Tiểu Luận Một số biện pháp thúc đẩy phát triển TMĐT ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Một số biện pháp thúc đẩy phát triển TMĐT ở Việt Nam

    Lời nói đầu
    ​Ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, thương mại điện tử (TMĐT) ra đời là kết quả hợp thành của nền “kinh tế số hoá” và “xã hội thông tin”. Thương mại điện tử bao trùm một phạm vi rộng lớn các hoạt động kinh tế và xã hội, nó mang đến lợi ích tiềm năng và đồng thời cả thách thức lớn cho người sử dụng.
    Thương mại điện tử đang phát triển nhanh trên bình diện toàn cầu, tuy hiện nay đang áp dụng chủ yếu ở các nước công nghiệp phát triển nhưng các nước đang phát triển cũng bắt đầu tham gia. Toàn cầu đang hướng tới giao dịch thông qua TMĐT.
    Việt Nam tuy cơ sở hạ tầng cho TMĐT chưa hình thành hoàn thiện, song cùng xu hướng hội nhập, chúng ta là thành viên của APEC, của ASEAN là quan sát viên của WTO, Việt Nam “không thể sớm” cũng “không thể muộn“ tham gia TMĐT.
    Thương mại điện tử đưa lại lợi ích tiềm tàng giúp người tham gia thu được thông tin phong phú về thị trường và đối tác, giảm chi phí, mở rộng quy mô doanh nghiệp, rút ngắn chu kỳ kinh doanh và đặc biệt với nước đang phát triển đây là cơ hội tạo bước tiến nhảy vọt rút ngắn khoảng cách với các nước tiến triển.
    Song như lời khuyên của một chuyên gia trung tâm thương mại quốc tế: “Chớ nên nhìn nhận TMĐT chỉ đơn thuần là dùng phương tiện điện tử để thực hiện các hoạt động buôn bán truyền thống mà nên hiểu rằng khi chấp nhận và ứng dụng TMĐT thì toàn bộ hình thái hoạt động của một nước sẽ thay đổi, cả hệ thống giáo dục, cả tập quán làm việc, cả quan hệ quốc tế”.
    Nhận thức được vai trò lớn của TMĐT với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, . Trong điều kiện thực tế ở Việt Nam môi trường cho TMĐT chưa hình thành ngay cả việc nhận thức về TMĐT cũng còn sơ sài và chưa phổ biến trong dân chúng. Song Việt Nam đang bắt đầu xây dựng các quy định khung để hình thành chiến lược về TMĐT tiếp đó xây dựng và thực hiện chương trình tổng thể chấp nhận và áp dụng TMĐT.
    Cùng với việc nghiên cứu kinh nghiệm của các nước đi trước kết hợp với điều kiện thực tế Việt Nam, em xin mạnh dạn đề xuất
    "một số biện pháp thúc đẩy phát triển TMĐT ở Việt nam".
    Thương mại điện tử là vấn đề mới mẻ với kiến thức có hạn, đề tài này không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong được học hỏi thêm cũng như mong muốn một ngày gần đây TMĐT sẽ góp phần đưa Việt nam trở thành con rồng Châu á.


    mục lục
    Lời nói đầu 1
    Chương I: Những vấn đề cơ bản về thương mại điện tử 3
    I-/ Tầm quan trọng của thương mại điện tử: 3
    1-/ Khái niệm thương mại điện tử: 3
    2-/ Thương mại điện tử là thách thức và cơ hội cần lợi dụng
    để thực hiện thương mại: 3
    3-/ TMĐT đang phát triển nhanh trên bình diện toàn cầu: 4
    4-/ TMĐT với bối cảnh Việt Nam đang tham gia hội nhập
    khu vực và quốc tế. 6
    II-/ Những vấn đề chung về Thương mại điện tử. 6
    1-/ Nhận thức về TMĐT. 6
    2-/ Lợi ích về TMĐT: 11
    3-/ Các đòi hỏi của TMĐT: 13
    Chương II: Thực trạng phát triển TMĐT trên thế giới
    và ở Việt Nam 15
    A-/ Thực trạng phát triển TMĐT trên thế giới: 15
    I-/ Thực trạng: 15
    1-/ Khái quát chung: 15
    2-/ Sơ lược TMĐT ở một số nước: 17
    B-/ Thực trạng về TMĐT ở Việt Nam: 18
    I-/ Hạ tầng cơ sở cho TMĐT: 18
    1-/ Hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin cho TMĐT: 18
    2-/ Hạ tầng cơ sở nhân lực cho TMĐT: 20
    3-/ Hạ tầng cơ sở kinh tế, pháp lý cho TMĐT: 22
    4-/ Hạ tầng cơ sở chính trị, xã hội cho TMĐT: 24
    II-/ Việt Nam đã làm gì để hướng tới TMĐT: 24
    III-/ Những kết quả ban đầu đạt được và những bất cập còn
    tồn tại TMĐT ở Việt Nam: 25
    1-/ Siêu thị bách hoá Việt Nam Cybermall: 25
    2-/ Siêu thị Blue sky - siêu thị điện tử chuyên về máy tính
    và thiết bị văn phòng: 27
    IV-/ Đánh giá về tình hình TMĐT ở Việt Nam: 29
    1-/ Triển vọng tương lai: 29
    2-/ Thách thức tồn tại: 30
    Chương III: một số biện pháp thúc đẩy phát triển TMĐT
    ở Việt Nam 31
    I-/ Phương hướng phát triển lĩnh vực công nghệ thông tin
    của Việt Nam để đáp ứng đòi hỏi của TMĐT: 31
    1-/ Những kiến nghị đối với cơ quan quản lý vĩ mô
    của Nhà nước: 31
    2-/ Phương hướng hoạt động của các doanh nghiệp
    để ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin
    vào quá trình kinh doanh: 32
    II-/ Một số vấn đề về hoàn thiện môi trường thuận lợi cho TMĐT: 34
    1-/ Xây dựng hạ tầng cơ sở kinh tế và pháp lý cho TMĐT: 34
    2-/ Phát triển nâng cấp công nghệ thông tin: 36
    3-/ Đào tạo nguồn nhân lực cho TMĐT: 38
    III-/ Xây dựng tổ chức chuyên trách tư vấn: 40
    IV-/ Triển khai TMĐT có thử nghiệm: 40
    kết luận 42
    tài liệu tham khảo 43
     
Đang tải...