Tiểu Luận Một số biện pháp rèn kĩ năng giải toán cho học sinh tiểu học

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHỤ LỤC
    PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

    Tiểu học là cấp học nền tảng đặt cơ sở cho việc hình thành, phát triển toàn diện nhân cách con người, đặt nền tảng vững chắc cho giáo dục phổ thông và toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân, vì vậy đòi hỏi mỗi người giáo viên dạy tiểu học phải cố gắng rất nhiều để cải tiến phương pháp dạy học, đó là vấn đề "Dạy học phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh". Cụ thể là giáo viên phải tổ chức, hướng dẫn cho học sinh hoạt động học tập với sự trợ giúp đúng mức, đúng lúc của sách giáo khoa và của các đồ dùng dạy học, để từng học sinh hoặc từng nhóm học sinh tự phát hiện và tự giải quyết vấn đề của bài học, tự chiếm lĩnh nội dung học tập rồi thực hành, vận dụng các nội dung đó theo năng lực cá nhân của chính mình.
    "Dạy học phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh" trong môn Toán đã được nhiều giáo viên quan tâm, hơn nữa môn Toán là một trong những môn quan trọng nhằm phát triển trí tuệ cho học sinh. Việc dạy và học Toán trong nhà trường sẽ làm cho học sinh nắm được hệ thống kiến thức, kĩ năng phổ thông cơ bản, hiện đại để trên cơ sở đó phát triển các năng lực trí tuệ, xây dựng quan điểm tư tưởng, tình cảm đúng đắn cho sự phát triển lâu dài.
    Dạy - học Toán ở bậc tiểu học nói chung, ở lớp 4 - 5 nói riêng, đặc biệt dạy giải toán có vị trí hết sức quan trọng. Nếu ta coi Toán học là một chiếc “chìa khoá vàng” để mở các cánh cửa khoa học thì giải Toán là "hòn đá thử vàng" của dạy học Toán, là một trong những biểu hiện năng động nhất của hoạt động trí tuệ học sinh. Giải Toán có lời văn là một trong bốn mạch cơ bản của Toán học đặc biệt là ở Toán lớp 4 - 5.
    Song trong thực tế dạy Toán hiện nay cho thấy, giáo viên mới chỉ dẫn dắt học sinh theo các bước giải đơn thuần là: đọc đề toán, tóm tắt đề toán, phân tích đề toán, giải bài toán rồi thử lại kết quả. Tuy nhiên, nếu chúng ta chỉ dừng lại giúp học sinh thành thạo 4 bước giải trên thì mới giúp học sinh luyện ở từng bài cụ thể mà chưa hề giúp học sinh rèn luyện trí thông minh và sáng tạo cho học sinh có thói quen làm tiếp một bước nữa là khai thác sâu và phát triển bài Toán. Đây chính là bước rèn luyện trí thông minh và óc sáng tạo cho học sinh, là mục đích của việc dạy giải toán, bởi vậy sau khi học sinh giải xong bài toán và thử lại kết quả đúng chúng ta cần hướng dẫn học sinh suy nghĩ bài toán có cách giải khác không và từ bài toán đó có thể đặt ra các bài toán khác như thế nào rồi giải chúng ra sao?
    Từ những lí do đã nêu ở trên tôi mạnh dạn đưa ra “Một số biện pháp rèn kĩ năng giải toán cho học sinh lớp 4 - 5" và đúc rút thành sáng kiến kinh nghiệm, mong được các đồng nghiệp trao đổi, góp ý xây dựng nhằm phát triển và phát huy tác dụng của sáng kiến trong công tác giảng dạy đạt kết quả tốt hơn.


    PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 2
    PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
    I. Cơ sở lý luận. 4
    II. Cơ sở thực tiễn. 4
    III. Giả thuyết 5
    IV. Quá trình thực nghiệm các giải pháp mới
    1. Đối với các giờ dạy 5
    2. Đối với việc hướng dẫn các bước giải toán - chữa bài 6
    3. Hướng dẫn học sinh vận dụng các phương pháp giải toán 9
    4. Đối với học sinh 13
    V. Hiệu quả- ý nghĩa của sáng kiến 13
    PHẦN III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
    1. Kinh nghiệm cụ thể 14
    2. Cách sử dụng sáng kiến 14
    3. Đề xuất hướng phát triển của sáng kiến 14
    4 . Kết luận. 15
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...