Thạc Sĩ Một số biện pháp sư phạm giúp đỡ học sinh yếu kém trong dạy học tổ hợp - xác suất ở trường THPT miền

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 18/12/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ii
    LỜI CẢM ƠN
    Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô giảng dạy, tham gia đào tạo
    sau đại học chuyên ngành Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Toán, các thầy cô
    giáo giảng dạy tại khoa Toán, các thầy cô phòng Sau đại học Trường Đại học Sư
    phạm Thái Nguyên, những người đã giảng dạy, góp ý kiến và tạo điều kiện giúp đỡ
    em hoàn thành nhiệm vụ học tập và nghiên cứu.
    Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo PGS. TS. Nguyễn Anh Tuấn
    người đã trực tiếp hướng dẫn khoa học và tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em trong suốt thời
    gian xây dựng đề cương, nghiên cứu và thực hiện luận văn.
    Em xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng đào tạo và nghiên cứu khoa
    học, thư viện trường Đại học sư phạm Thái Nguyên; Trung tâm học liệu Đại học Thái
    Nguyên; thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi
    giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
    Xin cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ tận tình, động viên kịp thời của Ban giám
    hiệu và bạn bè đồng nghiệp trường THPT Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang.
    Sau cùng, tác giả xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè, những người
    luôn động viên, tạo điều kiện cả về vật chất lẫn tinh thần cho tôi trong suốt quá trình
    học tập cũng như hoàn thành luận văn.
    Trong quá trình học tập và nghiên cứu, mặc dù bản thân rất nỗ lực cố gắng,
    nhưng do thời gian có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu chưa nhiều nên luận văn không
    tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, kính mong nhận được sự góp ý của quý thầy
    cô và bạn đọc để luận văn được hoàn thiện hơn.
    Xin chân thành cảm ơn!
    Thái Nguyên, tháng 6 năm 2015
    Tác giả


    Đinh Thị Hậu
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ iii
    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN i
    LỜI CẢM ƠN . ii
    MỤC LỤC . iii
    CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT iv
    DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ . v
    MỞ ĐẦU 1
    1. Lí do chọn đề tài . 1
    2. Mục đích nghiên cứu 3
    3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
    4. Giả thuyết khoa học 4
    5. Phương pháp nghiên cứu 4
    6. Cấu trúc luận văn 4
    Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 5
    1.1. Một số vấn đề về lí luận dạy học . 5
    1.1.1. Khái quát về PPDH 5
    1.1.2. DH phân hóa . 5
    1.1.3. Phân bậc HĐ . 7
    1.1.4. Gợi động cơ trong học tập 8
    1.1.5. Những tình huống điển hình trong DH Toán . 10
    1.2. Tình hình dạy và học tổ hợp xác suất ở trường THPT miền núi . 16
    1.2.1. Thực trạng dạy và học môn Toán hiện nay ở trường THPT miền núi . 16
    1.2.2. Tình hình DH nội dung “TH-XS” và những yếu kém của HS miền núi 22
    1.3. Kết luận chương 1 26
    Chương 2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP SƯ PHẠM GIÚP ĐỠ HS YẾU KÉM
    TRONG DẠY HỌC TỔ HỢP - XÁC SUẤT Ở TRƯỜNG THPT MIỀN NÚI 27
    2.1. Định hướng xây dựng và sử dụng biện pháp sư phạm 27
    2.1.1. Phù hợp với yêu cầu và tiêu chí đổi mới PPDH môn Toán ở trường THPT 27
    2.1.2. Phù hợp với đối tượng HS THPT miền núi 28
    2.1.3. Phối hợp các biện pháp sư phạm trong quá trình DH “TH-XS” nhằm khắc
    phục yếu kém toán cho HS miền núi . 28
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ iv
    2.2. Một số BPSP nhằm khắc phục tình trạng yếu kém toán trong dạy học tổ hợp -
    xác suất . 29
    2.2.1. Nhóm biện pháp thứ nhất: Củng cố kiến thức “nền” để đảm bảo trình độ
    xuất phát cho HS khi học TH-XS 29
    2.2.2. Nhóm biện pháp thứ hai: 38
    2.2.3. Nhóm biện pháp thứ ba: Tiến hành gợi động cơ, gây hứng thú học tập cho
    HS yếu kém . 46
    2.2.4. Nhóm biện pháp thứ tư: Giúp đỡ HS tự học trên lớp và ở nhà 54
    2.2.5. Nhóm biện pháp thứ năm: Tổ chức cho HS phát hiện và sửa chữa sai lầm
    trong học tập TH-XS . 60
    2.3. Kết luận chương 2 66
    Chương 3 . 67
    Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 67
    3.1. Mục đích thực nghiệm . 67
    3.2. Nội dung, kế hoạch và phương pháp thực nghiệm 67
    3.2.1. Nội dung thực nghiệm 67
    3.2.2. Kế hoạch thực nghiệm 67
    3.2.3. Phương pháp thực nghiệm 67
    3.3. Giáo án thực nghiệm 68
    3.4. Kết quả thực nghiệm và đánh giá 84
    3.5. Kết luận chương 3 87
    KẾT LUẬN 88
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 89
    PHỤ LỤC



