Chuyên Đề Một số biện pháp quản lý nhằm phát triển đội ngũ giáo viên ở trường THPT Bình Sơn - tỉnh

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    SỞ GD - ĐT VĨNH PHÚC
    TRƯỜNG THPT BÌNH SƠN
    ĐỀ TÀI
    MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM PHÁT TRIỂN
    ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG THPT BÌNH SƠN
    TỈNH VĨNH PHÚC
    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (1991) với Cương lĩnh và Nghị quyết đã vạch ra phương hướng đi lên CNXH và bước đầu thực hiện CNH-HĐH đất nước. Đại hội Đảng VIII (1996) tiếp tục con đường CNH-HĐH và Đại hội Đảng IX (2001) đánh giá việc thực hiện chiến lược do Đại hội VII vạch ra chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm đầu của thế kỷ XXI: " Chiến lược đẩy mạnh CNH-HĐH theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp"

    Phải thấy rằng: sự phát triển của một quốc gia trong thế kỷ XXI sẽ phụ thuộc lớn vào tiềm năng tri thức của dân tộc đó. Giáo dục cùng với KH-CN là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội.
    Giáo dục ngày nay được coi là nền móng của sự phát triển KH - KT và đem lại sự thịnh vượng cho nền kinh tế quốc dân. Có thể khẳng định rằng: không có giáo dục thì không có bất cứ sự phát triển nào đối với con người, đối với kinh tế, văn hoá. Ý thức được điều đó, Đảng ta đã thực sự coi "Giáo dục là quốc sách hàng đầu" Hội nghị TW 4 khoá VII đã khẳng định "Giáo dục - Đào tạo là chìa khoá để mở cửa tiến vào tương lai". Nghị quyết TW 2 khoá VIII đã tiếp tục khẳng định "Muốn tiến hành CNH, HĐH thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục - đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững". Đại hội đảng lần thứ X (2006) tiếp tục nhấn mạnhĐảng ta coi con người vừa là động lực vừa là mục tiêu của sự phát triển.
    Đội ngũ giáo viên có một vai trò vô cùng quan trọng để làm cho giáo dục thực hiện được sứ mệnh cao cả đó. Hồ Chủ tịch đã từng nói "Không có thầy thì không có giáo dục". Rõ ràng phát triển đội ngũ giáo viên là yêu cầu cấp thiết, là yếu tố cơ bản có ý nghĩa quyết định trong việc phát triển giáo dục.
    Cùng với giáo dục của cả nước, trường THPT Bình Sơn, tỉnh Vĩnh Phúc cũng đang nỗ lực thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình với chủ đề năm học mà Bộ GD&ĐT đưa ra “ Năm học đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”; năm học tiếp tục thực hiện các cuộc vận động lớn: cuộc vận động “ Hai không”, cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương sáng về đạo đức, tự học và sáng tạo”. Nhưng hiện tại đội ngũ giáo viên của trường bên cạnh những ưu điểm đáng quí vần còn tồn tại những non yếu về chất lượng cần khắc phục kịp thời.
    Xuất phát từ những lý do khách quan và chủ quan như trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài "Một số biện pháp quản lý nhằm phát triển đội ngũ giáo viên ở trường THPT Bình Sơn - tỉnh Vĩnh Phúc".
    2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
    Đề tài của tôi nhằm lý giải những tồn tại và từ đó đề xuất một số biện pháp để "Phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT Bình Sơn, Vĩnh Phúc".
    3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
    Đề tài này nhằm xác định cơ sở khoa học của việc quản lý nhằm phát tiển đội ngũ giáo viên THPT, phân tích thực trạng của việc quản lý nhằm phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT Bình Sơn, tỉnh Vĩnh Phúc. Qua đó đề xuất những biện pháp quản lý nhằm phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT Bình Sơn trong giai đoạn hiện nay.
    4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    - Chỉ tập trung tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên ở trường THPT Bình Sơn, tỉnh Vĩnh Phúc.
    - Thời gian nghiên cứu: Chỉ tìm hiểu, nghiên cứu tình hình phát triển đội ngũ giáo viên ở trường THPT Bình Sơn trong 3 năm học gần đây (2007-2008, 2008-2009, 2009-2010).
    5. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
    5.1.Đội ngũ giáo viên trường THPT Bình Sơn và tình hình phát triển đội ngũ.
    5.2. Biện pháp quản lý nhằm phát triển đội ngũ giáo viên của trường THPT Bình Sơn.
    6. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
    Hiện nay, công tác quản lý phát triển đội ngũ giáo viên ở trường THPT Bình Sơn chưa thật hiệu quả, vẫn còn những hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trong giai đoạn mới.
    Nếu nắm được đặc điểm công tác quản lý phát triển đội ngũ giáo viên, đề xuất và thực thi được các giải pháp khắc phục tình trạng trên, sẽ nâng cao được hiệu quả quản lý phát triển đội ngũ giáo viên ở trường THPT Bình Sơn, tỉnh Vĩnh Phúc.
    7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    7.1. Nghiên cứu tài liệu.
    - Các văn kiện của Đảng về phát triển đất nước, phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ CNH, HĐH, Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001 – 2010, Dự thảo chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2009-2020.
    - Giáo trình, tài liệu, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Bộ GD&ĐT và Sở GD& ĐT Vĩnh Phúc .
    - Các tạp chí, tập san giáo dục .
    7.2. Nghiên cứu thực tiễn:
    Quan sát, đàm thoại, phỏng vấn cán bộ quản lý, giáo viên trường THPT Bình Sơn, tổng kết kinh nghiệm quản lý giáo dục của trường THPT Bình Sơn.
    7.3. Phương pháp hỗ trợ.
    - Điều tra
    - Khảo sát
    - Thống kê
    - Bảng biểu
    - Sơ đồ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...