Thạc Sĩ Một số biện pháp quản lý việc làm điểm ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn Quận 6 – TP.HCM

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 6/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Một số biện pháp quản lý việc làm điểm ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn Quận 6 – TP.HCM
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
    CBQL : Cán bộ quản lý
    CNTT : Công nghệ thông tin
    ĐC : Đối chứng
    GV : Giáo viên
    HL : Học lực
    HK : Hạnh kiểm
    ND : Nội dung
    QL : Quản lý
    SL : Số lượng
    TL : Tỉ lệ
    TB : Trung bình
    TN : Thực nghiệm
    TPHCM : Thành phố Hồ Chí Minh MỞ ĐẦU
    1. Lí do chọn đề tài
    Giáo dục Việt Nam trong thế kỉ XXI đang ngày càng phát triển. Chương trình, sách
    giáo khoa của giáo dục Việt Nam đang được đổi mới và tiến hành thực hiện đại trà, giáo
    dục đã và đang mang lại nhiều thành tựu nổi bật cho sự phát triển của đất nước, vì thế Đảng
    và nhà nước ta vẫn luôn xác định Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Song song đó, kể từ
    năm 1991, ngành giáo dục đã trải qua 3 lần thay đổi cách đánh giá xếp loại học lực của học
    sinh theo các quyết định 1778 / năm 1991, quyết định 04/ năm 2001 và quyết định 40/ năm
    2006 cùng hàng loạt các văn bản hướng dẫn bổ sung, chỉnh lý quyết định 40 /2006 đang áp
    dụng hiện nay. Chính vì có quá nhiều thay đổi cách xếp loại như vậy nên nhìn chung giáo
    viên cũng phải vất vả tiếp cận để làm theo, điều này cũng làm cho tâm lí giáo viên không
    thật sự thoải mái.
    Lâu nay, lao động của Giáo viên cho việc làm điểm, thống kê, báo điểm, xếp loại
    học lực – hạnh kiểm cho học sinh mỗi khi tới đợt giữa kì hoặc kết thúc một học kì, kết thúc
    năm học là hết sức nặng nhọc, tốn nhiều thời gian nhưng lại hay sai sót do công việc này
    vẫn chủ yếu được thực hiện thủ công, bằng kinh nghiệm của giáo viên. Trong nhiều năm
    qua, việc quản lý việc làm điểm của giáo viên cũng làm cho cán bộ quản lý nhà trường tốn
    nhiều công sức nhưng hiệu quả lại không cao, cán bộ quản lý các trường cũng đã thực hiện
    nhiều hình thức và nhiều biện pháp quản lý khác nhau để có thể hạn chế các hiện tượng
    tiêu cực như “cấy” – sửa điểm, nâng điểm, tính toán sai, xếp loại sai trong khi nhà trường
    có cả ngàn học sinh, mà để kiểm tra hết cả ngàn trường hợp này là hết sức khó khăn và
    không thể thực hiện được trong khoảng thời gian rất ngắn (3 – 5 ngày sau khi kết thúc kì thi
    ).
    Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nói chung ở nước ta hiện nay còn ở
    trình độ khá sơ đẳng, phát triển manh mún, tự phát và chủ yếu chỉ ứng dụng và phát triển ở
    các lĩnh vực khối kinh tế như tài chính, ngân hàng và hiện nay cũng đang dần được quan
    tâm phát triển thêm trong lĩnh vực quản lý nhà nước như thuế quan, hộ tịch, hành chánh . Tuy nhiên, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà trường vẫn còn đang bị bỏ ngỏ
    và chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của lãnh đạo các cấp. Hơn nữa, do thiếu sự đồng
    bộ cũng như sự đầu tư cần thiết mà hiện nay công nghệ thông tin vẫn chưa thực sự là yếu tố
    tạo động lực phát triển cho ngành giáo dục nước nhà.
    Hiệu quả công việc làm điểm của giáo viên cũng như công việc quản lý việc làm
    điểm của nhà quản lý trường học vẫn còn là đề tài mới và chưa có bất kì một công trình hay
    đề nào nghiên cứu chuyên sâu về nó. Hiện nay trên thị trường kinh doanh phần mềm tại
    Việt Nam đã có một số công ty thực hiện sản xuất và kinh doanh một số phần mềm tin học
    quản lý nhà trường, trong đó có chương trình quản lý điểm, tuy nhiên các chương trình này
    có một số hạn chế như phí bản quyền còn khá cao so với khả năng tài chính của các trường;
    tính tương tác và chia sẻ không có, chỉ có thể thực hiện trên một máy tính cho một đĩa CD -
    ROOM, vì vậy chỉ có thể thực hiện được ở địa điểm trường mà không thể để giáo viên thực
    hiện tại nhà; khó tiếp cận với giáo viên vì các phần mềm này đa số được thực hiện trên nền
    Foxpro, Access, Visual basic trong khi đó, trình độ công nghệ thông tin của giáo viên hiện
    nay chỉ có thể thực hiện trên các phần mềm thông dụng như Microsoft Word hay Excel.
