Thạc Sĩ Một số biện pháp sư phạm khắc phục tình trạng yếu kém cho học sinh trong dạy học đại số 10 THPT

Thảo luận trong 'Khoa Học Xã Hội' bắt đầu bởi Lan Chip, 23/9/11.

  1. Lan Chip

    Lan Chip New Member

    Bài viết:
    1,976
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

    MỞ ĐẦU


    a) Xuất phát từ yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo

    Để đào tạo ra được những con người có thể phục vụ tốt cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước, đòi hỏi ngành giáo dục phải đặt ra mục tiêu “đào tạo lớp người lao động có kiến thức cơ bản, làm chủ kỹ năng nghề nghiệp, quan tâm đến hiệu quả thiết thực, nhạy cảm với cái mới, có ý thức vươn lên về khoa học và công nghệ. Xây dựng đội ngũ công nhân lành nghề, các chuyên gia và nhà khoa học, nhà văn hoá, nhà kinh doanh, nhà quản lý” (Luật Giáo dục 1998, [14]).
    Muốn đạt được mục tiêu đó, cần phải đổi mới phương pháp dạy học theo hướng “ . phát huy tính tích cực, tự giác chủ động, tư duy sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” (Luật Giáo dục 1998, [14]).
    b) Xuất phát từ tình hình giáo dục ở nước ta hiện nay

    Trong Báo Lao động số 209 (10/9/2007), tác giả Võ Nguyên Giáp, có thể thấy: Chất lượng giáo dục của nước ta đang là “một vấn đề thời sự”. Hiện tượng “ngồi sai lớp”, tỷ lệ học sinh yếu kém ở các trường không phải là ít. Cách dạy và học nặng về nhồi nhét kiến thức một cách thụ động, thiếu kết hợp học với hành. Học sinh kém về năng lực chủ động và sáng tạo, kém khả năng thực hành, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển đất nước trong tình hình mới. Sự yếu kém về mặt chất lượng giáo dục và đào tạo đã bộc lộ
    một cách rất đáng lo ngại. Sự yếu kém, bất cập và tụt hậu của giáo dục và đào tạo trở thành lực cản đối với sự phát triển nhanh và vững của đất nước ([6]).

    Trong Báo phụ nữ Việt Nam số 78 (29/06/2007), tác giả Đào Ngọc Đệ đã đưa ra nhận xét: Chất lượng và tinh thần học tập của học sinh phổ thông rất yếu kém. Đại trà học sinh học hành không ra gì, chỉ khoảng 30% học sinh thực tâm muốn học tập và sức học tạm được, còn phần đông thì chỉ là sự đi học theo “phong trào” vì bị bắt buộc theo ý của gia đình ([3]).
    Về vấn đề chất lượng giáo dục ở nước ta, trên các phương tiện thông tin đại chúng đã có nhiều ý kiến của những nhà giáo, nhà quản lý giáo dục, .
    như Giáo sư Hoàng Tụy, Giáo sư Văn Như Cương, . Các tác giả này đã có những nhận xét, đóng góp ý kiến rất tâm huyết.
    Trước thực trạng này, cả xã hội và nói riêng là ngành giáo dục và đào tạo đã đặt ra yêu cầu chấn hưng nền giáo dục, trong đó vấn đề được đặc biệt quan tâm đó là cuộc cách mạng ba thực chất “học thật, dạy thật, thi thật”.
    Việc dạy học ở trường THPT hiện nay tuy đã có nhiều cải tiến, song việc dạy học phân hoá, phân loại để bổ sung thêm kiến thức bị “hổng” cho học sinh yếu kém vẫn chưa được thực hiện một cách thường xuyên làm cho các em mất tự tin trong học tập. Do đó, không tạo được động lực bên trong thúc đẩy bản thân họ hoạt động, làm hạn chế tính tự giác, tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh.
    Lớp 10 là lớp đầu cấp THPT nên việc lấp “lỗ hổng” kiến thức về Đại số để HS có được một nền tảng kiến thức cần thiết, tạo điều kiện cho các em học tập tiếp lên các lớp trên và bước vào cuộc sống một cách tự tin. Do đó, giáo viên cần có nhiều biện pháp dạy học cho phù hợp để giúp đỡ các em học sinh yếu kém môn Toán.
    Tất cả chỉ xuất phát từ điều mong muốn duy nhất của toàn xã hội là

    phải đảm bảo tốt chất lượng giáo dục và đào tạo. Chỉ có như thế mới nâng cao được chất lượng con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu hoà nhập cộng đồng kinh tế thế giới.

