Thạc Sĩ Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4, 5

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 1/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    PHẦN I: MỞ ĐẦU 1
    1. Lí do chọn đề tài . 1
    2. Lịch sử nghiên cứu . 2
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 4
    4. Nhiệm vụ nghiên cứu . 4
    5. Phương pháp nghiên cứu: . 4
    6. Đóng góp của đề tài 5
    7. Cấu trúc của đề tài 5
    PHẦN 2: NỘI DUNG 6
    CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 6
    1.1. Cơ sở lí luận 6
    1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài . 6
    1.2. Đặc điểm tâm sinh lý học sinh lớp 4, 5 với việc dạy học văn miêu tả 10
    1.3. Ý nghĩa của việc rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4, 5 11
    1.2. Cơ sở thực tiễn 11
    1.2.1. Văn miêu tả trong trường Tiểu học . 11
    1.2.2. Thực trạng về việc làm văn miêu tả của giáo viên, học sinh ở một số trường
    Tiểu học. 13
    2.3. Cấu trúc chương trình TLV lớp 4, 5 21
    TIỂU KẾT CHƯƠNG I . 24
    CHƯƠNG II: CÁC BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG VIẾT VĂN MIÊU TẢ CHO
    HỌC SINH LỚP 4, 5 . 25
    2.1. Rèn kĩ năng quan sát cho học sinh . 25
    2.2. Rèn kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý . 28
    2.2.1. Tìm hiểu đề 28
    2.2.2 Kỹ năng lập dàn ý 31
    2.3. Tăng cường củng cố tri thức giúp HS tích lũy vốn từ, câu, đoạn 40
    2.3.1. Tăng cường củng cố tri thức lí thuyết về từ . 40
    2.3.2. Mở rộng vốn từ cho học sinh 42
    2.3.3 Rèn cho học sinh biết cách sử dụng vốn từ trong văn miêu tả 46
    2.3.4. Tăng cường củng cố tri thức lí thuyết về câu trong văn miêu tả 49 2.2.5. Rèn cho học sinh biết cách sử dụng vốn câu trong văn miêu tả . 51
    2.3.6. Tăng cường củng cố tri thức lí thuyết về đoạn trong văn miêu tả 53
    2.3.7. Rèn cho học sinh biết cách viết đoạn trong văn miêu tả . 57
    2.4. Rèn cho học sinh biết cách sử dụng các phương tiện diễn cảm và biện pháp tu
    từ . 63
    2.4.1. So sánh . 63
    2.4.2. Nhân hoá 66
    2.4.3. Điệp từ, điệp ngữ 68
    2.4.4. Ẩn dụ (còn gọi là ví ngầm) . 69
    2.4.5. Hoán dụ 70
    2.5. Rèn kĩ năng phát hiện và sửa lỗi 72
    TIỂU KẾT CHƯƠNG II 75
    CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM . 76
    3.1. Những vấn đề chung của thực nghiệm . 76
    3.1.1. Mục đích, yêu cầu của thực nghiệm 76
    3.1.2. Địa bàn, thời gian, đối tượng thực nghiệm 76
    3.2. Tiến trình thực nghiệm 77
    3.2.1. Chọn nội dung thực nghiệm 77
    3.2.2. Thiết kế giáo án và phiếu kiểm tra 77
    3.2.2.1. Thiết kế giáo án thử nghiệm 77
    3.2.2.2. Phiếu kiểm tra kết quả thực nghiệm và cách xếp loại 90
    3.2.3. Tiến hành dạy thực nghiệm 92
    3.2.4. Tổ chức kiểm tra và chấm bài . 92
    3.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm . 93
    3.3.1. Bảng đối chiếu kết quả thực nghiệm 1 93
    3.3.2. Bảng đối chiếu kết quả thực nghiệm 2 94
    3.3.3. Bảng đối chiếu kết quả thực nghiệm 3 94
    3.3.4. Bảng đối chiếu kết quả thực nghiệm 4 95
    PHẦN 3: KẾT LUẬN 96
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 98

    1
    PHẦN I: MỞ ĐẦU
    1. Lí do chọn đề tài
    Trong hệ thống giáo dục quốc dân, bậc tiểu học đóng vai trò là tiền đề, nền
    tảng. Vì vậy, phải chú trọng chăm lo hình thành cho các em những tri thức ban đầu
    đúng đắn, vững chắc để làm cơ sở cho những bậc học cao hơn, góp phần phát triển
    đạo đức, trí tuệ, hình thành nhân cách con người mới.