    Xuất phát từ những lí do trên, đề tài “MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ VIỆC LÀM
    ĐIỂM Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 6 – TPHCM”
    được xác lập.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Nghiên cứu để làm rõ thực trạng việc làm điểm của giáo viên và biện pháp quản lý
    việc làm điểm của cán bộ quản lý các trường trung học cơ sở trên địa bàn quận 6 –
    TPHCM, từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm quản lý tốt công việc này.
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
    - Khách thể nghiên cứu:
    Việc làm điểm và biện pháp quản lý việc làm điểm ở các trường trung học cơ sở trên
    địa bàn quận 6 – TPHCM.
    - Đối tượng nghiên cứu:
    Biện pháp quản lý việc làm điểm ở các trường trung học cơ sở tại Quận 6 – TPHCM. 4. Giả thuyết khoa học
    Quản lý việc làm điểm của cán bộ quản lý các trường trung học cơ sở trên địa bàn
    quận 6 – TPHCM cũng còn nhiều hạn chế. Nếu áp dụng một số biện pháp như ứng dụng
    công nghệ thông tin vào toàn bộ quá trình làm điểm của giáo viên; tăng cường kiểm tra đột
    xuất qua hệ thống sổ điểm chính, bài kiểm tra học sinh và tiến hành kiểm tra tập trung toàn
    trường và chấm chéo một số bài kiểm tra một tiết sẽ nâng cao hiệu quả công tác quản lý
    việc làm điểm trên.
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu
    - Nghiên cứu cơ sở lí luận có liên quan nhằm hình thành hệ thống khái niệm, hệ thống lí
    luận để nghiên cứu đề tài.
    - Nghiên cứu thực trạng việc làm điểm của giáo viên và công tác quản lý việc làm điểm
    của cán bộ quản lý ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn Quận 6 – TPHCM và bước
    đầu tìm ra một số nguyên nhân.
    - Tiến hành thực nghiệm các biện pháp đã đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản
    lý việc làm điểm của giáo viên.
    6. Phạm vi nghiên cứu
    Do giới hạn về thời gian, kinh phí thực hiện nên đề tài chỉ nghiên cứu:
    - Điều tra thực trạng tại năm trường trung học cơ sở trên địa bàn quận 6 – TPHCM.
    - Tiến hành thực nghiệm tại trường trung học cơ sở Hậu Giang (nhóm thực nghiệm) và so
    sánh đối chiếu với năm trường thuộc nhóm đối chứng cũng là các trường được chọn để
    điều tra thực trạng.
    7. Phương pháp nghiên cứu
    7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
    Nghiên cứu những tài liệu có liên quan như sách, báo, tạp chí chuyên ngành, các
    trang web chuyên ngành, các luận văn tiến sĩ, thạc sĩ chuyên ngành, các tài liệu về đường
    lối chính sách của Đảng, của nhà nước, các tài liệu của những người nghiên cứu trước để từ
    đó xây dựng cơ sở lí luận của đề tài nghiên cứu.
    7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp điều tra
    Sử dụng phương pháp điều tra thông qua bảng hỏi với khách thể điều tra là giáo viên
    và cán bộ quản lý các trường trung học cơ sở trên địa bàn quận 6 – TPHCM nhằm tìm ra
    thực trạng của việc làm điểm hiện nay của giáo viên cũng như công tác quản lý của Cán bộ
    quản lý nhà trường đối với việc làm điểm.
     Dạng bảng hỏi dành cho cán bộ quản lý: gồm 26 phiếu điều tra được phát ra cho hiệu
    trưởng và các phó hiệu trưởng của các trường trung học cơ sở trên địa bàn quận 6 –
    TPHCM. Bảng hỏi này gồm 7 câu hỏi, chia làm 2 phần chính: nhóm câu hỏi điều tra về
    mức độ đồng ý với các nhận định (gồm 5 câu) nhằm tìm ra quan điểm của cán bộ quản lý
    các trường trung học cơ sở trên địa bàn quận 6 – TPHCM về thực trạng cũng như biện pháp
    cải thiện các thực trạng liên quan đến việc làm điểm của giáo viên cũng như biện pháp
    quản lý việc làm điểm của cán bộ quản lý; nhóm câu hỏi điều tra về quan điểm (2 câu) của
    cán bộ quản lý các trường đối với việc làm điểm của giáo viên và công tác quản lý việc
    làm điểm của cán bộ quản lý.
