Luận Văn Một số biện pháp tăng cường giao tiếp Tiếng Việt cho trẻ Mẫu giáo 5 tuổi người dân tộc thiểu số. Môn

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. PHẦN MỞ ĐẦU


    I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

    Trẻ em là nguồn hạnh phúc lớn của mỗi gia đình ,là tương lai của quốc gia dân tộc .Vì vậy, việc chăm sóc giáo dục bảo vệ trẻ em đã trở thành nghĩa vụ và trách nhiệm của gia đình và của toàn xã hội là mối quan tâm hàng đầu của nhiều ngành khoa học ,của nhiều nhà nghiên cứu trên nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam .Ở Việt Nam hiện nay việc quan tâm ,chăm sóc giáo dục bảo vệ trẻ đã được đề cập trong “Luật giáo dục ” và ở điều 19 có nêu : “Mục tiêu củo giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển thể chất ,tình cảm ,trí tuệ ,thẩm mỹ ,hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách ,chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1phổ thông ”.


    Có thể nói rằng giáo dục mầm non là một thâu quan trọng của hệ thống giáo quốc dân, là bậc học chuẩn bị tiên đề cho giáo dục phổ thông theo mục tiêu giáo dục toàn diện, nó sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển nhân cách con người ,vậy vấn đề đặt ra trong lứa tuổi này là phải quan tâm đầy đủ đến giáo dục thể chất ,trí tuệ và tinh thần cho trẻ như C.Mác đã từng khẳng định “ Việc kết hợp giáo dục, trí tuệ, và thể chất không chỉ là một phương tiện tăng thêm sản xuất xã hội mà còn là phương tiện duy nhất để phát triển con người toàn diện ”.


    Ngành học mầm non trong những năm qua có những chuyển biến về chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ không những ở các thành phố lớn, thị xã, thị trấn mà còn được nhân dân ở các vùng ven, miền núi, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số cũng đang từng bước được củng cố. Để thực hiện được vấn đề này một cách có hiệu quả nâng cao chất lượng giao tiếp bằng tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số thì cần phải phát triển ngôn ngữ, bởi vì tiếng Việt là ngôn ngữ thứ hai của trẻ, sự phát triển ngôn ngữ là giúp trẻ tham gia trực tiếp vào các hoạt độngkhác, vì ngôn ngữ là phương tiện để giao lưu tình cảm, về mối quan hệ và cách ứng xử trong xã hội, là sự tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên, cuộc sống xung quanh trẻ. Nhưng đối với người đồng bào dân tộc quả là một vấn đề bức xúc, vận động con em đến tuổi ra lớp không ít khó khăn, họ có lối sống biệt lập giữa các dân tộc nên ít có điều kiện giao tiếp, cách suy nghĩ và khả năng tiếp thu còn hạn chế. Thêm vào đó sự bất đồng về ngôn ngữ giữa cô và trẻ đã gây nhiều khó khăn trong việc giao tiếp, mặt khác họ chưa hiểu đúng đắn về vấn đề học tập, con cái muốn học hành như thế nào cũng được, và muốn ở nhà giữ em vì con cái đông. Đối với trẻ thì không muốn đi học vì đi học sẽ bị gò bó trong khuôn khổ, trẻ thích theo cha mẹ lên rẫy để săn bắn chim, chăn trâu, chăn bò .


    Vì vậy để nâng cao mục tiêu phát triển ngôn ngữ bằng tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi dân tộc thiểu số qua môn làm quen chữ viết này thì người giáo viên trước hết phải tạo ra cho trẻ hứng thú ham thích đi học, và tạo cho trẻ hứng thú học tiếng Việt làm tiền đề để thích ứng với việc tập đọc, tập viết cần tạo được mọi cơ hội khuyến khích trẻ bộc lộ khả năng sáng tạo của cá nhân mình. Cần có những bài thơ, câu chuyện, bài thơ tranh chữ to, tranh minh hoạ, có tác dụng thúc đẩy sự phát triển bước đầu bằng ngôn ngữ đọc, ngôn ngữ viết ở trẻ.


    Song việc chuẩn bị cho quá trình giao tiếp bằng tiếng Việt thông qua tất cả các môn học, thông qua mọi hoạt động của trẻ, việc giao tiếp diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi cần phải tạo được môi trường cho trẻ hoạt động, tổ chức tiết học. Như vậy việc trẻ được hoà lẫn trong các hoạt động vui chơi tự nhiên đầy hứng thú, như một chủ thể tích cực. Thông qua các hoạt động trực tiếp với các sự vật, hiện tượng, qua giao tiếp xã hội mà trẻ làm quen được chữ cái .


    Trong những năm qua chuyên đề tăng cường kỹ năng giao tiếp tiếng Việt cho học sinh mẫu giáo 5 tuổi vùng dân tộc thiểu số đã được sở, phòng mở các lớp tập huấn ,hội thảo, tổ chức thi giáo giỏi các cấp, làm và thi đồ dùng tự tạo phục vụ cho chuyên đề này đạt kết quả cao. Tuy nhiên việc dạy tiếng Việt cho trẻ dân tộc không phải là dễ, mà còn rất nhiều phức tạp bởi vì thời gian trẻ tiếp xúc với cô trên lớp quá ít, chỉ có một buổi, thời gian ở nhà là chính, trẻ lại giao tiếp bằng tiếng dân tộc, tiếng Việt không có ai để giao tiếp cho nên trẻ rất mau quên, trẻ phát âm không chuẩn, viết chữ không được.


    Từ những khó khăn như trên của trẻ học sinh mẫu giáo 5 tuổi người dân tộc giao tiếp bằng tiếng Việt. Để khắc phục được vấn đề này và giúp trẻ tiếp thu được kiến thức mới, học tiếng Việt một cách dễ dàng, đồng thời tạo hứng thú cho trẻ đến trường mạnh dạn, tự tin và tích cực hoạt động, nâng cao khả năng nhận thức cho trẻ ,vốn kinh nghiệm của trẻ được kích thích trẻ phát triển và tiếp xúc giao tiếp với mọi người xung quanh một cách dễ dàng hơn, đó chính là lý do tôi chọn đề tài này.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...