Luận Văn Một só biện pháp rèn luyện kỹ năng nói trong phân môn tập làm văn cho học sinh lớp 3

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU
    LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    1. Xuất phát từ nhiệm vụ của môn tiếng Việt trong trường học.
    Từ khi xuất hiện trên trái đất, để có thể tồn tại và phát triển, loài người đã không ngừng nhận thức thể giới xung quanh . Nhờ đó loài người dần phát triển và nắm vững nhiều quy luật của các sự vật, hiện tượng khách quan, tích luỹ được tri thức, kinh nghiệm, thành tựu văn hoá. Sự tích lũy đó từ xưa đến nay đều được ghi lại bằng chữ viết. “Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của loài người” (Lê Nin), "Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng” (Mác) thiếu ngôn ngữ con người không thể tham gia vào cuộc sống xã hội hiện đại, vào sản xuất, vào sự phát triển của văn hóa nghệ thuật . Chức năng quan trọng của ngôn ngữ đã quy định sự cần thiết của việc nghiên cứu sâu sắc tiếng mẹ đẻ trong nhà trường.
    "Trẻ em đi vào trong đời sống tinh thần của mọi người xung quanh và duy nhất thông qua phương tiện tiếng mẹ đẻ và ngược lại, thế giới bao quanh đứa trẻ được phản ánh trong nó chỉ thông qua chính công cụ này” (K.A. Usinxki). Tiếng mẹ đẻ đóng vai trò to lớn trong việc hình thành những phẩm chất quan trọng nhất của con người và trong việc thực hiện những nhiệm vụ trong hệ thống giáo dục quốc dân. Nắm ngôn ngữ và lời nói là điều kiện thiết yếu của việc hình thành tính tích cực xã hội của nhân cách. Không có một khoa học nào mà con người nghiên cứu trong tương lai, không một phạm vi hoạt động xã hội nào lại không đòi hỏi một sự hiểu biết sâu sắc về tiếng mẹ đẻ. Trình độ trau dồi ngôn ngữ của một người nào đó là tấm gương phản chiếu trình độ nuôi dưỡng tâm hồn anh ta. Chính vì vậy, trong hệ thống giáo dục Việt Nam, bậc tiểu học - một bậc học cơ bản, nền tảng- tiếng mẹ đẻ là môn học trung tâm.
    Đặc trưng cơ bản của tiếng mẹ đẻ với tư cách là một môn học ở trường tiểu học là ở chỗ nó vừa là đối tượng nghiên cứu vừa là công cụ để học tập tất cả các môn học khác.
    Như vậy, tiếng Việt thể hiện rõ là một môn học chính của trường tiểu học nước ta
    Mục đích của dạy học môn tiếng Việt ở trường tiểu học là:- Hình thành và phát triển cho học sinh các kỹ năng sử dụng tiếng Việt: nghe, nói, đọc, viết để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc dạy và học tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác tư duy cho học sinh.Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giảng về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hoá, văn học Việt Nam và nước ngoài.
    - Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN.
    Môn tiếng Việt rèn luyện cho học sinh tiếu học những kĩ năng cần thiết là điều kiện và là phương tiện học tập của học sinh. Nói một cách khác, trẻ em muốn nắm kĩ năng học tập trước hết cần nghiên cứu tiếng mẹ đẻ- chìa khoá của nhận thức, của học vấn của sự phát triển trí tuệ đúng đắn.
    Như vậy, sở dĩ tiếng mẹ đẻ giữ vai trò đặc biệt giữa các môn học khác trong nhà trường tiểu học là vì một mặt do ý nghĩa của những kiến thức phổ thông mà môn học này đưa lại cho học sinh: mặt khác những kĩ năng, kĩ xảo mà nó hình thành trong giờ học tiếng mẹ đẻ là những kỹ năng cằn thiết trong cuộc sống của học sinh, không phụ thuộc vào nghe nghiệp tương lai của các em. Với vai trò và chức năng như vậy, môn tiếng Việt trong trường tiểu học được coi trọng và giành được vị trí ưu tiên xứng đáng.
