Chuyên Đề Một số biện pháp tạo hứng thú học tập môn vật lý bậc THCS

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Bống Hà, 22/9/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. ĐẶT VẤN ĐỀ
    I. Lời mở đầu
    Vật lý là môn khoa học tự nhiên, rất quan trọng trong thực tế, nó có ứng dụng vô cùng quan trọng trong các ngành kinh tế chủ chốt của các quốc gia, là cơ sở của các ngành công nghiệp như: chế tạo máy, điện, hạt nhân .
    Thông qua giáo dục trong nhà trường để các em có sự hiểu biết ban đầu về khoa học, vai trò của môn vật lý là rất quan trọng, vì nó giúp các em lam quen với các kiến thức mới, mở rộng sự hiểu biết của mình, để giải thích một số hiện tượng xẩy ra trong thực tế từ đó hình thành niềm tin về môn học và tư duy học tốt các môn học khác. Nhưng trong thực tế hiện nay rất nhiều người vẫn còn coi môn vật lý chỉ là môn học phụ vì vậy các em chưa có ý thức về môn học này.
    Do đó: tìm hiểu hứng thú học tập môn vật lý có vai trò vô cùng quan trọng nó giúp giáo viên thấy được quan niệm của học sinh về môn vật lý để từ đó điều chỉnh cách dạy, đồng thời có phương pháp tác động vào học sinh yêu môn học hơn.
    II. Thực trạng của vấn đề
    1. Thực trạng
    Để khảo sát nghiên cứu tính hứng thú học tập môn vật lý THCS, tôi đã tiến hành lập phiếu điều tra với 10 câu hỏi tại lớp 9A trường THCS Phúc Thịnh- Ngọc Lặc-Thanh Hoá, đây là lớp có học lực tốt nhất khối 9.
    Sau khi thu thập số liệu, tôi thu được kết quả sau:

    1. Để xem học sinh có thích học môn vật lý không? tôi đặt câu hỏi số 1. " Em có thích học môn Vật Lý không "
    [TABLE]
    [TR]
    [TD]STT
    [/TD]
    [TD]Phương án
    [/TD]
    [TD]Số HS
    [/TD]
    [TD]Tỷ lệ %
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]A
    [/TD]
    [TD]Rất thích.
    [/TD]
    [TD]9
    [/TD]
    [TD]22,5
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]B
    [/TD]
    [TD]Không thích lắm.
    [/TD]
    [TD]29
    [/TD]
    [TD]72,5
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]C
    [/TD]
    [TD]Không thích.
    [/TD]
    [TD]2
    [/TD]
    [TD]5
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    - Qua bảng số liệu thu thập: Đối với môn vật lý thì tỷ lệ cao nhất là 72,5% ý kiến "không thích lắm", tiếp đến là "rất thích"22,5%. Điều này thể hiện quan điểm củ học sinh về môn vật lý là chưa thật cao. Nhưng cũng không phải là điều đáng ngại vì tỷ lệ "không thích" là 5%.
    - Các em đã có sự thích thú với môn Vật Lý, nhưng chưa thật sự thích hẳn.
    2. Để biết mức độ khó hay dễ của môn Vật Lý theo đánh giá của HS , thông qua câu hỏi 2: "Em thấy môn Vật Lý khó hay dễ so với các môn học khác" ?
    [TABLE]
    [TR]
    [TD]STT
    [/TD]
    [TD]Phương án
    [/TD]
    [TD]Số HS
    [/TD]
    [TD]Tỷ lệ %
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]A
    [/TD]
    [TD]Rất khó.
    [/TD]
    [TD]1
    [/TD]
    [TD]2,5
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]B
    [/TD]
    [TD]Rất dễ.
    [/TD]
    [TD]0
    [/TD]
    [TD]0
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]C
    [/TD]
    [TD]Bình thường.
    [/TD]
    [TD]39
    [/TD]
    [TD]97,5
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    - Qua số liệu trên ta thấy rằng: Theo các em HS đánh giá thì môn Vật Lý không phải là quá khó với môn học khác, bởi tỷ lệ ý kiến "rất khó" chỉ có 2,5%, nhưng cũng không phải là môn học quá dễ 0%.
    - Đây cũng là điều đúng và sát thực với mục tiêu giáo dục. Sự tiếp thu kiến thức Vật Lý của các em là khá: 97,5% ý kiến "bình thường".
    3. Xem mức độ hiểu bài của HS khi giáo viên giảng bài, tôi đặt câu hỏi số 3, kết quả thu được:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...