Luận Văn Một số biện pháp rèn kĩ năng tập đọc cho học sinh tiểu học

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục
    Mở đầu 8 8
    1. Lí do chọn đề tài 8
    2. Lịch sử vấn đề 8 10
    3. Mục đích nghiên cứu 11
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài 11
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu 11
    6. Phương pháp nghiên cứu 11
    7. Cấu trúc đề tài 12
    Nội dung 13
    Chương 1. Cơ sở lí luận 13
    1.1. Khái niệm đọc 13
    1.2. Cơ sở khoa học của việc đọc 15
    1.3. Vị trí, nhiệm vụ phân môn Tập đọc ở tiểu học 21
    1.4. Kĩ năng đọc 24
    Chương 2. Thực trạng của việc dạy và học Tập đọc ở trường tiểu học 25
    2.1. Nội dung chương trình và phân bố thời lượng 25
    2.2. Quy trình dạy Tập đọc 26
    2.3. Thực trạng việc dạy và học Tập đọc ở tiểu học 31
    2.3.1. Thực trạng việc dạy Tập đọc ở tiểu học 31
    2.3.2. Thực trạng việc học Tập đọc ở tiểu học 34
    Chương 3. Các biện pháp rèn kĩ năng Tập đọc cho học sinh tiểu học 44
    3.1. Luyện đọc thành tiếng 44
    3.1.1. Vấn đề luyện chính âm 44
    3.1.2. Ngắt nghỉ hơi khi đọc 46
    3.1.3. Ngữ điệu đọc 51
    3.2. Luyện đọc diễn cảm 54
    3.2.1. Ngắt giọng biểu cảm 54
    3.2.2. Tốc độ đọc 55
    3.2.3. Cường độ đọc 55
    3.2.4. Cường độ đọc 56
    3.3. Luyện kĩ năng cảm thụ tác phẩm văn học 57
    3.3.1. Quan niệm về cảm thụ văn học 57
    3.3.2. Luyện kĩ năng cảm thụ tác phẩm cho học sinh 57
    3.4. Một số bài tập luyện kĩ năng đọc cho học sinh
    57
    3.4.1. Bài tập luyện đọc thành tiếng 57
    3.4.2. Bài tập dạy đọc hiểu 59
    Phần kết luận 62
    Tài liệu tham khảo 63











    mở đầu
    1. Lí do chọn đề tài
    Chúng ta đang sống trong những năm đầu của thế kỉ XXI, công cuộc đổi mới đang diễn ra sôi động trên mọi lĩnh vực, công nghệ thông tin đang ăn sâu vào đời sống của mỗi con người. Thực tế đó đưa ra cho ta một câu hỏi: “Cuộc sống sẽ ra sao nếu con người không biết đọc? Cuộc sống còn gì thú vị nếu như những áng thơ văn bất hủ không ai biết đến, những thông tin trên báo, trên những trang web không một ai có thể đọc? .”. Đó sẽ là cả một thế giới thiếu thông tin, thiếu hiểu biết. Có ý kiến cho rằng con người có ba chìa khoá vàng để mở ra tri thức, tình cảm của nhân loại, đó là: chữ cái, chữ số và nốt nhạc. Như vậy, biết đọc tức là ta đã nắm giữ chìa khoá để mở cánh cửa của kho tàng văn hoá, văn minh của dân tộc và có công cụ để học suốt đời. Biết đọc nghĩa là biết giao tiếp với người khác không bị giới hạn bởi không gian, thời gian.
    Những kinh nghiệm của đời sống, những thành tựu văn hoá, khoa học, tư tưởng, tình cảm của các thế hệ trước và của cả những người đương thời, phần lớn đã được ghi lại bằng chữ viết. Nếu không biết đọc thì con người không thể tiếp thu nền văn minh của loài người, không thể sống một cuộc sống bình thường, có hạnh phúc với đúng nghĩa của từ này trong xã hội hiện đại. Đọc chính là học, học nữa, học mãi, đọc để tự học, học suốt đời. Vì vậy, dạy đọc có ý nghĩa rất quan trọng.
    Hơn nữa, việc dạy đọc được chú trọng ngay ở cấp tiểu học. Trong môn học Tiếng Việt, phân môn Tập đọc chiếm số tiết, thời lượng nhiều nhất trong số các phân môn. Đây là phân môn có vị trí đặc biệt trong chương trình vì nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển cho học sinh kĩ năng đọc, một kĩ năng quan trọng hàng đầu của học sinh ở cấp học đầu tiên trong trường phổ thông.
    Mặt khác, khi viết một tác phẩm, tác giả muốn gửi gắm vào đó tâm tư, tình cảm, suy nghĩ, những quan điểm, tư tưởng của mình. Những điều đó ẩn chứa trong ngôn từ văn bản. Mỗi tác phẩm đều bộc lộ tài hoa của con người, nhân cách, “cái tôi” của nhà văn. Muốn tác phẩm đến với bạn đọc và sống mãi với bạn đọc là một điều khó. Những gì tác giả muốn gửi gắm có được cảm nhận một cách đầy đủ hay không, đó lại là do cách đọc, cách hiểu của người cảm nhận nó. Chính vì thế cần dạy cho học sinh cách đọc, cách hiểu tác phẩm văn một cách trọn vẹn.
    Học sinh khi bước chân vào lớp một các em đã có vốn ngôn ngữ khá phong phú. Tuy nhiên, các em chưa thể đọc hoặc hiểu một cách chính xác trọn vẹn các từ ngữ câu văn. Để giúp các em có thể tiếp thu được tri thức của các môn học trong nhà trường, để các em có thể tiếp tục học lên thì nhiệm vụ quan trọng của mỗi giáo viên là dạy cho các em kĩ năng đọc.
    Trong khi đó, ở trường tiểu học, việc dạy đọc, bên cạnh những thành công, còn nhiều hạn chế. Học sinh chưa đọc được như chúng ta mong muốn. Kết quả học đọc của các em chưa đáp ứng được yêu cầu của việc hình thành kĩ năng đọc. Các em chưa nắm chắc được công cụ hữu hiệu để lĩnh hội tri thức, tư tưởng tình cảm của người khác chứa đựng trong văn bản được đọc. Giáo viên tiểu học vẫn còn lúng túng khi dạy Tập đọc. Có những giáo viên đọc không đúng chính âm, đọc không hay, hiểu không đúng những điều được đọc từ cấp độ từ đến câu, đoạn và toàn văn bản,
    Trong tương lai không xa, chúng tôi sẽ là những giáo viên tiểu học, chúng tôi có những trăn trở khi dạy một bài Tập đọc: làm thế nào để các em đọc nhanh hơn, hay hơn, làm thế nào để các em hiểu được văn bản đã đọc, cần đọc bài Tập đọc với giọng như thế nào? Làm sao để cho những gì đọc được tác động vào chính cuộc sống của các em? . Hơn thế, việc dạy đọc trải dài từ lớp 1 đến lớp 12 và đi cùng chúng ta suốt cuộc đời.
    Chính vì vậy, đọc là kĩ năng quan trọng trong việc dạy học ở trường tiểu học. Và chúng tôi chọn đề tài này để đi sâu nghiên cứu và tìm ra: “Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng tập đọc cho học sinh tiểu học”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...