    Trong chương trình tiểu học, môn Tiếng Việt là một trong hai môn chính có
    vai trò rất quan trọng. Tiếng Việt là đối tượng mà học sinh cần chiếm lĩnh. Đồng
    thời Tiếng Việt cũng là một môn học hình thành và phát triển cho học sinh các kỹ
    năng sử dụng Tiếng Việt để học tập giao tiếp, góp phần rèn luyện các thao tác tư
    duy. Môn Tiếng Việt gồm có bảy phân môn, trong đó Phân môn Tập làm văn là phân
    môn thực hành tổng hợp, được vận dụng các tri thức, kỹ năng của nhiều phân môn
    khác. Nó có vị trí hết sức quan trọng trong chương trình Tiểu học. Thông qua phân
    môn Tập làm văn nhằm rèn luyện cho học sinh các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết để
    phục vụ cho việc học tập và giao tiếp. Cũng từ đó có thể trau dồi thái độ ứng xử có văn
    hoá, tinh thần trách nhiệm trong công việc. Bồi dưỡng tình cảm lành mạnh, tình yêu
    tiếng Việt, tình yêu quê hương đất nước. Thông qua môn Tập làm văn, học sinh vận
    dụng và hoàn thiện một cách tổng hợp những kiến thức, kĩ năng Tiếng Việt đã được
    học vào việc tạo lập nên những bài văn hay, giàu tính nghệ thuật.
    Trong phân môn Tập làm văn ở lớp 4, 5 văn miêu tả chiếm thời lượng lớn
    nhất so với các loại văn khác. Trong dạy học văn miêu tả, kĩ năng viết văn có vị trí
    gần như quyết định đến sự thành công của bài làm văn miêu tả. Học sinh không thể
    tạo nên một bài văn miêu tả khi chưa biết kĩ năng viết văn là gì. Chính kĩ năng này
    sẽ giúp các em sử dụng tốt ngôn ngữ Tiếng Việt của mình để lột tả hết ý tưởng cá
    nhân và rèn tư duy logic. Đây sẽ là cơ sở để phác họa một cách chân thực và sinh
    động nhất về đối tượng bằng lời văn của mình.
    Thực tế việc dạy và học viết văn miêu tả còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân chủ
    yếu là do việc rèn kĩ năng viết bài văn miêu tả chưa đầy đủ, còn nhiều khiếm
    khuyết. GV chưa nắm kĩ các kiến thức, yêu cầu giảng dạy TLV miêu tả cũng như
    yêu cầu giảng dạy các tiết rèn kĩ năng viết văn miêu tả. Chưa hướng dẫn HS xây
    dựng bài văn đi theo một quy trình cụ thể, đảm bảo tính khoa học. Việc hướng dẫn 2
    HS rèn kĩ năng viết bài văn miêu tả đều dựa vào kinh nghiệm giảng dạy của mỗi
    GV. Đồng thời, bản thân HS còn gặp rất nhiều khó khăn về kiến thức lẫn kĩ năng
    khi xây dựng một bài văn miêu tả. Vì vậy bài văn miêu tả của HS còn mang tính
    liệt kê, lời văn lủng củng, thiếu ý hay sắp xếp ý một cách lộn xộn, chưa có sự liên
    kết giữa các ý và các câu. Đại đa số các em viết văn còn khô khan, việc sử dụng các
    từ ngữ còn vụng về, chưa biết sử dụng biện pháp tu từ để gợi tả nên câu văn chưa
    có “hồn” tức là chất lượng học sinh giỏi về môn Tiếng Việt còn rất hạn chế, đặc
    biệt các em chưa được hướng dẫn quan sát cụ thể, tỉ mỉ nên các em chỉ tưởng tượng
    để viết bài. Hầu hết các em chưa tự quan sát, tìm tòi khám phá ra được “cái mới”
    cái nổi bật của đối tượng, các em đang tả để nói và viết những điều các em tự quan
    sát và tự cảm nhận được. Những tiết TLV viết văn miêu tả trở nên căng thẳng, khô
    khan, thiếu cảm xúc đã làm mất đi sự hứng thú trong học tập, sự sáng tạo và óc
    tưởng tượng phong phú của các em học sinh.
