Đồ Án Một số biện pháp thúc đẩy xuất khẩu ở Việt Nam trong quá trình hội nhập AFTA

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    lời mở đầu
    ​Thế giới đã và đang diễn ra những biến đổi to lớn và sâu sắc. Các quốc gia trên thế giới phụ thuộc lẫn nhau trong mối quan hệ kinh tế, không có quốc gia nào phát triển mà không mở rộng mối quan hệ kinh tế đối ngoại, đặc biệt là ngoại thương. Xu hướng khu vực hoá và toàn cầu hoá càng thể hiện một cách rõ nét chẳng hạn như sự lớn mạnh của các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới: WTO, EU, ASEAN, APEC . Thêm vào đó, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trên thế giới diễn ra hết sức sôi động và phát triển như vũ bão . Sự phát triển của khoa học công nghệ đã đẩy nhanh quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giới. Chính vì vậy, ngày nay hợp tác quốc tế đã trở thành yêu cầu tất yếu đối với sự phát triển đi lên cửa mỗi quốc gia.
    Hoà nhập với xu thế trên, trong công cuộc phát triển kinh tế ,xây dựng đất nước, đặc biệt là sau khi tiến hành đổi mới kinh tế xã hội, Đảng và Chính phủ Việt Nam rất coi trọng hoạt động kinh tế đối ngoại. Việc định ra một chiến lược phát triển kinh tế, trong đó đặc biệt coi trọng chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu, là một yêu cầu thực sự cấp bách đối với Việt Nam hiện nay. Chiến lược kinh tế hướng về xuất khẩu của Việt Nam phải hướng vào không ngừng mở rộng phân công và hợp tác quốc tế trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, khoa học kỹ thuật, khai thác tối đa và có hiệu quả lợi thế so sánh của đất nước để phát triển kinh tế thông qua con đường xuất khẩu.
    Để thực hiện chiến lược trên, trong những năm qua Việt Nam đã không ngừng mở rộng quan hệ kinh tế với các nước trên thế giới, các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới. Việc gia nhập ASEAN (07/1995) đánh dấu một bước khởi đầu cho Việt Nam trong tiến trình hội nhập với các tổ chức kinh tế trên thế giới. Là thành viên của ASEAN, Việt Nam đã cam kết thực hiện CEPT/AFTA. Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) đặt cho Việt Nam những cơ hội và thách thức mới đối với hoạt động ngoại thương. Những cơ hội và thách thức này đỏi hỏi trong tiến trình thực hiện chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu, Việt Nam cần đặt ra cho mình các chính sách và biện pháp thúc đẩy xuất khẩu sao cho phát huy được những mặt lợi thế và khắc phục những mặt hạn chế.
    Xuất phát từ thực tế khách quan trên và dưới sự tận tình hướng dẫn của giáo viên, tôi chọn đề tài “Một số biện pháp thúc đẩy xuất khẩu ở Việt Nam trong quá trình hội nhập AFTA” cho luận văn tốt nghiệp của mình, với mong muốn từ sự phân tích thực trạng xuất khẩu của Việt Nam trong quá trình hội nhập AFTA, sẽ là cơ sở đánh giá các mặt ưu nhược điểm trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.Từ đó đề ra một số biện pháp thúc đẩy xuất khẩu đối với Việt Nam trước thềm thế kỷ mới.
    Kết cấu luận văn trừ phần mở đầu và kết luận được chia làm ba chương chính:
    Chương 1: Xuất khẩu với xu thế hội nhập AFTA.
    Chương 2: Phân tích thực trạng xuất khẩu trong quá trình hội nhập AFTA.
    Chương 3: Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu trong quá trình hội
    nhập AFTA.
    Chương 1
    XUẤT KHẨU VỚI XU THẾ HỘI NHẬP AFTA
    1.1-/ VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN.
    1.1.1-/ Nguồn gốc hoạt động xuất khẩu.

