhân. Hồ sơ tài liệu trở thành phươngtiện theo dõi, kiểm tra công việc một cách có hệ thống, qua đó cán bộ, côngchức có thể kiểm tra, đúc rút kinh nghiệm góp phần thực hiện tốt các mục tiêuquản lý: năng suất, chất lượng, hiệu quả và đây cũng là những mục tiêu, yêu cầucủa cải cách nền hành chính nhà nước ở nước ta hiện nay. -Tạo công cụ để kiểm soát việc thực thi quyền lực của các cơ quan,tổ chức, cá nhân. Góp phần giữ gìn những căn cứ, bằng chứngvề hoạt động của cơ quan, phục vụ việc kiểm tra, thanh tragiám sát. -Góp phần bảo vệ bí mật những thông tin có liên quan đến cơ quan, tổ chức,doanh nghiệp và các bí mật quốc gia. Từ nhữnglẽ trên, có thể thấy được nếu quan tâm làm tốt công tác vănthư và lưu trữ sẽ góp phần bảo đảm cho cáchoạt động của nền hành chính nhà nước được thông suốt và được vậnhành một cách trơn tru. Nhờ đó góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hành chínhnhà nước và thúc đẩy nhanh chóng công cuộc cải cách hành chính hiện nay. Thiếtnghĩ mỗi cơ quan hành chính nhà nước cần phải có một nhận thức đúng đắn về vềvị trí và vai trò của công tác văn thư, lưu trữ để có thể đưa ra những biệnpháp phù hợp nhằm đưa công tác văn thư, lưu trữ tại cơ quan, đơn vị mình đi vàonề nếp và góp phần tích cực nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của cơ quan,đơn vị. Thuthập và xử lý thông tin là việc làm thường xuyên đối với cáctrường phổ thông nói chung và các trường THCS nói riêng, hiệu trưởng trường họcmuốn quản lý tốt các hoạt động của nhà trường một cách kịp thời đòi hỏi phải cóthông tin chính xác, phải đảm bảo được tính thực tiễn một cách toàn diện. Do đócông tác văn thư lưu, trữ hồ sơ phải được coi trọng. Trongcông tác quản lý nhà trường, công tác văn thư hành chínhgiữ một vai trò hết sức quan trọng, là điều kiện không thể thiếunhằm giúp cho hiệu trưởng thu thập, xử lý thông tin một cách đầy đủ,chính xác đề ra quyết định quản lý có hiệu quả, góp phần hoàn thành tốt nhiệmvụ của nhà trường. Côngtác văn thư hành chính đảm bảo thực hiện tốt sẽ giúp cho lãnh đạonhà trường thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà trường đúngtheo quan điểm đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nước, nâng cao chất lượnggiáo dục theo mục tiêu của ngành đề ra. Bảnthân tôi được phân công làm nhiệm vụ văn thư hành chínhnhà trường. Ý thức đầy đủ được vai trò và tầmquan trọng của công tác văn thư hành chính nhà trường nên trong quá trìnhcông tác tôi luôn tìm tòi, cải tiến công tác tìm ra những biện pháp tích cựcnhất đem lại hiệu quả cao trong công tác văn thư hành chính, góp phần tích cựctrong việc tham mưu cho lãnh đạo nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý nhàtrường. II. Cơ sở lý luận: Về cơ bản có thể hiểu, công tác văn thư là công tácnhằm đảm bảo thông tin văn bản, phục vụ hoạt động quảnlý, điều hành của cơ quan, tổ chức. Nội dung công tác này baogồm các việc về soạn thảo, ban hành văn bản; quản lý văn bản và các tàiliệu khác hình thành trong quá trình hoạt động của cơ quan; lập hồ sơ hiệnhành, giao nộp hồ sơ vào lưu trữ; và quản lý, sử dụng con dấu trong văn thư.Còn công tác lưu trữ là một trong những nhiệm vụ cơ bản của cơ quan, tổ chứcnhằm lựa chọn, lưu giữ, tổ chức một cách khoa học các hồ sơ, tài liệu để phụcvụ yêu cầu khai thác, sử dụng của cơ quan và xã hội. Nội dung công tác lưu trữbao gồm các việc về thu thập, bảo quản và tổ chức sử dụng tài liệu hình thànhtrong quá trình hoạt động của cơ quan, đơn vị.