    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ iv
    CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

    Viết tắt Viết đầy đủ
    BPSP Biện pháp sư phạm
    DH Dạy học
    GV Giáo viên
    HĐ Hoạt động
    HS Học sinh
    PP Phương pháp
    PPDH Phương pháp dạy học
    SGK Sách giáo khoa
    THCS Trung học cơ sở
    THPT Trung học phổ thông
    TH-XS Tổ hợp - Xác suất
    Tr. Trang




    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ v
    DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
    Bảng
    Bảng 3.1: Kết quả bài kiểm tra 45 phút trước thực nghiệm . 68
    Bảng 3.2: Kết quả tổng hợp của bài kiểm tra 45 phút (sau thực nghiệm) . 86

    Biểu đồ
    Hình 3.1: Biểu đồ hình cột tần suất ghép lớp về kết quả bài kiểm tra trước
    thực nghiệm của hai lớp 11B2 và 11B4 . 68
    Hình 3.2: Biểu đồ hình cột tần suất ghép lớp về kết quả bài kiểm tra một tiết
    số 2 của hai lớp 11B2 và 11B4 . 86


    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 1
    MỞ ĐẦU
    1. Lí do chọn đề tài
    Xuất phát từ quan điểm chỉ đạo của Đảng và nhà nước ta đối với giáo dục:
    Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của
    toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các
    chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
    Trong Luật Giáo dục nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy
    định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ
    động sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi
    dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác
    động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” [7, Điều 28,
    mục 2, Luật Giáo dục 2005].
    Ngày 4/11/2013 tại Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn
    diện Giáo dục và Đào tạo đáp ứng yêu cầu Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa trong điều
    kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, nhiệm vụ và
    giải pháp đổi mới toàn diện Giáo dục và Đào tạo được xác định là: “Tiếp tục đổi mới
    mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ
    động sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền
    thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến
    khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát
    triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa
    dạng chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng
    dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học” [1, Mục III.2 - khoản B,
    Nghị quyết số 29 - NQ/TW 2013].
    Trong những năm gần đây phong trào đổi mới phương pháp dạy học (PPDH)
    được đẩy mạnh ở tất cả các cấp học và đã đạt những thành tựu đáng kể. Đối với môn
    Toán trong chương trình trung học phổ thông (THPT) việc đổi mới PPDH đã và đang
    diễn ra rất mạnh mẽ, có nhiều kết quả nghiên cứu về việc áp dụng những mô hình và
    kỹ thuật dạy học (DH) như thảo luận nhóm, thiết kế bài giảng điện tử, ứng dụng phần
    mềm DH, dạy cách học tập phát hiện và giải quyết vấn đề, DH khám phá Tuy
    nhiên, đó mới là những cách tiếp cận chung trong khi cốt lõi của đổi mới nằm ở
    những kỹ năng DH cụ thể của giáo viên (GV).
