Tài liệu Một số biện pháp tạo biểu tượng nhân vật trong dạy học lịch sử Việt Nam 1954 – 1975 cho học sinh lớp

Thảo luận trong 'Lớp 12' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Một số biện pháp tạo biểu tượng nhân vật trong dạy học lịch sử Việt Nam 1954 – 1975 cho học sinh lớp 12 THPT

    A. MỞ ĐẦU
    1. Lư do chọn đề tài
    Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay, giáo dục và đào tạo ngày càng được coi trọng và trở thành vấn đề bức thiết trước sù bùng nổ thông tin của thế giới hiện đại. Đảng và Nhà nước ta đă đề ra mục tiêu giáo dục hiện nay và quán triệt việc thực hiện tốt nhiệm vô đào tạo ra các thế hệ người phát triển toàn diện về mọi mặt Đức-Trí-Thể-Mỹ và Lao động. Bởi nguồn lực con người là vốn quư giá nhất của bất cứ một quốc gia nào.
    Trên tinh thần phát triển con người chung, sự nghiệp giáo dục ngày càng được đẩy mạnh và phát triển toàn diện. Đặc biệt, việc đổi mới về nội dung, phương pháp dạy học đối với chương tŕnh giáo dục nói chung, trong đó có bộ môn Lịch sử đă và đang đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, cải cách giáo dục là cả một quá tŕnh cần phải luôn luôn được tăng cường có hiệu quả.
    Do đặc trưng riêng biệt của nhận thức lịch sử, việc học tập lịch sử phải dùa trên cơ sở nắm bắt sự kiện và tạo biểu tượng lịch sử. V́ vậy, trong dạy học lịch sử, việc tạo biểu tượng có vai tṛ rất quan trọng. Đặc biệt là tạo biểu tượng về nhân vật lịch sử, v́ sự liện là cơ sở của tri thức lịch sử, mà nhân vật lịch sử là những con người làm lên sự kiện đó. Tuy nhiên, trong dạy học lịch sử một bộ phận giáo viên chưa gắn liền sự kiện lịch sử với nhân vật lịch sử, chưa khắc họa sinh động về chân dung nhân vật. V́ vậy, thực tế cho thấy hiện tượng học sinh nhầm lẫn hoặc không hiểu về nhân vật là phổ biến.
    Ví dụ: Các em nhầm lẫn Bà Trưng, Bà Triệu là hai chị em. Hay khẳng định rằng Lưu Vĩnh Phóc là kẻ cầm đầu bọn loạn đảng cờ đen, nổi dậy chống giặc Pháp và triều đ́nh nhà Nguyễn. Như vậy, là không hiểu đúng về lịch sử.
    Dạy và học bộ môn lịch sử được xem là một nội dung quan trọng trong việc giáo dục đạo đức, t́nh cảm cho học sinh trong nhà trường hiện nay. Tạo biểu tượng các nhân vật lịch sử về những tấm gương người thật việc thật có sức thuyết phục đặc biệt đối với học sinh. Biểu tượng sinh động gây cho các em hứng thó học tập lịch sử, đồng thời khơi dậy mạnh mẽ những xúc cảm lịch sử đúng đắn, góp phần h́nh thành nên nhân cách học sinh. Bên cạnh đó, phát huy năng lực nhận thức độc lập ở các em khi hiểu sâu sắc sự kiện lịch sử.
    Giảng dạy Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975 có vị trí quan trọng trong toàn bộ tiến tŕnh lịch sử Việt Nam, với nội dung phong phú và nhân vật đa dạng để tạo biểu tượng cho học sinh. Việc tạo biểu tượng chân thực về các nhân vật sẽ giúp học sinh h́nh dung được bức tranh lịch sử sinh động của dân téc thời kỳ 1954 – 1975. Trên cơ sở đó, h́nh thành ở các em thái độ khâm phục, biết ơn đối với các anh hùng dân téc đă hi sinh cho cuộc sống độc lập tự do hôm nay. Đồng thời, có thái độ lên án, căm ghét đối với những kẻ xâm lược, những kẻ phản dân hại nước chà đạp lên sương máu dân téc ḿnh. Tuy nhiên, việc tạo biểu tượng các nhân vật lịch sử chỉ có thể phát huy được tính tích cực của nó nếu như nă được đặt trong sự phối hợp hài hoà với hệ thống các phương pháp dạy học khác của bộ môn. Nă được tiến hành với nhiều biện pháp như “Dĩ nhân đối sự” (dùng người chỉ việc), “Dĩ sù đối nhân” (lấy việc để chỉ người), sử dụng phương pháp miêu tả để nêu đặc điểm nhân vật, . Trong thực tế dạy học, các biện pháp đó chưa được sử dụng một cách nhuần nhuyễn.