    Từ những điều đã phân tích ở trên cho thấy việc rèn kĩ năng viết văn miêu tả
    cho học sinh lớp 4, 5 là vô cùng quan trọng và đặt lên hàng đầu. Nó tạo nền móng
    vững chắc cho quá trình tích lũy của học sinh ở bậc quan trọng mà trong đó, người
    giáo viên Tiểu học chính là người thợ xây đặt những viên gạch đầu tiên cho tiến
    trình sau này của học sinh. Vì những lí do quan trọng nên tôi đã mạnh dạn chọn đề
    tài: “Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4, 5” để
    nghiên cứu
    2. Lịch sử nghiên cứu
    Văn miêu tả là một trong những kiểu văn bản có vị trí quan trọng trong
    chương trình TLV tiểu học. Nó góp phần vào việc bồi dưỡng cảm xúc, phát triển
    ngôn ngữ, tư duy lẫn khả năng sáng tạo cho học sinh. Do đó đã có nhiều công trình
    nghiên cứu về dạy và học viết văn miêu tả để nâng cao chất lượng bài văn cho HS.
    SGK TV lớp 4- 5 ( chương trình CCGD) ngoài việc chú trọng đến kĩ năng nghe,
    nói, đọc, viết, sách còn chú trọng đến việc rèn kĩ năng quan sát, tìm ý, lập dàn ý cho HS.
    Chương trình TLV miêu tả 4- 5 (chương trình 2000), các nhà viết sách đã có
    sự đổi mới khi quan tâm đến việc rèn kĩ năng viết đoạn văn miêu tả bằng cách dành
    khá nhiều thời gian cho HS rèn luyện kĩ năng này. Nhưng việc rèn kĩ năng viết
    đoạn văn miêu tả còn chưa đi theo một hệ thống rõ ràng, cụ thể. 3
    Bên cạnh SGK nằm trong chương trình, còn có một số sách tham khảo đề cập
    đến vấn đề dạy học văn miêu tả của các nhà ngôn ngữ học.
    Vũ Tú Nam – Phạm Hổ - Bùi Hiển – Nguyễn Quang Sáng trong cuốn “Văn
    Miêu tả và kể chuyện” chỉ mới đề cập đến những nét chung nhất của một bài miêu
    tả, nhưng vấn đề đưa ra con trừu tượng với giáo viên và học sinh. Vì thế giáo viên
    rất khó vận dụng vào quá trình dạy học văn miêu tả.
    Hai tác giả Lê Phương Nga - Nguyễn Trí viết cuốn “Phương pháp dạy học
    Tiếng Việt ở Tiểu học”. Phần đầu cuốn sách bàn về những vấn đề chung của việc
    dạy tiếng Việt ở Tiểu học và sau đó đi sâu vào các phương pháp dạy văn miêu tả,
    đề cập đến những tồn tại và đưa ra những kiến nghị trong dạy học các kiểu bài văn
    miêu tả. Tuy nhiên, những kiến nghị và giải pháp mà công trình đưa ra còn ở gốc
    độ khái quát, chưa vận dụng được vào thực tiễn dạy và học văn miêu tả ở nhà
    trường tiểu học hiện nay.
    Hoàng Thị Thuyết, cuốn “Lí luận dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học” là sự vận
    dụng những thành tựu lí luận dạy học trên thế giới đồng thời kế thừa các quan điểm
    dạy học đã được thừa nhận trong nước. Phương pháp dạy học và các kĩ năng kiến thức
    Tiếng Việt trong sách được triển khai theo hướng tiếp cận tích hợp, cách tiếp cận giao
    tiếp, kết hợp với một số lý thuyết học tập tiếng khác trên thế giới. Điểm mới trong sách
    là tác giả đã đưa ra được quá trình làm văn viết cho học sinh nhưng tác giả lại không
    đề cập đến một quy trình rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho HS Tiểu học.
