Báo Cáo Một số biện pháp thực hiện công tác kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo tại trường Tiểu học( Sáng ki

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Một số biện pháp thực hiện công tác kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo tại trường Tiểu học ( Sáng kiến kinh nghiệm dạy học)


    MỤC LỤC

    PHẦN VÀ NỘI DUNG Trang
    MỤC LỤC 1
    LỜI NÓI ĐẦU 2
    PHẦN I: THỰC TRẠNG ĐỀ TÀI. 3 - 4
    PHẦN II: GIẢI PHÁP
    I. Xây dựng chuẩn
    II. Xây dựng các Biểu mẫu
    III. Xây dựng lực lượng kiểm tra
    IV. Xây dựng kế hoạch kiểm tra
    V. Thực hiện kiểm tra
    VI. Tổng hợp, điều chỉnh 5 - 18
    PHẦN III: KẾT QUẢ
    I. Về phía nhà quản lí
    II. Về phía nhà giáo
    III. Về chất lượng giáo dục của nhà trường 19 - 20
    KẾT LUẬN
    I. Bài học kinh nghiệm
    II. Kiến nghị
    III. Kết luận 21 - 22
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 23




    LỜI NÓI ĐẦU
    Trong những năm gần đây, cùng với công cuộc đổi mới của đất nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo Phát triển không ngừng và được Đảng, Nhà nước quan tâm xem đó là một trong những vấn đề rất quan trọng để tiến hành “Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước.” Luật giáo dục của Nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng đã nêu: “Đầu tư cho giáo dục là Đầu tư cho phát triển” Và cũng đề ra mục tiêu giáo dục Việt Nam ghi rõ trong điều 2 Luật giáo dục - Năm 2005 đã được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kì họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005 là: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam Phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập Dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
    Để đạt được mục tiêu giáo dục, trường tiểu học cần thực hiện các hoạt động Giáo dục. Muốn hoạt động Giáo dục trong nhà trường đạt hiệu quả đòi hỏi mỗi người thầy giáo, cô giáo phải là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo, phải thực sự tâm huyết với nghề, yêu thương học sinh như con của mình, làm cho các em cảm thấy vui khi đến trường: “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Năm học 2009 – 2010 là năm học đầu tiên thực hiện chủ đề: “Đổi mới quản lí và nâng cao chất lượng giáo dục”; là năm thứ hai thực hiện phong trào thi đua : “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Để thúc đẩy hoạt động Giáo dục của nhà trường một cách toàn diện đòi hỏi mỗi nhà quản lí phải năng động sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm về việc làm của mình, biết cách quản lí hoạt động để tư vấn, thúc đẩy đội ngũ nhà giáo của trường nhằm mang lại hiệu quả cao nhất. “Quản lí mà không kiểm tra thì coi như không quản lí”. Chính vì thế mà tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “ Một số biện pháp thực hiện công tác kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo tại trường tiểu học”.
    - Kiểm tra là một trong những chức năng cơ bản của nhà quản lí. Đó là công việc - hoạt động nghiệp vụ mà nhà quản lí nào, ở bất kì cấp nào, cũng phải thực hiện để biết rõ những kế hoạch, mục tiêu đề ra trên thực tế đã đạt được đến đâu và như thế nào? Từ đó đề ra những biện pháp động viên, giúp đỡ, uốn nắn và điều chỉnh nhằm thúc đẩy các cá nhân và tổ chức phát triển;
    - Nếu công tác kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo được tiến hành rất công phu, bài bản, kiểm tra đánh giá chính xác, chân thực sẽ giúp nhà quản lí có thông tin chính xác về thực trạng của đơn vị mình cũng như xác định các mức độ, giá trị, các yếu tố ảnh hưởng, từ đó tìm ra nguyên nhân và đề ra các giải pháp điều chỉnh, uốn nắn có hiệu quả. Như vậy, kiểm tra vừa là tiền đề, vừa là điều kiện để đảm bảo thực hiện các mục tiêu; song một vấn đề làm tôi luôn trăn trở suy nghĩ là còn không ít nhà quản lí chưa phân biệt rạch ròi giữa công tác thanh tra và công tác kiểm tra và nhất là chưa thiết lập được các biểu mẫu, chưa có biện pháp phù hợp để tiến hành kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo, dẫn đến chất lượng và hiệu quả công tác kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo chưa cao;
    - Xuất phát từ thực tế trên, bản thân tôi nhận thấy công tác kiểm tra hoạt động sư phạm Nhà giáo là một trong những nhiệm vụ vô cùng quan trọng góp phần quyết định sự Phát triển vững mạnh toàn diện của nhà trường. Do điều kiện về thời gian và khả năng có hạn nên tôi chỉ nghiên cứu công tác kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo ở trường tôi từ năm học 2006 – 2007 đến nay và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo ở trường tiểu học.
     
Đang tải...