Chuyên Đề Một số biện pháp sử dụng những mẩu chuyện trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1954-1975 ở lớp 12 THPT

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Trong thời đại ngày nay, khi tiềm năng trí tuệ trở thành động lực chính đảm bảo sự phát triển xã hội thì giáo dục – đào tạo được coi là nhân tố quyết định sự thành bại của mỗi quốc gia. Đại Hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ VIIđã chỉ rõ giáo dục là quốc sách hàng đầu và khẳng định mục tiêu của giáo dục là: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, hình thành đội ngũ lao động có tri thức, có tay nghề, có năng lực thực hành tự chủ, năng động sáng tạo, có đạo đức cách mạng, tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội”[47.81].
    Đổi mới phương pháp dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng là một trong những vấn đề mang tính chiến lược cấp thiết trước những yêu cầu đổi mới toàn diện của đất nước nhằm thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Song đổi mới như thế nào, đổi mới những gì về giáo dục là vấn đề quan trọng. Cùng với việc đổi mới về nội dung, chương trình giảng dạy, chúng ta cần đổi mới cả về phương pháp dạy học để đáp ứng được nhiệm vụ cách mạng nước ta hiện nay, là yêu cầu khách quan để thực hiện tốt phương hướng phát triển sự nghiệp giáo dục – đào tạo của nước ta trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước: “tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung giáo dục, phương pháp dạy và học, hệ thống hoá quản lý giáo dục, thực hiện chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá”. [14.23]
    Bộ môn lịch sử với tư cách là một môn khoa học xã hội cũng góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu đào tạo thế hệ trẻ. Những kiến thức lịch sử thế giới, lịch sử dân tộc từ cổ đến kimcó tác dụng không chỉ đến trí tuệ mà cả trái timhọc sinh. Các con người thực, việc thực trong quá khứ sẽ khơi dậy trong học sinh những tư tưởng tình cảm đúng đắn, mà những tư tưởng tình cảm này là hành trang cần thiết cho thế hệ trẻ trong điều kiện hội nhập với thế giới. Nhà sử học Xô viết Patusô đã khẳng định: “Muốn đào tạo con người phù hợp với thời đại chúng ta, cần phải không ngừng cải tiến và nâng cao chất lượng dạy học lịch sử. Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật, sự hứng thú, hấp dẫn ngày càng tăng đối với hiện tại không hề làm giảm bớt sự chú ý của ta đối với việc dạy học lịch sử. Chính lịch sử là bằng chứng hiển nhiên về sự toàn thắng của công cuộc xây dựng đối với sự tàn phá, chiến thắng của hoà bình đối với chiến tranh, sự gần gũi hiểu biết của các dân tộc về văn hóa và các mặt khác, khắc phục tình trạng biệt lập”[17.22]. Lịch sử không đơn giản chỉ là quá khứ mà còn là sự kết tinh những giá trị xã hội sâu sắc, nó có ý nghĩa to lớn trong việc giáo dục truyền thống, tư tưởng chính trị, đạo đức và phát triển óc thẩm mĩ cho học sinh như: giáo dục lòng yêu nước, truyền thống dân tộc, lòng biết ơn Đảng, Bác Hồ Lịch sử không chỉ giáo dục cho học sinh tình cảm yêu ghét trong đấu tranh giai cấp mà còn bồi dưỡng cho các em năng lực đối xử với mọi người xung quanh, biết yêu quý cái đẹp, yêu lao động, sự căm thù quân cướp nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng, khơi dậy ở học sinh sự thông cảm sâu sắc và lòng kính yêu đối với quần chúng nhân dân. Bởi vì lịch sử chính là “cô giáo của cuộc sống”, giúp các em có ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và kế tục xứng đáng sự nghiệp cách mạng dân tộc của cha ông trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
    Hiện nay nội dung chương trình sách giáo khoa đã có sự đổi mới, trong thực tế xuất hiện ngày càng nhiều giờ dạy tốt của giáo viên giỏi, tâm huyết với nghề nhưng tình trạng phổ biến hiện nay vẫn là lối dạy truyền thống thầy giảng – trò nghe, thầy đọc – trò chép, chưa phát huy được tính tích cực của học sinh. Giáo viên phổ thông nói chung và giáo viên lịch sử nói riêng còn nặng về thông báo kiến thức, chưa thực sự phát huy vai trò chủ đạo để tổ chức, hướng dẫn, điều khiển học sinh tự chiếm lĩnh tri thức. Do đó phải đẩy mạnh hơn nữa việc đổi mới phương pháp dạy học. Một phương pháp quan trọng đó là sử dụng tài liệu tham khảo trong đó có sử dụng những mẩu chuyện lịch sử nhằm nâng cao hiệu quả bài học cho học sinh.
    Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 đến 1975 có vị trí quan trọng trong tiến trình lịch sử dân tộc. Đây là thời kì nhân dân hai miền Nam Bắc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược khác nhau. Nhân dân miền Bắc vừa hàn gắn vết thương chiến tranh, vừa khôi phục kinh tế, xây dựng CNXH, vừa đấu tranh chống lại chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ và hết lòng chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến lớn miền Nam. Nhân dân miền Nam anh dũng đấu tranh hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến tới thống nhất nước nhà. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước đã đưa nhân dân Việt Nam bước vào thời kì lịch sử mới, thời kì cả nước xây dựng CNXH. Có thể nói trong giai đoạn này gắn với mỗi bước phát triển của lịch sử là những sự kiện, nhân vật cụ thể được ghi lại trong sử sách. Những mẩu chuyện lịch sử về sự kiện, nhân vật có tác dụng cụ thể hóa kiến thức, giúp các em tái hiện quá khứ một cách chân thực, tránh hiện đại hóa lịch sử. Đồng thời có tác dụng mạnh mẽ đến tư tưởng tình cảm của học sinh, hình thành trong các em lý tưởng sống cao đẹp và ý thức trách nhiệm của mình với quê hương đất nước, tin tưởng vào con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng và Bác đã lựa chọn.

    Vì vậy để nâng cao hiệu quả bài học lịch sử cho học sinh và vận dụng nó trong bài dạy một cách tốt nhất, chúng tôi mạnh dạn đi sâu vào tìm hiểu việc sử dụng những mẩu chuyện trong dạy học lịch sử dân tộc giai đoạn 1954 đến 1975.
    2. Lịch sử vấn đề
    Về vấn đề sử dụng tài liệu tham khảo nói chung đã có nhiều nhà giáo dục: giáo dục lịch sử nước ngoài và trong nước quan tâm, nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn lịch sử.
    Thành công nhất phải kể đến tiến sỹ N.Đ.Đairi trong cuốn Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào”. Ông đã đề cập đến tính đa dạng của kiến thức và cần thiết phải trang bị cho giờ học các phương tiện dạy học, sử dụng tài liệu tham khảo khác như một nguồn kiến thức để cụ thể hóa kiến thức trong sách giáo khoa nhằm “gây hứng thú với giờ học”. Để có một giờ học tốt người giáo viên phải kết hợp được nhiều khâu khác nhau, quan trọng nhất là tham khảo các tài liệu để làm cho nội dung bài giảng phong phú, chính xác.
    Hay A.A Vaghin trong cuốn “Phương pháp dạy học lịch sử ở trường trung học”, Nxb giáo dục Matxcơva, 1978 (tài liệu dịch) đã nêu lên những vấn đề cơ bản về phương pháp dạy học lịch sử trong đó có phương pháp sử dụng tài liệu lịch sử vào dạy học.
    Ở Việt Nam trong cuốn “Giáo dục học” của Hà Thế Ngữ – Đặng Vũ Hoạt, tập 1, NXBGD Hà Nội, 1987cũng đã chỉ ra rằng, một trong những biện pháp nhằm phát huy tính tích cực, tính độc lập trong hoạt động nhận thức của học sinh là việc sử dụng tài liệu tham khảo vào dạy học.