     Dạng bảng hỏi dành cho giáo viên, phát ra 210 phiếu trong đó 150 phiếu điều tra giáo
    viên tại 5 trường trung học cơ sở có điều tra thực trạng, mỗi trường 30 giáo viên. Phiếu điều
    tra thực trạng gồm 9 câu, gồm 4 nhóm câu hỏi, nhóm câu hỏi về loại việc (các câu 1 và 2),
    nhóm câu hỏi về thực trạng tiêu tốn thời gian (các câu 3 và 5), nhóm câu hỏi về thực trạng
    tiêu tốn sức lao động (các câu 7 và 9), cuối cùng là nhóm câu hỏi về khó khăn sai sót (các
    câu 4, 6 và 8). Phiếu điều tra thực nghiệm gồm 60 phiếu được phát ra cho các giáo viên tiến
    hành thực nghiệm tại trường trung học cơ sở Hậu Giang, Quận 6 – TPHCM. Phiếu điều tra
    thực nghiệm gồm 6 câu hỏi, được chia làm 3 nhóm, nhóm câu hỏi về kết quả thực nghiệm
    (các câu 1, 2, 3 và 5), nhóm câu hỏi về nhận định sau khi tiến hành thực nghiệm (câu hỏi 4)
    và câu hỏi nêu lên nhận định của bản thân sau khi tiến hành thực nghiệm (câu số 6). Các
    phiếu điều tra thực nghiệm sẽ giúp tác giả thu nhận kết quả phản hồi sau khi tiến hành thực
    nghiệm để qua đó rút ra kết luận chung về thành công và hạn chế của quá trình thực
    nghiệm, đồng thời qua đó khẳng định giả thuyết khoa học đã được đề cập trong luận văn
    nghiên cứu. 7.2.2. Phương pháp quan sát
    Quan sát có kết hợp ghi biên bản nhằm tìm hiểu thực tế biện pháp ứng dụng công
    nghệ thông tin trong việc làm điểm của giáo viên và công tác quản lý việc làm điểm của
    cán bộ quản lý các trường trung học cơ sở trên địa bàn quận 6 – TPHCM. [Phụ lục 4]
    7.2.3. Phương pháp đàm thoại
    Tiến hành trao đổi với một số cán bộ quản lý phòng giáo dục đào tạo, cán bộ quản lý
    là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn các trường trung học cơ sở thuộc địa
    bàn quận 6 – TPHCM. Bộ câu hỏi đàm thoại gồm các câu hỏi như sau: Thầy cô nhận định
    như thế nào về việc làm điểm của giáo viên hiện nay; Thầy cô nhận định như thế nào về
    việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc làm điểm của giáo viên; Sau khi ứng dụng
    công nghệ thông tin trong việc làm điểm, thầy cô nhận thấy nó có giúp ích gì cho công tác
    quản lý của thầy cô trong nhà trường; Khó khăn của việc quản lý điểm hiện nay là gì; Việc
    kiểm tra chéo trong nhà trường đã đem lại hiệu quả gì; Việc kiểm tra ngẫu nhiên hồ sơ ghi
    điểm của giáo viên đem lại lợi ích gì cho công tác quản lý chuyên môn trong nhà trường.
    7.2.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
    Là phương pháp chủ yếu nhằm kiểm chứng tính hiệu quả, tính khả thi của các biện
    pháp. Việc thực nghiệm được tiến hành bằng cách tác động các biện pháp đề xuất lên nhóm
    thực nghiệm và nhóm đối chứng không thực hiện các biện pháp tác động. Trước khi thực
    nghiệm, kiểm tra tính tương đồng giữa hai nhóm và kiểm tra sự khác biệt giữa hai nhóm
    nghiên cứu sau khi tác động thực nghiệm.
    7.3. Phương pháp thống kê toán học
    Sau khi điều tra và thực nghiệm, dùng phương pháp thống kê toán học để xử lí các số
    liệu cũng như các thông số có liên quan để đưa ra được những kết luận chính xác và có giá
    trị khoa học cho đề tài nghiên cứu. Sau đó, dùng phần mềm thống kê SPSS 11.5 để xử lí số
    liệu thực trạng và số liệu thực nghiệm theo các số liệu thống kê.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...