    Đó là những lƯ do cơ bản để chóng tôi chọn đề tài “Một số biện pháp tạo biểu tượng nhân vật trong dạy học lịch sử Việt Nam 1954 – 1975 cho học sinh líp 12 THPT” với mong muốn bước đầu đi sâu nghiên cứu các biện pháp tạo biểu tượng các nhân vật lịch sử. Hơn nữa, giải quyết tốt đề tài này sẽ là cơ sở vận dụng nó một cách có hiệu quả trong dạy học lịch sử ở trường THPT hiện nay.
    2. Lịch sử vấn đề
    Điểm qua các công tŕnh nghiên cứu có liên quan đến đề tài bài tập giúp chúng tôi có cơ sở nhận thức về qúa tŕnh và mức độ giải quyết các vấn đề đó. Trên cơ sở đó tiếp tục t́m hiểu cụ thể về đề tài đă chọn.
    Trong các tác phẩm lư luận dạy học của M. N. Sácđacôp “Tư duy của học sinh” Nxb Giáo dục Hà Nội 1970 và Hồ Ngọc Đại “Tâm lư dạy học” Nxb Giáo dục 1983 đă đề cập đến việc tạo biểu tượng lịch sử như là một trong các khâu không thể thiếu của quá tŕnh nhận thức lịch sử. Tác giả Hồ Ngọc Đại đă nêu lên vai tṛ của việc tạo biểu tượng thông qua việc khẳng định quá tŕnh tri giác để tạo biểu tượng “sẽ trở thành chỗ dùa khi lĩnh hội tri thức”. Tuy nhiên, với việc đưa ra các lư luận quan trọng trong dạy học nói chung, hai tác phẩm trên chưa đề cập đến các biện pháp sư phạm tạo biểu tượng lịch sử cũng như tạo biểu tượng các nhân vật lịch sử.
    Trong cuốn “Phương pháp dạy học lịch sử” tập 1, Giáo sư Phan Ngọc Liên chủ biên, Nxb Đại học sư phạm 2002. Phần viết của Phó giáo sư. TS Trịnh Đ́nh Tùng về biểu tượng lịch sử đă nêu lên những vấn đề khái quát nhất về biểu tượng lịch sử. Giúp chúng ta hiểu thế nào là biểu tượng lịch sử, vai tṛ và việc phân loại biểu tượng, các biện pháp sư phạm biểu tượng lịch sử.
    Về việc tạo biểu tượng các nhân vật lịch sử đă được đề cập khá rơ trong cuốn “Một số chuyên đề phương pháp dạy học lịch sử” do Phan Ngọc Liên - Trịnh Đ́nh Tùng - Nguyễn Thị Côi - Trần Vĩnh Tường đồng chủ biên. Bài viết của TS Đặng Văn Hồ - Khoa lịch sử - Đại học sư phạm - Đại học Huế với nhan đề “tạo biểu tượng về nhân vật lịch sử để giáo dục tư tưởng, t́nh cảm cho học sinh” đă nêu lên những lí luận cơ bản về tạo biểu tượng nhân vật lịch sử, vai tṛ, ư nghĩa của việc tạo biểu tượng các nhân vật lịch sử, các nguyên tắc và một số biện pháp cụ thể. Bên cạnh đó, bài viết của TS Đặng Thanh Toán “T́m hiểu cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh trong giáo dục lịch sử để giáo dục cho học sinh tinh thần quốc tế chân chính” là một ví dụ làm sáng tỏ những vấn đề lí luận về tạo biểu tượng nhân vật.
    Trong cuốn “Hướng dẫn sử dụng kênh h́nh trong SGK lịch sử THCS phần lịch sử Việt Nam” và cuốn “Kênh h́nh trong dạy học lịch sử ở trường THPT” tập 1 phần lịch sử Việt Nam do Giáo sư Nguyễn Thị Côi chủ biên cho chóng ta nắm được những nội dung lịch sử và phương pháp sử dụng hệ thống kênh h́nh trong dạy học phần lịch sử Việt Nam. Giúp giáo viên lùa chọn các phương pháp phù hợp tạo biểu tượng cho học sinh. Trong đó có chân dung các nhân vật thuộc giai đoạn lịch sử Việt Nam 1954 – 1975.
