Luận Văn Một số biện pháp tài chính khuyến khích xuất khẩu hàng hóa của các DNN&V

Thảo luận trong 'Kinh Tế Quốc Tế' bắt đầu bởi Ác Niệm, 25/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục
    Danh mục các bảng biểu
    Danh mục các chữ viết tắt 1
    Lời mở đầu 2
    Chương I – Lí luận chung về thúc đẩy xuất khẩu cho các DNN&V
    bằng biện pháp tài chính 4
    I. Khái quát về DNN&V 4
    1. Khái niệm và tiêu chí xác định DNN&V 4
    1.1. Tình hình phát triển và tiêu thức xác định DNN&V ở một số nước
    và khu vực trên thế giới 4
    1.2. Khái niệm và tiêu thức xác định DNN&V ở Việt Nam 6
    2. Vai trò của các DNN&V trong nền kinh tế quốc dân 8
    2.1. DNN&V đóng góp một phần đáng kể vào GDP và tăng trưởng kinh tế 9
    2.2. Góp phần quan trọng vào việc giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, tạo sự ổn định xã hội 10
    2.3. Tận dụng mọi nguồn vốn, phát huy sức mạnh tổng hợp toàn xã hội 12
    2.4. Tạo lập sự phát triển cân đối, từng bước chuyển dịch và hoàn thiện cơ cấu, tăng tính năng động và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế 13
    2.5. Các DNN&V là nơi gieo mầm các tài năng kinh doanh 13
    2.6. DNN&V giữ vai trò quan trọng trong hoạt động xuất khẩu 15
    II. Một số biện pháp tài chính thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của DNN&V phù hợp với quy định của WTO. 18
    1. Biện pháp Thuế hỗ trợ xuất khẩu 8
    1.1. Thuế xuất nhập khẩu 19
    1.2. Thuế giá trị gia tăng 20
    1.3. Thuế tiêu thụ đặc biệt 21
    1.4. Thuế thu nhập doanh nghiệp 21
    1.5. Các loại Thuế khác 21

    2. Biện pháp hỗ trợ vốn sản xuất hàng xuất khẩu cho DNN&V 23
    2.1 Các biện pháp đầu tư 23
    2.1.1. Quỹ đầu tư mạo hiểm 24
    2.1.2. Quỹ hỗ trợ phát triển 24
    2.2 Các biện pháp tài chính tín dụng 26
    2.2.1. Tín dụng ngân hàng 26
    2.2.2. Cho thuê tài chính 27
    2.2.3. Bảo lãnh tín dụng 28
    3. Biện pháp sử dụng chính sách tỷ giá hỗ trợ xuất khẩu cho DNN&V 29
    III. Vai trò của các biện pháp tài chính hỗ trợ xuất khẩu . 30
    1. Kích thích thúc đẩy các tầng lớp dân cư bỏ vốn đầu tư trực tiếp thành lập doanh nghiệp mới tham gia xuất khẩu hoặc mở rộng quy mô sản xuất xuất khẩu của các DNN&V hiện có 31
    2. Góp phần tăng khả năng tích luỹ và huy động vốn từ bên ngoài, giúp doanh nghiệp tăng năng lực tài chính để phát triển sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường xuất khẩu 32
    3. Góp phần quan trọng trong hướng dẫn và điều tiết hoạt động xuất khẩu của các DNN&V, hướng các hoạt động đó vào ngành nghề và khu vực khuyến khích xuất khẩu theo định hướng của Nhà nước 33
    4. Tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu và năng lực cạnh tranh của các DNN&V trên thị trường trong nước và nước ngoài 34
    Chương II – Thực tiễn áp dụng các biện pháp tài chính hỗ trợ xuất khẩu cho DNN&V ở Việt nam 36
    I. Thực trạng hoạt động xuất khẩu của DNN&V ở Việt Nam giai đoạn 1998-2003 . 36
    1. Đánh giá chung về cơ cấu, năng lực sản xuất kinh doanh của DNN&V 36
    1.1. Năng lực vốn 37
    1.2. Trình độ công nghệ 38
    1.3. Chất lượng sản phẩm 39
    1.4. Tốc độ phát triển sản xuất 40
    1.5. Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh 40
    2. Tình hình hoạt động xuất khẩu của các DNN&V 41
    2.1. Kim ngạch xuất khẩu 42
    2.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 43
    2.3. Thị trường xuất khẩu chủ yếu 44
    II. Thực tiễn áp dụng các biện pháp tài chính hỗ trợ xuất khẩu cho các DNN&V ở Việt Nam. 46
    1. Hỗ trợ xuất khẩu thông qua biện pháp Thuế 46
    2. Các biện pháp hỗ trợ vốn cho hoạt động xuất khẩu 50
    2.1. Các biện pháp về đầu tư 50
    2.1.1. Quỹ đầu tư mạo hiểm 50
    2.1.2. Quỹ hỗ trợ phát triển 52
    2.2. Các biện pháp tài chính tín dụng 57
    2.2.1. Tín dụng ngân hàng 57
    2.2.2. Cho thuê tài chính 60
    2.2.3. Bảo lãnh tín dụng 64