    Đặc biệt trong các giáo trình “Phương pháp dạy học lịch sử” cũng đánh giá cao vai trò của việc sử dụng tài liệu tham khảo trong đó có tài liệu về những mẩu chuyện lịch sử:
    Giáo trình phương pháp giảng dạy lịch sử, tập I, NXBGD năm 1966, của [I]Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị đã đề cập đến việc sử dụng tài liệu tham khảo: là một nguồn cung cấp tri thức quan trọng cho học sinh, là một bằng chứng hiển nhiên, hùng hồn, sinh động về một thời đại lịch sử, một nước, một sự kiện, một nhân vật nhất định. Tài liệu lịch sử giúp cho học sinh cụ thể hóa kiến thức thu nhận được, tạo một biểu tượng chân thực, rõ ràng, sinh động và làm cho kiến thức của các em được phong phú, sâu sắc hơn.
    Giáo trình [B]phương pháp dạy học lịch sử, tập I, NXBGD năm 1976 của [I]Phan Ngọc Liên và Trần Văn Trị tiếp tục khẳng định ý nghĩa quan trọng của tài liệu lịch sử đối với việc nghiên cứu khoa học cũng như đối với việc dạy học lịch sử ở trường phổ thông và đã đưa ra một số phương pháp sử dụng tài liệu lịch sử.
    Trong cuốn [B]phương pháp dạy học lịch sử, NXBGDnăm 1992, đã tái bản có sửa chữa, bổ sung vào các năm 1998, 1999, 2000, 2001 do [I]Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị chủ biên cũng tiếp tục khẳng định ý nghĩa của việc sử dụng tài liệu tham khảo và chỉ rõ các nguyên tắc, phương pháp sử dụng trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông.
    Trong cuốn “[B]Phương pháp dạy học lịch sử” của [I]Phan Ngọc Liên (Cb), Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi, tập II, NXB ĐHSP, 2002 đã đề cập một cách chi tiết hơn vì sao phải sử dụng tài liệu tham khảo, vai trò, ý nghĩa, nguyên tắc và phương pháp sử dụng như thế nào? Việc sử dụng tài liệu tham khảo giúp cho học sinh có cơ sở để nắm vững bản chất các sự kiện, hình thành các khái niệm, hiểu rõ những quy luật, bài học quan trọng của lịch sử, rèn luyện cho học sinh thói quen nghiên cứu khoa học, phát triển tư duy lịch sử.
    Bên cạnh đó, trong các tài liệu chuyên khảo của một số tác giả đã tiếp tục nghiên cứu và đưa ra ý kiến, đề xuất các biện pháp để sử dụng tài liệu tham khảo:
    Trong đó phải kể đến cuốn [B]Đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông ([B]Một số chuyện đề), NXBĐHSP Hà Nội, 2005của [I]Phan Ngọc Liên (cb), đã có một số bài viết của các tác giả đề cập đến việc sử dụng tài liệu trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông như: [I]Sử dụng tài liệu Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông (GS. Phan Ngọc Liên), [I]Sử dụng văn kiện Đảng trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông(TS. Đỗ Hồng Thái). Các tác giả đã đưa ra hình thức, biện pháp sử dụng tài liệu Hồ Chí Minh và văn kiện Đảng trong dạy học bộ môn ở trường phổ thông và khẳng định tấm quan trọng của nguồn tài liệu này đối với công tác giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh.