    Bên cạnh đó, công tŕnh luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Văn Phong với đề tài “Dạy học nhân vật trong bộ môn lịch sử Việt Nam giai đoạn 1858 – 1930 ở trường PT” đă nêu lên những vấn đề lí luận, thực tiễn và hệ thống các phương pháp sư phạm giảng dạy nhân vật lịch sử ở trường PT. Cùng với các đề tài khoá luận thuộc chuyên ngành Phương pháp dạy học lịch sử của các sinh viên khoa sử - ĐHSP Hà Nội trong những năm gần đây nghiên cứu về nhân vật, tạo biểu tượng nhân vật: Luận văn của sinh viên Trần Thị Nhung với đề tài “một số biện pháp giảng dạy nhân vật trong bộ môn lịch sử Việt Nam giai đoạn 1858 – 1930 ở trường PT”. Hay luận văn của sinh viên Nguyễn Văn Tài với đề tài “Về việc tạo biểu tượng các nhân vật lịch sử cho học sinh líp 10 THPT phần lịch sử thế giới cận đại”. Tác giả đă nêu lên những lí luận, hệ thống các nguyên tắc chung khi tạo biểu tượng nhân vật lịch sử và một số biện pháp tạo biểu tượng về nhân vật trong dạy học lịch sử 10 - thế giới cận đại.
    Ngoài ra, trên quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin để hiểu được lịch sử là lịch sử của quần chúng, nhưng cá nhân tiêu biểu có vai tṛ không nhỏ trong sự phát triển của lịch sử; chúng tôi tham khảo bài viết của tác giả Trần Huy Liệu trong nghiên cứu lịch sử số 6 – 1967 với nhan đề “Anh hùng tạo thời thế hay thời thế tạo anh hùng”.
    Trên cơ sở các công tŕnh nghiên cứu, tác phẩm, bài viết trên vấn đề tạo biểu tượng trong dạy học lịch sử được đề cập đến cả lí luận và thực tiễn; song các biện pháp tạo biểu tượng nhân vật trong giai đoạn 1954 – 1975 chưa được đi sâu t́m hiểu. Tuy nhiên đó là những tài liệu quư báu để chóng tôi tổng hợp và nghiên cứu đề tài này.
    3. Đối tượng nghiên cứu, mục đích và nhiện vô đề tài
    - Đối tượng nghiên cứu:
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài được xác định là quá tŕnh tạo biểu tượng các nhân vật lịch sử giai đoạn 1954 – 1975.
    - Mục đích của đề tài:
    Trong phạm vi đề tài một bài tập lớn năm ba chúng tôi muốn trên cơ sở nghiên cứu tài liệu tham khảo, đưa ra một số vấn đề lí luận của việc tạo biểu tượng các nhân vật trong dạy học lịch sử và vận dụng có hiệu quả vào giảng dạy hệ thống nhân vật trong bộ môn lịch sử Việt Nam líp 12 giai đoạn 1954 – 1975.
    - Nhiệm vụ của đề tài:
    Nghiên cứu đề tài này, bài tập nhằm giải quyết các nhiệm vụ sau:
    Nghiên cứu một số vấn đề lí luân của việc tạo biểu tượng các nhân vật lịch sử.
    Kết hợp lí luận và thực tiễn, đưa ra một số biện pháp sư phạm về tạo biểu tượng các nhân vật trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975.
    Điều tra phạm vi hẹp tiếp xúc thực tế của đợt thực tập lần mét, đưa ra được những nhận xét cần thiết trong dạy học về tạo biểu tượng nhân vật trong bộ môn lịch sử Việt Nam ở trường THPT Kim Bảng A – Hà Nam.
    4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
    - Cơ sở phương pháp luận:
    Với đề tài nghiên cứu thuộc nhóm ngành khoa học giáo dục – khoa học xă hội, chúng tôi đứng trên cơ sở của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và nhà nước về giáo dục nói chung và dạy học lịch sử nói riêng. Về mặt nội dung được nghiên cứu trong đề tài c̣ng đảm bảo được tính khoa học và tính Đảng Mácxít – Lêninnít.
    - Phương pháp nghiên cứu:
    Trên cơ sở đề tài thuộc chuyên ngành “Phương pháp dạy học lịch sử” chúng tôi tiến hành nghiên cứu giải quyết các vấn đề của bài tập bằng các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp lịch sử và phương pháp lôgíc, phương pháp nghiên cứu kết hợp lí luận và thực tiễn, phương pháp quan sát thực tế trên phạm vi xác định.
    5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
    Đề tài nghiên cứu việc tạo biểu tượng các nhân vật lịch sử trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước thuộc chương tŕnh lịch sử líp 12 THPT. Đồng thời nghiên cứu các phương pháp nhằm tạo biểu tượng các nhân vật lịch sử giai đoạn 1954 – 1975, giúp học sinh có thể ghi nhớ, khắc sâu h́nh ảnh, vị trí, vai tṛ của từng nhân vật.
    6. Bố cục của đề tài
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, mục lục đề tài gồm hai chương:
    Chương I: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc tạo biểu tượng các nhân vật trong dạy học lịch sử ở trường THPT.
    Chương II: Mét số biện pháp tạo biểu tượng nhân vật trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975 líp 12 THPT.