    Với mong muốn góp phần giải quyết vấn đề trên ở một mức độ và phạm vi nhất định, chúng tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu là: Một số biện pháp sư phạm khắc phục tình trạng yếu kém toán cho học sinh trong dạy học Đại số 10 THPT.


    MỤC LỤC



    NỘI DUNG

    MỞ ĐẦU
    Trang

    1
    CHưƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 5
    1.1. Một số vấn đề về lý luận dạy học 5
    1.1.1. Khái quát về phương pháp dạy học 5
    1.1.2. Dạy học phân hoá 6
    1.1.3. Phân bậc hoạt động 7
    1.1.4. Mối quan hệ giữa dạy học phân hoá và phân bậc hoạt động 8
    1.1.5. Vai trò của dạy học phân hoá, phân bậc hoạt động đối với

    việc khắc phục tình trạng yếu kém Toán cho học sinh trong dạy
    học Đại số 10 THPT

    1.2. Về tình hình yếu kém môn Toán ở trường phổ thông


    9
    1.2.1. Về điều kiện xã hội 11
    1.2.2. Về phía nhà trường và gia đình 11
    1.2.3. Về nội dung chương trình và sách giáo khoa 14
    1.2.4. Về phía học sinh 15
    1.3. Kết luận chương 1 17
    CHưƠNG 2 - XÂY DỰNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP Sư PHẠM
    KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG YẾU KÉM TOÁN 18
    2.1. Về tình hình dạy và học Đại số 10 18
    2.1.1. Về mục tiêu và nội dung chương trình dạy học Đại số 10 18
    2.1.2. Về phía giáo viên 18
    2.1.3. Về phía học sinh 20
    2.2. Định hướng khắc phục tình trạng yếu kém toán 21
    2.2.1. Tôn trọng, bám sát, tập trung nội dung cơ bản của chương 21
    trình và SGK Đại số 10
    2.2.2. Đảm bảo tính vừa sức và tính quá trình của việc khắc phục

    yếu kém Toán

    22
    2.2.3. Phối hợp các biện pháp dạy học cùng với những biện pháp

    hỗ trợ nhằm khắc phục tình trạng yếu kém Toán
    22
    2.3. Một số biện pháp khắc phục tình trạng yêu kém Toán trong

    dạy học Đại số 10

    22
    2.3.1. Giáo viên chú trọng đảm bảo trình độ xuất phát cho HS

    bằng cách rà soát lại để xác định chính xác sự yếu kém. Từ đó

    củng cố vững chắc kiến thức “nền”


    22
    2.3.2. Tổ chức cho học sinh luyện tập vừa sức để rèn luyện những

    kỹ năng cơ bản

    26
    2.3.3. Tăng cường gợi động cơ học tập cho học sinh 27
    2.3.4. Chú trọng hướng dẫn cho học sinh phương pháp học tập

    trên lớp và tự học ở nhà

    34
    2.3.5. Khai thác ưu điểm của yếu tố phân hóa trong dạy học thông

    qua việc phối hợp sử dụng các phương pháp và hình thức dạy học
    38
    2.3.6. Phối hợp với các biện pháp khác để khắc phục những

    nguyên nhân từ nhiều phía

    40
    2.4. Vận dụng các biện pháp trong dạy học đại số 10 40
    2.4.1. Chú trọng dạy học tri thức phương pháp, thuật giải và rèn

    luyện kỹ năng cho HS
    40
    2.4.2. Củng cố kiến thức lý thuyết giúp học sinh hiểu một cách bản chất, từ đó làm cơ sở cho HS có thể vận dụng một cách chính xác
    trong giải Toán ở Đại số 10
    2.4.3. Tăng cường khả năng sử dụng hợp lý, chính xác ngôn ngữ,

    kí hiệu Toán học cho HS
    2.4.4. Tăng cường việc gợi động cơ, phân bậc hoạt động học Toán

    cho HS
    78
    2.4.5. Cần quan tâm hơn nữa việc hướng dẫn học sinh phương

    pháp học trên lớp và cách tự học ở nhà
    88
    2.4.6. Khai thác, vận dụng dạy học phân hóa 93
    2.5. Kết luận chương 2 117
    CHưƠNG 3 - THỰC NGHIỆM Sư PHẠM 118
    3.1.Mục đích thực nghiệm 118
    3.2. Nội dung thực nghiệm 118
    3.3. Tổ chức thực nghiệm 127
    3.3.1. Chọn lớp thực nghiệm 127
    3.3.2 Tiến hành thực nghiệm 128
    3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm 128
    3.5 Kết luận chương 3 131
    KẾT LUẬN 132
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 133

    [charge=450]http://up.4share.vn/f/7b4a424f49434e43/LV_08_SP_GD_NTTH.pdf.file[/charge]
     
Đang tải...