    Cuốn [B]“Các con đường biện pháp nâng cao hiệu quả bài học lịch sử ở trường phổ thông” của [I]Nguyễn Thị Côi, NXB ĐHSP, 2006 cho rằng: Một trong những biện pháp để nâng cao hiệu quả bài học là việc trình bày hình ảnh, xúc cảm lịch sử cho học sinh để tạo nên hình ảnh về con người, sự kiện trong dạy học lịch sử. Nguồn gốc, phương tiện tạo nên hình ảnh về sự kiện, con người quá khứ trong dạy học lịch sử là lời nói của giáo viên và học sinh, tranh ảnh, bản đồ, các đoạn trích từ tác phẩm văn học, nghệ thuật, phim ảnh Qua đó đã khẳng định vai trò quan trọng của việc sử dụng tài liệu tham khảo trong dạy học lịch sử.
    Ngoài ra, vấn đề này còn được đăng tải trên các tạp chí nghiên cứu giáo dục, nghiên cứu lịch sử. Một số bài viết như:
    [B]- Tình hình sử dụng tài liệu của Chủ Tịch Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông của Hoàng Đình Chiến, NCGD số 2/1992.
    [B]- Các nguồn sử liệu và nhận thức lịch sử của Nguyễn Văn Thâm, NCLS số 5/1991.
    - [B]Phương pháp kể chuyện lịch sử trong dạy học lịch sử ở THCS của Th.s Nguyễn Văn Đằng (Trường CĐSPHN), NCGD, tháng 5 năm 2000.
    [B]- Về việc sử dụng tài liệu tham khảo trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông hiện nay của Hoàng Đình Chiến, NCLS số 3 năm 1992
    [B]- Những vấn đề trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông hiện nay của GS. Phan Ngọc Liên – Nguyễn Thị Côi, NCLS số 4 năm 1991.
    Đặc biệt là một số luận án PTS, khóa luận tốt nghiệp đại học của nghiên cứu sinh và sinh viên khoa Lịch sử trường ĐHSPHN cũng đề cập đến vần đề này và vận dụng lý luận về sử dụng tài liệu tham khảo trong dạy học lịch sử, coi đó là một biện pháp nâng cao hiệu quả bài học.
    - Hoàng Đình Chiến, [B]Sử dụng tác phẩm của Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 12 THPT, Luận án PTS, ĐHSP Hà Nội, 1993.
    - Bùi Thị Dinh, [B]Tìm hiểu tiểu sử và hoạt động của các nhân vật lịch sử để dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975 ở lớp 12 THPT,Khóa luận tốt nghiệp, 1998.
    Như vậy, vấn đề sử dụng tài liệu tham khảo trong dạy học lịch sử đã được nhiều nhà giáo dục và giáo dục lịch sử đề cập đến trong các công trình nghiên cứu của mình. Đó là những gợi mở quí giá về mặt lý luận cho chúng tôi khi nghiên cứu đề tài. Song vẫn chưa có một luận án hay khóa luận tốt nghiệp nào đi sâu vào sử dụng những mẩu chuyện trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 đến 1975.
    [B]3. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài
    [B]3.1. Mục tiêu
    Trên cơ sở tìm hiểu lý luận về sử dụng tài liệu tham khảo nói chung, mẩu chuyện lịch sử nói riêng đề tài đi sâu vào tìm hiểu, khai thác những mẩu chuyện lịch sử giai đoạn từ 1954 đến 1975 và đề xuất một số biện pháp sử dụng trong dạy học.
    [B]3.2. Nhiệm vụ
    Để đạt được mục tiêu trên, đề tài cần giải quyết các nhiệm vụ sau:
    - Tìm hiểu lý luận về sử dụng tài liệu tham khảo nói chung, tài liệu về mẩu chuyện lịch sử nói riêng trong dạy học bộ môn ở trường THPT.
    - Điều tra, quan sát thực tế dạy học lịch sử ở trường phổ thông.
    - Khai thác nội dung của giai đoạn lịch sử từ 1954 đến 1975 ở lớp 12 THPT, xác định những mẩu chuyện lịch sử cần thiết, có thể sử dụng để nâng cao hiệu quả bài học.
    - Đề xuất một số biện pháp sử dụng những mẩu chuyện lịch sử trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 đến 1975.