    Xuất khẩu và nhập khẩu là nội dung quan trọng và cốt lõi của thương mại quốc tế. Vì vậy nghiên cứu nguồn gốc ra đời của hoạt động xuất khẩu trước hết ta nghiên cứu về nguồn gốc của thương mại quốc tế.
    Thương mại quốc tế là sự trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa các nước thông qua mua bán. Hoạt động trao đổi giữa các quốc gia có vai trò vô cùng quan trọng đổi với nền kinh tế bởi thương mại quốc tế mở rộng khả năng sản xuất và tiêu dùng của một nước. Thương mại quốc tế cho phép một nước tiêu dùng tất cả các mặt hàng với số lượng nhiều hơn mức có thể tiêu dùng so với đường giới hạn khả năng sản xuất trong nước khi thực hiện chế độ đóng cửa, tự cung, tự cấp.
    Tiền đề xuất hiện sự trao đổi là phân công lao động xã hội, sự khác biệt về điều kiện tự nhiên và khả năng sản xuất. Với tiến bộ của khoa học kỹ thuật, phạm vi chuyên môn hoá ngày càng sâu rộng, số sản phẩm và dịch vụ thoả mãn nhu cầu con người ngày một dồi dào,sự phụ thuộc giữa các quốc gia ngày càng tăng.
    Điều này là tất yếu bởi thương mại quốc tế xuất hiện từ sự đa dạng về điều kiện tự nhiên sản xuất giữa các quốc gia dẫn tới việc chuyên môn hoá sản xuất một số mặt hàng có lợi thế để xuất khẩu và nhập khẩu các mặt hàng từ nước ngoài mà kém lợi thế khi sản xuất trong nước.
    Tuy nhiên, vì sao một quốc gia hoàn toàn kém lợi thế hơn trong việc sản xuất các sản phẩm mà vẫn duy trì đưọc hoạt động thương mại quốc tế ? Quy luật lợi thế tương đối của David Ricardo đã trả lời cho câu hỏi này. Lý thuyết này khẳng định nếu mỗi quốc gia chuyên môn hoá vào sản xuất các sản phẩm mà nước đó có lợi thế tương đối hay có hiệu quả sản xuất so sánh cao nhất thì thương mại quốc tế đem lại lợi ích cho tất cả các nước. Nền tảng của quy luật lợi thế tương đối là chi phí cơ hội.
    Chi phí cơ hội của một sản phẩm là số lượng các sản phẩm khác mà người ta phải từ bỏ để sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm đó. Sự chênh lệch giữa các nước về chi phí cơ hội trong việc sản xuất ra một mặt hàng là cơ sở quyết định phương thức thương mại quốc tế. Và sau nay phát triển lên thành lý thuyết H-O. Lý thuyết H-O còn được gọi là lý thuyết lợi thế so sánh về các nguồn lực sản xuất vốn có. Đây cũng chính là lý thuyết hiện đại giải thích về nguồn gốc thương mại quốc tế nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng. Lý thuyết này được các nhà kinh tế nổi tiếng khác như T.M Rubczyuski, Wolfgang Stolper, Paul A Samuelson, James William .tiếp tục mở rộng và phát triển hơn để khẳng định những tư tưởng khoa học và giá trị thực tiễn to lớn của định lý H-O, hay còn gọi là quy luật H-O về tỷ lệ cân đối các yếu tố sản xuất mà trước đó đã được Hecksher và Ohlin đưa ra với nội dung là: một nước sẽ xuất khẩu hàng hoá mà việc sản xuất nó cần sử dụng nhiều yếu tố rẻ và tương đối sẵn có của đất nước đó và nhập khẩu hàng hoá mà việc sản xuất nó cần nhiều yếu tố đắt và tương đối đắt ở nước đó.
    Tuy còn có những khiếm khuyết lý luận trước thực tiễn phát triển phức tạp của hoạt động thương mại quốc tế ngay nay. Xong quy luật này vẫn đang là quy luật chi phối động thái phát triển của thương mại quốc tế và có ý nghĩa chỉ đạo thực tiễn quan trọng đối với các nước đang phát triển, đặc biệt đối với nước chưa phát triển. Vì nó chỉ ra rằng đối với những nước này, đa số là nước đông dân, nhiều lao động, nhưng nghèo vốn. Do đó, trong giai đoạn đầu công nhgiệp hoá đất nước, cần tập trung xuất khẩu những hàng hoá sử dụng nhiều lao động. Sự lựa chọn các sản phẩm xuất khẩu phù hợp với các lợi thế so sánh về các nguồn lực sản xuất vốn có, sẽ là điều kiện cần thiết để đưa các nước đang phát triển và chưa phát triển có thể nhanh chóng hội nhập vào sự phân công lao động và hợp tác thương mại quốc tế. Trên cơ sơ lợi ích thương mại thu được sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước
    1.1.2-/ Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với quá trình phát triển kinh tế
    Đối với các quốc gia trên thế giới hoạt động xuất nhập khẩu đóng vai trò quan trọng, không thể thiếu được trong mục tiêu phát triển kinh tế đất nước. Mỗi quốc gia trên đều có điều kiện sản xuất, tài ngyên, thiên nhiên và trình độ kỹ thuật khác nhau .vì thế một quốc gia không thể sản xuất các mặt hàng để đáp ứng nhu cầu của người dân, mà sẽ tập trung chuyên môn hoá vào sản xuất các mặt hàng đem lại lợi thế cao hơn. Hoạt động xuất khẩu sẽ giúp quốc gia đó khai thác triệt để lợi thế so sánh và mở rộng khả năng tiêu dùng của nước nhập khẩu. Xuất khẩu là cơ sơ của nhập khẩu, là hoạt động kinh doanh đem lại lợi nhuận lớn, và là phương tiện thúc đẩy phát triển kinh tế . Mở rộng xuất khẩu để tăng thu ngoại tệ, tạo điều kiện cho nhập khẩu và phát triển cớ sở hạ tầng. Luôn luôn coi trọng và thúc đẩy các ngành kinh tế hướng vè xuất khẩu, khuyến kích các thành phần kinh tế mở rộng xuất khẩu còn giải quyết việc làm và chuyển đổi cơ cấu kinh tế . Vì vậy, vai trò của xuất khẩu thể hiện ở những điểm sau:

    [​IMG]
     
Đang tải...