    2. Xuất phát từ vai trò, nhiệm vụ của phân môn tập làm văn trong dạy học tiếng Việt
    Trong môn tiếng Việt có rất nhiều phân môn như: luyện từ và câu, tập đọc tập viết, chính tả,tập làm văn, kể chuyện. Trong đó tập làm văn là môn học có tính chất tồng hợp, kiến thức cơ sở liên quan đến nhiều ngành khoa học. Môn tập làm văn giúp học sinh ý thức được một câu văn khi chuyển đến người đọc hay người nghe đều chứa đựng nội dung ý nghĩa hoặc thông tin cần thiết. Tập làm văn có nhiệm vụ chủ yếu là giúp học sinh rèn luyện kĩ năng sản sinh ngôn bản nói và viết. Không học tốt tập làm văn, khả năng nói và viết ngôn bản của học sinh sẽ bị hạn chế. Phần tập làm văn trong chương trình tiếng Việt mới được xây dựng gồm 2 mạch: Mạch dạy tập làm văn nói và mạch dạy tập làm văn viết.
    Đối với lớp 3, chương trình tiếng Việt đặt ra nhiệm vụ cho phân môn tập làm văn. Phân môn tập làm văn rèn cả 4 kĩ năng: nghe, nói, đọc viết. Trong giờ tập làm văn, học sinh được cung cấp kiến thức về cách làm bài và làm các bài luyện tập (nói, viết), xây dựng các loại văn bản và các bộ phận cấu thành văn bản. Bên cạnh đó, học sinh còn tập kể lại những mẩu chuyện được nghe thầy, cô kể trên lớp.
    Nói:
    - Biết dùng lời nói phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp trong sinh hoạt gia đình, trong các cuộc họp Đội, họp lớp và các hình thức sinh hoạt khác ở nhà trường.
    - Biết giới thiệu các thành viên, các hoạt động của tổ, của lớp ; biết kể lại một câu chuyện đã nghe, đã đọc. Nghe hiểu nội dung lời nói ý kiến thảo luận trong các buổi sinh hoạt. Nghe- hiểu và kể lại được nội dung các mẩu chuyện ngắn, biết nhận xét về nhân vật trong các câu chuyện.
    Viết:
    - Biết viết đơn, viết tờ khai theo mẫu, viết một bức thư ngắn để báo tin tức, để hỏi thăm người thân, tập trình bày phong bì thư hoặc kể lại một việc đã làm. biết kể lại nội dung một bức tranh đã xem, một văn bản đã đọc.
    - Trau dồi thái độ ứng xử có văn hoá, tinh thần trách nhiệm trong công việc. Bồi dưỡng những tình cảm lành mạnh, tốt đẹp qua nội dung bài dạy.
    3. Xuất phát từ nội dung dạy học và các hình thức luyện tập của phân môn tập làm văn.
    a. Nội dung dạy học:
    - Trang bị cho học sinh một số hiểu biết và kỹ năng phục vụ học tập, đời sống hàng ngày như: điền vào các tờ giấy in sẵn, viết thư, làm đơn, tổ chức họp phát biểu trong cuộc họp, giới thiệu hoạt động của tổ, lớp, trường, ghi chép sổ tay
    - Tiếp tục rèn luyện kỹ năng kể chuyện, miêu tả: kể về một sự việc đơn giản, tả sơ lược về người, vật xung quanh theo gợi ý bằng tranh, bằng câu hỏi.
    - Rèn luyện kĩ năng nghe thông qua các bài tập nghe –kể và các hoạt động trên lớp.
    b. Các kiểu bài tập:
    - Bài tập nghe: Nghe và kể lại một mẩu chuyện ngắn, nghe và nói lại một mẩu tin

    - Bài tập nói:
    + Tổ chức, điều khiển cuộc họp, phát biểu trong cuộc họp.