    B. NỘI DUNG
    Chương I
    CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TẠO BIỂU TƯỢNG CÁC NHÂN VẬT TRỌNG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT

    I. Cơ sở lí lụân chung về tạo biểu tượng các nhân vật trong dạy học lịch sử ở trường THPT
    1. Quan niệm về biểu tượng nhân vật lịch sử
    1.1. Quan niện về biểu tượng lịch sử
    Biểu tượng là khái niệm được giải thích ở các mức độ và lĩnh vực nhận thức khác nhau. Theo tâm lí học, biểu tượng là biểu tượng của kư ức. Tức là những h́nh ảnh của các sự vật, hiện tượng không phải đang được tri giác mà là đă được tri giác trước đây. Trong quá tŕnh tri giác thế giới khách quan, con người phản ánh sự vật và hiện tượng xung quanh ḿnh dưới dạng các h́nh ảnh và sự phản ánh đó mang tính trực quan. Các h́nh ảnh trực quan đó luôn tác động lên các cơ quan thụ cảm khác nhau của hệ thần kinh con người và được duy tŕ một khoảng thời gian nhất định trong ư thức của họ. Với quan niệm trên P. A. Ruđích cho rằng biểu tượng là “Những h́nh ảnh của các sự vật, hiện tượng của thế giới xung quanh được giữ lại trong ư thức và h́nh thành trên cơ sở các tri giác và các cảm giác xảy ra trước đó”.[16;tr 180] Tuy nhiên, trong thực tế các biểu tượng thường mê nhát hơn các tri giác và những dấu hiệu về các sự vật, hiện tượng đă tri giác được có thể không có trong biểu tượng. Quá tŕnh tri giác luôn mang tính trực quan cụ thể. Các h́nh ảnh của biểu tượng phản ánh những đặc điểm bên ngoài của sự vật, hiện tượng. Và trong những trường hợp khác nó phản ánh cả những đặc điểm bên trong của sự vật. Đó là sự nhận thức của hoạt động tư duy. Như vậy, theo tâm lí học biểu tượng là những h́nh ảnh trực quan nảy sinh trong năo người về những sự vật và hiện tượng đă được tri giác trước đây.
    Do đặc trưng của sự nhận thức lịch sử, việc học tập lịch sử không bắt đầu từ trực quan sinh động. V́ lịch sử là những cái đă qua, không thể trực tiếp quan sát quá khứ cũng như tái tạo lại nó trong pḥng thí nghiệm như toán học, hoá học hay vật lí. Bởi vậy, việc học lịch sử phải bắt đầu từ việc nắm các sự kiện và tạo biểu tượng lịch sử. Trong học tập lịch sử không có biểu tượng nảy sinh từ những trực giác đối với các sự kiện, hiên tượng lịch sử. Mà việc h́nh thành nên những biểu tượng lịch sử phải dùa trên những sự kiện, hiện tượng đă được con người nhận thức từ trước để nhằm tái tạo lại một cách chính xác và sinh đông.
    Ví dô: Khi tạo biểu tượng lịch sử về không gian địa lí là thung ḷng Điện Biên Phủ trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. Chóng ta không được trực tiếp quan sát trận địa Điện Biên Phủ tại thời điểm đó được bè trí giữa ta và địch như thế nào. Muốn tạo được biểu tượng, chóng ta phải sử dụng những h́nh ảnh, ghi chép của các phóng viên, nhà báo hay nhà kí sự chiến tranh đă từng được chứng kiến hay nghe kể. Khi đó, biểu tượng lịch sử được h́nh thành dùa trên cơ sở của sự truy giác gián tiếp. V́ vậy, Sácđacốp đă cho rằng biểu tưởng lịch sử là “Biểu tượng của trí tưởng tượng” [17; tr 75].
    Với những quan niệm trên, có thể định nghĩa biểu tượng lịch sử “Là h́nh ảnh về những sự kiện, nhân vật lịch sử, điều kiện địa lí vv . được phản ánh trong óc học sinh với những nét chung nhất, điển h́nh nhất” [8; tr 189].
    C̣ng như biểu tượng nói chung, biểu tượng lịch sử tái hiện những đặc trưng cơ bản nhất của sự kiện,hiện tượng lịch sử.Tuy nhiên, việc tạo biểu tượng lịch sử cho học sinh không chỉ dừng lại ở việc miêu tả bề ngoài mà c̣n đi sâu vào bản chất sự kiện, nêu đặc trưng, tính chất của sự kiện để tiến tới việc nắm khái niệm lịch sử. V́ vậy, biểu tượng lịch sử rất gần với khái niệm sở đẳng (c̣n gọi là khái niệm đơn giản). Nói cách khác, biểu tượng lịch sử là cơ sở để h́nh thành khái niệm.


    1.2. Quan niệm về biểu tượng các nhân vật lịch sử
     
Đang tải...