    3. Thực trạng hoạt động hỗ trợ xuất khẩu cho DNN&V thông qua chính sách tỷ giá hối đoái 66
    Chương III– Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động hỗ trợ xuất khẩu cho DNN&V bằng các biện pháp tài chính 69
    I. Định hướng phát triển DNN&V Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010 và kinh nghiệm hỗ trợ xuất khẩu cho các DNN&V ở một số nước. 69
    1. Định hướng phát triển DNN&V giai đoạn 2001 - 2010 69
    1.1. Hỗ trợ phát triển DNN&V là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội 69
    1.2. DNN&V cần được ưu tiên phát triển trên cơ sở thị trường trong một số ngành có lựa chọn 70
    1.3. ưu tiên phát triển DNN&V ở nông thôn cả trong nông nghiệp và dịch vụ, coi DNN&V là một bộ phận quan trong chiến lược công nghiệp hoá-hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn 70
    1.4. Khuyến khích phát triển DNN&V trong một số ngành, địa bàn nhất định mà doanh nghiệp lớn không có lợi thế tham gia 71
    1.5. phát triển DNN&V trong mối liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp lớn 72
    1.6. Tiến tới thành lập KCN tập trung dành riêng cho khu vực DNN&V 72
    2. Kinh nghiệm của một số nước (Mỹ, Nhật Bản, CHLB Đức, Hàn Quốc, Malaysia, .) trong việc sử dụng các biện pháp tài chính hỗ trợ xuất khẩu cho các DNN&V 72
    2.1. Miễn giảm Thuế thúc đẩy đầu tư 73
    2.2. Cho phép khấu hao nhanh tài sản cố định 74
    2.3. áp dụng các chính sách tín dụng ưu đãi 74
    2.4. Thực hiện các biện pháp bảo đảm và bảo lãnh tín dụng 76
    II. Một số kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả hỗ trọ xuất khẩu cho DNN&V bằng biện pháp tài chính 78
    1. Điều kiện để thực hiện hiệu quả các biện pháp tài chính hỗ trợ xuất khẩu cho các DNN&V 78
    1.1. Duy trì ổn định kinh tế xã hội 78
    1.2. Kết hợp đồng bộ các giải pháp tài chính với công cụ quản lý vĩ mô 78
    1.3. Hoàn thiện cơ chế và tổ chức quản lý Nhà nước, đại diện của DNN&V 79
    1.4. Các điều kiện khác 80
    2. Một số kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả hỗ trợ xuất khẩu cho các DNN&V 81
    2.1. Đổi mới và hoàn thiện hệ thống Thuế ở Việt Nam 81
    2.2. Giải pháp tạo vốn đáp ứng nhu cầu ngày càng cao cho hoạt động sản xuất, xuất khẩu của DNN&V 85
    2.2.1. Hỗ trợ vốn qua hình thức tín dụng 85
    2.2.2. Giải pháp đầu tư 87
    2.3. Các giải pháp về tỷ giá và chính sách tỷ giá hỗ trợ xuất khẩu cho DNN&V 90
    Kết luận 94
    Danh mục tài liệu tham khảo 96
    Phụ lục

    Lời mở đầu
    1. Tính cấp thiết của đề tài.
    Một trong những nét nổi bật của kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế từ sau chiến tranh thế giới thứ II trở lại đây, đặc biệt là trong khoảng một thập kỷ qua, là sự phát triển mạnh mẽ của xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá và hội nhập kinh tế quốc tế mà một trong đặc trưng cơ bản là sự gia tăng của thương mại quốc tế. Trong xu thế đó, đẩy mạnh thương mại quốc tế, tăng cường xuất khẩu hàng hóa là một yêu cầu cấp thiết trong quá trình quá trình chủ động hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Quá trình hội nhập thương mại quốc tế của Việt Nam có thành công hay không phủ thuộc chủ yếu vào năng lực sản xuất xuất khẩu của các doanh nghiệp, mà trong đó hơn 90% là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNN&V).
    phát triển khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam được Chính phủ và các tổ chức tài trợ nước ngoài xác định là động lực tăng trưởng trong thiên niên kỷ mới. phát triển DNN&V không những sẽ góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế, khuyến khích xuất khẩu mà còn tạo sự ổn định xã hội thông qua tạo nhiều việc làm giải quyết vấn đề lao động và phúc lợi xã hội. ở một nước mà phần lớn lao động làm nông nghiệp như nước ta thì chính DNN&V là tác nhân và động lực thúc đẩy sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá hướng về xuất khẩu.
    Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách biện pháp đổi mới và phát triển kinh tế xã hội. Luật Doanh nghiệp ban hành năm 2000 tháo gỡ khó khăn và tạo điệu kiện dễ dàng cho thành lập doanh nghiệp, số lượng doanh nghiệp đã không ngừng tăng lên. Năm 2001, Chính phủ ban hành Nghị định 90/2001/NĐ-CP về “Trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa” (Nghi định 90) đồng thời thành lập Hội đồng khuyến khích phát triển DNN&V và Cục phát triển DNN&V làm cơ quan đầu mối thực hiện các chương trình hỗ trợ DNN&V. Nhờ những chính sách chủ trưởng đúng đắn của Đảng, DNN&V Việt Nam đã bước đầu được hoạt động trong một môi trường khá thuận lợi và cũng đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, những kết quả đó chưa tương xứng với vị trí và vai trò của DNN&V. Phần lớn các DNN&V vừa mới ra đời còn non trẻ, hạn chế về nhiều mặt không chỉ là năng lực tài chính mà còn năng lực công nghệ, nguồn nhân lực, tên tuổi thương hiệu và khả năng tiếp cận thị trường nhìn chung cũng rất yếu kém.
    Nhận thức được điều đó, người viết chọn đề tài: “Một số biện pháp tài chính khuyến khích xuất khẩu hàng hóa của các DNN&V” làm đề tài Khoá luận tốt nghiệp của mình với hy vọng cùng các công trình nghiên cứu chung góp phần xây dựng các giải pháp tài chính hỗ trợ hiệu quả hoạt động xuất khẩu của các DNN&V.
    2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
    Trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm lý luận cũng như thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu của các DNN&V, từ đó xây dựng, kiến nghị những giải pháp tài chính phù hợp nhằm khuyến khích, hỗ trợ xuất khẩu cho khu vực DNN&V, thực hiện mục tiêu đề ra trong Nghị định 90 nói riêng và chiến lược phát triển kinh tế xã hội chung của đất nước.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của khoá luận
    Đối tượng nghiên cứu của khoá luận là các DNN&V được định nghĩa theo Nghị định 90 NĐ-CP trong mối quan hệ với các giải pháp tài chính hỗ trợ hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp này như: Thuế, tỷ giá, tín dụng và đầu tư .
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Để đạt được các mục tiêu đã đặt ra và làm rõ nội dung của khoá luận, tác giả đã sử dụng các phương pháp tổng hợp, phân tích định tính, phân tích định lượng, các phương pháp so sánh suy luận logic trong quá trình thực hiện khoá luận.
    5. Đóng góp của khoá luận
    Nghiên cứu lý luận và thực tiễn hỗ trợ xuất khẩu cho các DNN&V bằng các giải pháp tài chính có ý nghĩa thiết thực không chỉ trong việc định hướng các chính sách hỗ trợ của Chính phủ mà còn là cơ sở để các Nhà tài trợ, các cơ quan Bộ ngành liên quan hiểu và thực hiện theo hướng ngày càng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho phát triển DNN&V, đảm bảo cho các doanh nghiệp này chủ động và hội nhập thành công vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
    6. Bố cục của khoá luận
    Ngoài Lời mở đầu và kết luận, khoá luận được chia thành 3 chương:
    Chương I: Lý luận chung về thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của DNN&V bằng các biện pháp tài chính
    Chương II: Thực tiễn áp dụng các biện pháp tài chính hỗ trợ xuất khẩu cho DNN&V
    Chương III: Định hướng và một số kiến nghị góp phần hoàn thiện hoạt động hỗ trợ xuất khẩu cho DNN&V bằng biện pháp tài chính.
    Do điều kiện thời gian và nguồn lực có hạn, Khoá luận tốt nghiệp không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Vì vậy tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp cuả Thầy cô và bạn đọc nhằm giúp cho Khoá luận được đầy đủ và hoàn thiện hơn. Qua đây, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Hữu Khải đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành Khoá luận này. Em xin chân thành cảm ơn tập thể giảng viên Khoa kinh tế ngoại thương, Trường Đại học ngoại thương; cán bộ Cục phát triển DNN&V, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; cán bộ Thư viện Quốc gia, Viện Quản lý kinh tế thế giới . đã giúp em hoàn thành xuất sắc khoá luận này.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...