    - Soạn bài thực nghiệm và tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm tra tính khả thi của các biện pháp đưa ra.
    [B]4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
    [B]4.1. Cơ sở phương pháp luận
    Cơ sở phương pháp luận của đề tài là những quan điểm của chủ nghĩa MácLênin; tư tưởng Hồ Chí Minh; các văn kiện của Đảng và nhà nước về giáo dục; lý luận của các nhà giáo dục học, tâm lý học và giáo dục lịch sử.
    [B]4.2. Phương pháp nghiên cứu
    - Nghiên cứu lý luận của các tác gia kinh điển của chủ nghĩa Mac – Lênin, của Hồ Chí Minh và của Đảng ta về nhận thức và giáo dục; nghiên cứu lý luận tâm lý, giáo dục, phương pháp dạy học của các nhà giáo dục học, giáo dục lịch sử và những tài liệu lịch sử liên quan đến đề tài.
    - Tìm hiểu tình hình dạy, học lịch sử nói chung và việc sử dụng những mẩu chuyện trong dạy học lịch sử nói riêng ở trường trung học phổ thông.
    - Nghiên cứu nội dung phần lịch sử ViệtNamgiai đoạn 1954 – 1975 trong SGK lớp 12 THPT.
    - Thực nghiệm sư phạm: một bài học lịch sử cụ thể, theo dự kiến có sử dụng mẩu chuyện lịch sử trong giảng dạy ở trường phổ thông, từ đó rút ra kết luận.
    [B]5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
    [B]5.1. Ý nghĩa khoa học:
    Đề tài nhằm làm phong phú và nâng cao trình độ nhận thức của bản thân về lý luận dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng cũng như các biện pháp sử dụng tài liệu về những mẩu chuyện lịch sử trong dạy học bộ môn.
    [B]5.2. Ý nghĩa thực tiễn:
    Nghiên cứu đề tài nhằm giúp bản thân nâng cao trình độ hiểu biết thực tiễn dạy học lịch sử ở trương phổ thông. Qua đó có khả năng sử dụng tài liệu tham khảo nói chung và tài liệu về mẩu chuyện lịch sử nói riêng vào việc giảng dạy sau này ở trường phổ thông.
    [B]6. Giới hạn của đề tài
    Nguồn tài liệu tham khảo được sử dụng trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông vô cùng phong phú và đa dạng. Do thời gian và trình độ bản thân có hạn, đề tài chỉ đi sâu vào sử dụng những mẩu chuyện thành văn được lựa chọn từ tài liệu tham khảo vào dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 đến 1975 trong hoạt động nội khóa.
    [B]Cấu trúc khóa luận:
    Ngoài mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, khóa luận gồm có 2 chương:
    [B]Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng những mẩu chuyện trong dạy học lịch sử Việt Nam ở lớp 12 THPT nhằm nâng cao hiệu quả bài học.
    [B]Chương 2: Một số biện pháp sử dụng những mẩu chuyện trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1954-1975 ở lớp 12 THPT nhằm nâng cao hiệu quả bài học.


