Luận Văn Một số biện pháp sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử để tạo biểu tượng không gian cho học

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục

    Trang

    A. Phần mở đầu

    1. Lý do chọn đề tài

    2. Lịch sử vấn đề

    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .

    4. Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu

    5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

    6. Ý nghĩa của đề tài .

    7. Cấu trúc của bài tập nghiệp vụ sư phạm

    B. Phần nội dung

    Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng kênh hìnhđể tạo biểu tượng cho học sinh trong giảng dạy lịch sử ở trường THCS

    1.1. Cơ sở lý luận

    1.1.1. Cơ sở xuất phát .

    1.1.2. Vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng kênh hình trong dạy học lịch sử nói chung và tạo biểu tượng không gian nói riêng. .

    1.1.3. Vai trò, ý nghĩa của việc tạo biểu tượng không gian nói riêng trong dạy học lịch sử

    1.1.4. Quan niệm về địa danh lịch sử và mối quan hệ giữa địa danh và biểu tượng không gian .

    1.2. Thực tiễn của việc sử dụng kênh hình trong dạy học lịch sử nói chung, tạo biểu tượng không gian nói riêng ở trường THCS

    1.2.1. Đối với giáo viên .

    1.2.2. Đối với học sinh .

    Chương II: Một số biện pháp sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa để tạo biểu tượng không gian cho học sinh khi dạy phần lịch sử Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945( Lớp 9- THCS).

    2.1. Vị trí, mục tiêu, nội dung cơ bản. .

    2.1.1. Vị trí .

    2.1.2. Mục tiêu

    2.1.3. Nội dung kiến thức cơ bản của chương trình .

    2.2. Những kênh hình trong sách giáo khoa cần khai thác để tạo biểu tượng không gian cho học sinh .

    2.2.1. Bảng thống kê kênh hình cần khai thác .

    2.2.2. Nội dung kênh hình trong sách giáo khoa .

    2.3. Những địa danh lịch sử cần sử dụng để tạo biểu tượng

    2.3.1. Bảng thống kê các địa danh lịch sử cần sử dụng

    2.3.2. Những địa danh lịch sử cần sử dụng

    2.4. Một số biện pháp sử dụng kênh hình trong dạy học Lịch sử nhằm tạo biểu tượng không gian .

    2.4.1. Sử dụng lược đồ kết hợp với tường thuật, miêu tả xen kẽ với đàm thoại để tạo biểu tượng về không gian

    2.4.2. Sử dụng tranh ảnh lịch sử kết hợp với miêu tả khái quát và trao đổi đàm thoại nhằm tạo biểu tượng về không gian cho học sinh

    2.4.3. Sử dụng tài liệu tham khảo đặc biệt là tài liệu về địa danh nhằm tạo biểu tượng về không gian trong dạy học lịch sử .

    2.4.4. Kết hợp việc sử dụng kênh hình với với hệ thống câu hỏi nhằm tạo biểu tượng không gian trong dạy học lịch sử

    2.4.5. Sử dụng bài tập về nhà để củng cố biểu tượng không gian cho học sinh .

    2.5. Thực nghiệm sư phạm .

    2.5.1. Mục đích thực nghiệm. .

    2.5.2. Nội dung thực nghiệm .

    2.5.3. Phương pháp thực nghiệm

    2.5.4. Kết quả thực nghiệm

    Phần kết luận

    Tài liệu tham khảo . 3

    4

    5

    5

    6

    7

    7

    8

    8



    8

    8

    8


    9


    9






    9

    19



    20

    24

    24

    24

    24

    25

    26

    26

    28

    28

    28

    28


    30


    30


    31


    32


    33


    35


    36


    36


    39

    41


    A. PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài.

    Trong công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, một nhiệm vụ quan trọng của sự nghiệp giáo dục được khẳng định trong Nghị quyết Trung Ương II: “ đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, đạo đức, tri thức, sức khoẻ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành nhân cách và bồi dưỡng, phẩm chất năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

    Cùng với các bộ môn khác, môn lịch sử với chức năng và nhiệm vụ của mình đã góp phần tích cực vào giáo dục con người trong công cuộc đổi mới: “ Bởi vì tri thức lịch sử là một yếu tố của nền văn hoá chung của loài người và không thể coi giáo dục con người hoàn thành đầy đủ nếu không trang bị cho học sinh những hiểu biết cần thiết về lịch sử ”

    Nhiệm vụ của bộ môn lịch sử ở trường THCS nhằm trang bị cho học sinh hệ thống kiến thức cơ bản về tiến trình phát triển hợp quy luật của lịch sử xã hội loài người và dân tộc, trên cơ sở đó giáo dục tư tưởng, tình cảm, góp phần phát triển toàn diện học sinh.