    + Kể hoặc tả miệng về người thân, gia đình, trường, lớp, quê hương, lễ hội, hoạt động thể thao văn nghệ.
    - Bài tập viết:
    + Điền vào giấy tờ in sẵn
    + Viết một số giấy tờ theo mẫu.
    + Viết thư.
    + Ghi chép sổ tay.
    + Kể hoặc tả ngắn về người thân, gia đình, trường lớp, quê hương, lễ hội, hoạt động thể thao – văn nghệ.
    4. Xuất phát từ thực trạng dạy học phân môn tập làm văn ở trường Tiểu học
    Nhằm thực hiện mục tiêu “hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết), để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi", sách giáo khoa Tiếng Việt 3 nói chung và phân môn lập làm văn nói riêng tiếp tục lấy nguyên tắc dạy giao tiếp làm định hướng cơ bản. Quan điểm dạy giao tiếp được thể 'hiện trên cả 2 phương diện: nội dung và phương pháp dạy học.
    a. Những thuận lợi:
    - Nhìn chung học sinh lớp 3 về cơ bản đã được rèn luyện kĩ năng tập làm văn nói, giao tiếp thông qua các tình huống cụ thể nhưng đòi hỏi ở học sinh kĩ năng cao hơn.
    - Cấu trúc nội dung và chương trình của phân môn tiếng Việt hay có nhiều thuận lợi cho dạy tập làm văn theo định hướng phát triển kĩ năng giao tiếp. Học sinh được tăng cường rèn luyện kĩ năng nói thông qua hình thức nghe- kể, tăng cường các hình thức sinh hoạt tập thể tự nhiên nhiên họp nhóm họp tổ rất gần gũi với các em, giúp các em rèn luyện được tính tự tin trước đám đông.
    - Trong thời gian gần đây, việc hình thành kĩ năng dạy tập làm văn nói cho giáo viên đã được chú trọng thông qua các hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp, giúp giáo viên được cọ sát, có cơ hội trau dồi kinh nghiệm với đồng nghiệp.

    b. Những khó khăn.
    - Việc áp dụng chương trình thay sách giáo khoa cho học sinh lớp 3 mới được áp dụng một vài năm nên khó khăn trước hết là nhận thức của người dạy và người học, nhận thức của cha mẹ học sinh chưa thấy hết được vị trí, vai trò tầm quan trọng và sự tác động qua lại của các môn học.
    - Trong một thời gian khá dài việc chú trọng rèn luyện kĩ năng giao tiếp cho học sinh thông qua môn tập làm văn đã bị xem nhẹ, những giáo viên chưa chú trọng phát triển vốn từ và cách diễn đạt cho học sinh thông qua giờ tập làm văn miệng mà mới chỉ dừng lại ở việc giúp học sinh có được một bài viết hoàn chỉnh.
    - Mặt khác, môn tập làm văn đòi hỏi người giáo viên phải có một vốn từ và cách diễn đạt phong phú, biết cách gợi mở để từng học sinh có thể bộc lộ khiếu thẩm mỹ, khả năng rung động trước cái hay, cái đẹp của xung quanh thông qua môn tập làm văn. Vì vậy một số giáo viên có xu hướng tâm lý là ngại dạy tập làm văn đặc biệt là tập làm văn miệng, chỉ cốt đưa ra bài mẫu, câu mẫu để từ đó học sinh có thể hoàn thành bài làm của mình. Việc này đã phần nào làm giảm tính sáng tạo, sự sinh động, khả năng rèn luyện kĩ năng sản sinh ngôn bản vốn có do môn tập làm văn đem lại cho người học.
    Xuất phát từ những lý do trên, cộng thêm với điều kiện chủ quan là tôi đã có một số năm tìm tòi tham khảo một số phương pháp dạy tập làm văn cho học sinh nên trong luận văn này tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Một só biện pháp rèn luyện kỹ năng nói trong phân môn tập làm văn cho học sinh lớp 3”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...