    [CENTER][B]MỤC LỤC[/B]
    [I][B]Trang[/B][/I][/CENTER]
    MỞ ĐẦU 1
    [B]1. Lý do chọn đề tài . 1
    [B]2. Lịch sử vấn đề 3
    [B]3. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài 7
    3.1. Mục tiêu 7
    3.2. Nhiệm vụ . 7
    [B]4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu . 7
    4.1. Cơ sở phương pháp luận . 7
    4.2. Phương pháp nghiên cứu . 7
    [B]5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 8
    5.1. Ý nghĩa khoa học . 8
    5.2. Ý nghĩa thực tiễn . 8
    [B]6. Giới hạn của đề tài 8
    CHƯƠNG 1 9
    CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG NHỮNG MẨU CHUYỆN TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM Ở LỚP 12 THPT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ BÀI HỌC 9
    [B]1. Cơ sở lý luận 9
    [B]1.1 Cơ sở xuất phát 9
    1.1.1 Mục tiêu bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông . 9
    1.1.2. Đặc trưng bộ môn . 10
    1.1.3. Đặc điểm nhận thức của học sinh về lịch sử . 11
    [B]1.2. Các mẩu chuyện lịch sử – một nguồn tài liệu tham khảo cần thiết trong dạy học lịch sử ở trường THPT 12
    1.2.1. Quan niệm về tài liệu tham khảo 12
    1.2.2. Quan niệm về mẩu chuyện lịch sử 15
    1.2.3. Ý nghĩa của việc sử dụng các mẩu chuyện lịch sử đối với hiệu quả bài học. 16
    * Quan niệm về hiệu quả bài học 16
    [I]* Ý nghĩa của việc sử dụng những mẩu chuyện lịch sử đối với hiệu quả bài học 18
    [B]2. Cơ sở thực tiễn 27
    2.1. Điều tra đối với giáo viên 27
    2.2. Điều tra đối với học sinh 32
    CHƯƠNG 2 35
    MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬ DỤNG NHỮNG MẨU CHUYỆN TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ 1954 – 1975 Ở LỚP 12 THPT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ BÀI HỌC 35
    [B]1. Vị trí, mục đích, nội dung cơ bản của giai đoạn lịch sử Việt Nam từ 1954 – 1975. 35
    [B]1.1. Vị trí 35
    [B]1.2. Mục đích 36
    * Về mặt giáo dưỡng . 36
    * Về mặt giáo dục . 37
    * Về mặt phát triển 38
    [B]1.3. Nội dung cơ bản của lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975 38
    [B]2. Những mẩu chuyện lịch sử có thể và cần thiết sử dụng trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1954 – 1975 ở lớp 12 THPT. . 44
    2.1. Yêu cầu khi lựa chọn những mẩu chuyện lịch sử trong dạy học bộ môn. 44
    2.2. Những mẩu chuyện lịch sử có thể và cần thiết sử dụng trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1954 – 1975. 45
    [B]3.[B] Một số biện pháp sử dụng những mẩu chuyện trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1954 – 1975 ở lớp 12 THPT nhằm nâng cao hiệu quả bài học. 51
    [B]3.1. Yêu cầu khi xác định biện pháp sử dụng những mẩu chuyện lịch sử trong dạy học bộ môn ở trường phổ thông. . 51
    [B]3.2.[B] Một số biện pháp sử dụng những mẩu chuyện trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1954 – 1975 ở lớp 12 THPT nhằm nâng cao hiệu quả bài học 54
    3.2.1. Sử dụng những mẩu chuyện lịch sử để cụ thể hóa các sự kiện cơ bản . 54
    3.2.2. Dựa vào nguồn tài liệu về những mẩu chuyện lịch sử đáng tin cậy, chính xác, khoa học để xây dựng đoạn tường thuật, lược thuật . 58
    3.2.3 Dựa vào mẩu chuyện lịch sử để làm nổi bật hành động của nhân vật lịch sử. 62
    3.2.4. Sử dụng mẩu chuyện lịch sử kết hợp với trao đổi đàm thoại để hướng dẫn học sinh giải quyết vấn đề và trả lời câu hỏi 66
    3.2.5. Kết hợp sử dụng mẩu chuyện lịch sử với đồ dùng trực quan 67
    [B]4. Thực nghiệm sư phạm 69
    4.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm . 69
    4.2. Đối tượng thực nghiệm 69
    4.3. Phương pháp thực nghiệm 69
    4.4. Kết quả thực nghiệm 72
    4.5. Kết luận rút ra từ thực nghiệm 73
    PHẦN KẾT LUẬN 74
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 76
    PHỤ LỤC 79


    [/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/I][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/I][/B][/I][/I][/I][/B][/B][/I][/B][/I][/B][/I][/B][/I]
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...