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 2
    Thực tiễn DH cho thấy: do trình độ của học sinh (HS) không đồng đều và thời
    lượng quy định cho từng tiết học không cho phép thực hiện chỉ một PPDH duy nhất
    trong DH Toán mà phải kết hợp nhiều phương pháp (PP) khác nhau. Yếu tố quyết
    định thành công trong việc DH phối hợp này là phải đảm bảo thể hiện đúng bản chất
    cũng như phát huy lợi thế của từng PP.
    Trong chương trình môn Toán ở THPT, chủ đề Tổ hợp - Xác suất (TH-XS) là
    một nội dung mới được đưa vào trong những năm gần đây, và gần như không có tính
    lặp lại trong mạch kiến thức toán phổ thông như nhiều chủ đề khác, trong đó xuất
    hiện nhiều thuật ngữ, ký hiệu, khái niệm mới. Vì thế đa số GV chưa có nhiều kinh
    nghiệm giảng dạy nội dung này. Đây cũng là một chủ đề khó đối với HS bởi tính mới
    và tính thực tiễn cao mà rất nhiều GV khi DH đều chưa chú ý một cách đúng mức
    đến những biện pháp đảm bảo và phát huy hơn chất lượng, hiệu quả DH chủ đề; dạy
    như sách giáo khoa (SGK), không có tính lôi cuốn hấp dẫn trong khi vốn nội dung
    này lại xuất phát nhiều từ thực tiễn.
    Mặt khác, từ thực tiễn công tác giảng dạy tại hai trường THPT thuộc huyện
    Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang trong tám năm qua, chúng tôi nhận thấy:
    Vì hiện nay không tổ chức kỳ thi tốt nghiệp Trung học cơ sở (THCS) nên có
    không ít HS được “đẩy lên” THPT để đáp ứng chỉ tiêu về số lượng, . nhưng chất
    lượng chưa đảm bảo. Trong môn Toán, tình trạng đầu vào của khá nhiều HS thực
    chất chỉ ở mức học lực yếu, thậm chí có cả HS học kém. Vốn kiến thức toán đã học ở
    THCS của HS còn tồn tại rất nhiều “lỗ hổng”, khả năng tính toán của các em kém hẳn
    so với HS miền xuôi, và vì thế bản thân các em không thích học toán. HS ở các
    trường THPT miền núi nói chung ham làm hơn ham học, ít có thời gian đầu tư cho
    việc ôn luyện bài và thường có tâm lý e ngại, rụt rè, ít phát biểu ý kiến xây dựng bài
    học. HS yếu kém thường ham chơi, ngại học, trí tuệ kém phát triển, khả năng tiếp thu
    chậm vậy mà để học tốt nội dung “TH-XS” thì đòi hỏi các em phải tích cực phát biểu
    nêu ý kiến nhận xét từ việc kiểm nghiệm với thực tế; vì thế HS ở đây hạn chế rất
    nhiều trong lĩnh hội kiến thức nội dung này. Chính vì lẽ đó chúng tôi thấy cần tìm
    giải pháp để nâng cao chất lượng đại trà, giảm bớt tỉ lệ yếu kém trong môn Toán, nói
    riêng là đối với chương “TH-XS” (Đại số và Giải tích 11 - Ban cơ bản).
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3
    Bên cạnh đó có nguyên nhân do còn một số GV Toán THPT ở miền núi chưa
    thực sự vững vàng, thường dạy thụ động theo SGK, ngại đổi mới nên cũng chưa tạo
    được động cơ học tập phù hợp cho HS khi học toán, chưa gắn được nội dung tổ hợp
    và xác suất với những nội dung kiến thức Toán học khác mà HS đã học.
    Ngoài ra, trong nhiều năm gần đây, qua tham khảo thiết kế và sưu tầm các bài kiểm
    tra, nội dung ôn luyện, các đề thi vào Đại học, Cao đẳng tôi nhận thấy vị trí và vai trò của
    nội dung “TH-XS” là khá quan trọng, mức độ đòi hỏi cũng không quá cao, chỉ cần HS nỗ