    Do đặc trưng của bộ môn lịch sử, không thể trực tiếp tri giác được các sự kiện, hiện tượng lịch sử đã xảy ra, không thể tái hiện lịch sử trong phòng thí ngiệm. Chính vì vậy, việc tái tạo lịch sử bằng cách tạo biểu tượng đúng đắn, sinh động về các sự kiện, hiện tượng lịch sử vừa là nguyên tắc vừa là một số biện pháp trong việc dạy học lịch sử ở trường THCS giúp cho giờ học thêm sinh động, học sinh hứng thú với môn học.

    Hiện nay tình trạng học sinh nắm kiến thức về địa danh, không gian xảy ra sự kiện lịch sử một cách mơ hồ, tình trạng nhầm lẫn giữa các địa danh diễn ra phổ biến. Giáo viên ít chú ý đến việc tạo biểu tượng không gian, cung cấp cho học sinh kiến thức về địa danh mà chỉ chú ý trình bày về diễn biến, kết quả của sự kiện. Đó cũng chính là một nguyên nhân khiến cho chất lượng hiệu quả của bài học lịch sử chưa tốt, học sinh ít hứng thú với bài học lịch sử.

    Để góp phần nâng cao hiệu quả bài học lịch sử, cần sử dụng nhiều phương pháp dạy học, trong đó có biện pháp sử dụng kênh hình nhằm tạo biểu tượng không gian cho học sinh trong dạy học lịch sử là điều cần thiết.

    Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên, tôi đã chọn đề tài : “ Một số biện pháp sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử để tạo biểu tượng không gian cho học sinh khi dạy phần lịch sử Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945( Lớp 9- THCS)”. Với mong muốn tìm hiểu hệ thống hơn về vai trò của biện pháp sử dụng kênh hình để tạo biểu tượng không gian cho học sinh, từ đó tích luỹ thêm kinh nghiệm cho quá trình giảng dạy sau này.

    2. Lịch sử vấn đề.

    Vấn đề sử dụng kênh hình nhằm tạo biểu tượng trong dạy học lịch sử không còn là vấn đề mới đối với khoa học giáo dục và được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu.

    N. G. Đairi trong cuốn “ Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào”, đã khẳng định “ Tính cụ thể, tính hình ảnh là những sự kiện có giá trị lớn lao, chúng cho phép hình dung lại quá khứ chỉ bằng những chi tiết cụ thể, dễ nhìn mới giúp học sinh hình thành ở học sinh niềm tin vững chắc”.

    Trong cuốn “ Một số vấn đề địa danh học Việt Nam” của tác giả Nguyễn Văn Âu đã đề cập đến một số quan niệm về địa danh, về mặt không gian địa lý tự nhiên và xã hội. Cuốn sách viết nhằm phục vụ cho nghiên cứu địa danh cho nên có thể làm nguồn tư liệu tham khảo giúp tìm hiểu quan niệm về địa danh, địa điểm xảy ra các sự kiện lịch sử một cách khoa học.

    Trong giáo trình “ Phương pháp dạy học lịch sử” của GS Phan Ngọc Liên chủ biên xuất bản năm 2003. Sách đã nêu khái quát về các biểu tượng, phân loại các biểu tượng và các biện pháp để tạo biểu tượng lịch sử, nhằm góp phần nâng cao nhận thức lí luận của bộ môn, định hướng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên, ở trường THCS.

    Trong cuốn “ Rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ sư phạm môn Lịch sử” do GS.TS Nguyễn Thị Côi chủ biên đã trình bày khá chi tiết về kỹ năng xây dựng và sử dụng bản đồ, cách dạy học sinh đọc bản đồ như thế nào

    Như vậy, vấn đề sử dụng kênh hình nhằm tạo biểu tượng lịch sử nói chung và tạo biểu tượng không gian nói riêng trong dạy học lịch sử đã được đề cập đến nhiều trong các công trình nghiên cứu. Song đó chỉ là những bài viết, bài nghiên cứu, phản ánh ở một khía cạnh nào đó, ở một mức độ nhất định của vấn đề, chứ chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống nhất là việc sử dung kênh hình nhằm tạo biểu tượng không gian khi dạy phần lịch sử Việt Nam, từ năm 1930 đến năm 1945

    ( Lớp 9- THCS).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...