    Hoàng Hòa Bình, cuốn “Dạy văn cho học sinh tiểu học” (NXB GD-1999), tác
    giả đã có những đề xuất giúp GV tiểu học để hướng dẫn HS cảm nhận được cái hay,
    cái đẹp của tác phẩm văn học mà chưa đi sâu hướng dẫn quy trình viết một bài văn.
    Nguyễn Trí, cuốn “Văn miêu tả và phương pháp dạy học văn miêu tả ở tiểu
    học” ( Nhà xuất bản Giáo dục-1996), tác giả đã đề cập đến cách dạy văn miêu tả
    trong chương trình Tiểu học. Tuy nhiên tác giả chưa nói về vấn đề cách học của
    học sinh, tự học như thế nào để tạo cho mình vốn từ ngữ, vốn sống phong phú có
    thể áp dụng vào làm văn miêu tả.
    Trong các tài liệu trên đây, các tác giả đã đề cập đến vấn đề dạy học phân môn
    TLV trên phương diện vị trí, nhiệm vụ, nội dung chương trình, phương pháp dạy
    học nói chung và văn miêu tả nói riêng nhưng chưa đi sâu nghiên cứu việc rèn kỹ 4
    năng viết văn miêu tả ở một khối lớp cụ thể. Do đó đề tài “ Một số biện pháp rèn
    kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4, 5” là một đề tài mới mẻ, mang tính
    khoa học, phù hợp với đặc điểm nhận thức của HS lớp 4-5, góp phần nâng cao
    năng lực, kĩ năng viết văn miêu tả cho các em, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất
    lượng, hiệu quả của việc dạy học văn miêu tả.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu
    - Sách giáo khoa Tiểu học
    - Học sinh và giáo viên Tiểu học (lớp 4, 5)
    - Phạm vi nghiên cứu
    Vì thời gian có hạn nên đề tài chỉ đi sâu nghiên cứu trong việc rèn kĩ năng
    viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4, 5
    4. Nhiệm vụ nghiên cứu
    - Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài
    - Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của đề tài
    - Đề xuất biện pháp rèn luyện kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4, 5.
    - Thực nghiệm.
    5. Phương pháp nghiên cứu:
    Nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra trong đề tài, chúng tôi đã kết hợp sử dụng
    các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
    - Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
    Sử dụng các phương pháp so sánh, tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa
    những nguồn tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
    - Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
    +Phương pháp điểu tra
    Sử dụng một số câu hỏi để điều tra và thống kê việc nắm vững yêu cầu
    giảng dạy Tập làm văn miêu tả; việc viết văn meeeu tả của học sinh
    +Phương pháp quan sát
    Phương pháp này được sử dụng trong các tiết dự giờ, quan sát HS trong các
    hoạt động khác để đánh giá mức độ nắm kiến thức làm văn miêu tả của HS. +Phương pháp nghiên cứu sản phẩm
    Phương pháp nghiên cứu sản phẩm được sử dụng trong đọc, phân tích,
    nghiên cứu những bài văn của học sinh để từ đó biết được những ưu, nhược điểm,
    những hạn chế trong làm văn của học sinh.
    +Phương pháp thu thập thông tin
    Sử dụng trong thu thập ý kiến giáo viên, học sinh; thu thập tài liệu.
    + Phương pháp thử nghiệm sư phạm
    Phương pháp này được sử dụng trong khâu hoàn tất quá trình nghiên cứu
    nhằm xem xét, xác nhận tính khả thi của các biện pháp rèn kĩ năng làm văn miêu tả
    của học sinh lớp 4, 5 mà đề tài nghiên cứu
    - Phương pháp thống kê toán học
    Khảo sát, xử lí các số liệu trong quá trình nghiên cứu
    6. Đóng góp của đề tài
    - Hệ thống hóa toàn bộ lí thuyết về văn miêu tả
    - Đề xuất biện pháp rèn kĩ năng làm viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4, 5
    - Tài liệu cho giáo viên và sinh viên nghiên cứu
    7. Cấu trúc của đề tài
    Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Khóa luận
    gồm 3 chương :
    Chương 1 : Cơ sở khoa học của đề tài
    Chương 2 : Các biện pháp rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4, 5
    Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
     
Đang tải...