    lực hơn trong học tập và GV đưa ra được những biện pháp DH phù hợp với những đặc
    điểm, yêu cầu trên thì kết quả đạt được trong DH nội dung này sẽ được cải thiện rất nhiều
    và có những thành tích đáng kể.
    Bản thân tôi là GV dạy toán công tác ở một trường THPT miền núi phía bắc Việt
    Nam, vì thế tôi mạnh dạn lựa chọn chuyên ngành Lý luận và PPDH bộ môn Toán khi
    được cử đi học hệ đào tạo Thạc sĩ với mong muốn đem những hiểu biết của mình về
    đóng góp xây dựng quê hương và tích cực thực hiện mục tiêu đổi mới nêu trên.
    Căn cứ vào những lý do đã nêu, chúng tôi đã chọn vấn đề "Một số biện pháp sư
    phạm giúp đỡ học sinh yếu kém trong dạy học Tổ hợp - Xác suất ở trường THPT
    miền núi" làm đề tài nghiên cứu.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Đề xuất một số biê ̣n pháp sư phạm (BPSP) nhằm giúp đỡ HS yếu kém ở các
    trường THPT miền núi trong da ̣y học chương 2 “TH-XS” (Đại số và Giải tích 11).
    3. Nhiệm vụ nghiên cứu
     Nghiên cứu cơ sở lý luận về DH Toán, về khắc phục tình trạng yếu kém môn Toán
    cho HS.
     Nghiên cứu nội dung “TH-XS” ở lớp 11 và thực tiễn DH nội dung này ở một số
    trường THPT miền núi.
     Đề xuất một số BPSP nhằm khắc phục tình trạng yếu kém môn Toán trong da ̣y
    học nội dung “TH-XS” ở lớp 11 cho HS THPT miền núi.
     Thiết kế một số bài soạn minh họa cho những BPSP đã đề xuất.
     Thực nghiê ̣m sư pha ̣m nhằm kiểm tra, đánh giá tính khả thi và hiê ̣u quả của những
    BPSP đã đề xuất.
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 4
    4. Giả thuyết khoa học
    Nếu xây dựng được và khai thác hợp lý những BPSP đề xuất trong luận văn thì
    có thể giúp đỡ HS khắc phục tình trạng yếu kém khi học nội dung Tổ hợp - Xác suất
    (Đại số và Giải tích 11), góp phần nâng cao chất lượng học tập của HS.
    5. Phương pháp nghiên cứu
     Phương pháp nghiên cứu lý luận : Nghiên cứu các giáo trình và tài liệu về PPDH
    môn Toán, SGK và sách giáo viên Đại số và Giải tích 11, sách báo viết về
    thực trạng dạy học tại miền núi và tình trạng yếu kém Toán, các sách tham
    khảo, luâ ̣n văn, luâ ̣n án, tạp chí chuyên ngành . có liên quan đến đề tài.
     Phương pháp quan sát, điều tra: Tìm hiểu thực trạng dạy và học nội dung “TH-XS”
    ở các trường THPT miền núi, điều tra tình hình yếu kém toán và đặc biệt chú ý xem
    xét cách thức DH đã, đang được các GV ở đây áp dụng khi dạy nội dung trên.
     Phương pháp thực nghiệm sư phạm : Tổ chức thực nghiê ̣m sư pha ̣m đối với các
    BPSP đã đề xuất để xem xét tính khả thi và hiê ̣u quả trong DH TH-XS nói riêng,
    môn Toán nói chung.
     Phương pháp thống kê toán học:
    Sử dụng các kiến thức và phương pháp của thống kê toán học để:
    + Điều tra trước khi thực hiện giải pháp.
    + Kiểm định kết quả sau khi thực nghiệm sư phạm.
    6. Cấu trúc luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm có 3 chương:
    Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn.
    Chương 2: Một số biện pháp sư phạm giúp đỡ học sinh yếu kém trong dạy học
    Tổ hợp - Xác suất ở trường THPT miền núi.
    Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.
     
Đang tải...