Luận Văn Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao kiến thức giáo dục đạo đức học sinh Trung học cơ sở cho cha m

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chuyên mục: Quản lý giáo dục
    Trường: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
    Loại: Đề tài tốt nghiệp
    File: doc


    Trình độ: Thạc sĩ
    Số trang: 127
    Việt Nam là một nước nông nghiệp ở phương Đông. Xã hội Việt Nam với nền sản xuất lúa nước, đã lấy gia đình làm đơn vị gốc. Đối với người Việt Nam từ xưa đến nay gia đình có một ý nghĩa hết sức quan trọng. Tình cảm tâm lý con người Việt Nam gắn bó sâu đậm và bền chặt, không chỉ với gia đình họ mà cả với làng xóm, cộng đồng.
    1.1. Gia đình là cái nôi truyền thụ văn hoá gia đình, văn hoá cho các thành viên chung sống dưới một mái nhà. Gia đình đặt nền móng đầu tiên cho sự hình thành nhân cách con trẻ và có ảnh hưởng lâu dài trong suốt cuộc đời của mỗi cá nhân.
    Gia đình là nhân tố đặc biệt quan trọng, có tác động và ảnh hưởng lớn đến sự hình thành nhân cách và khả năng phát triển trí tuệ của trẻ em. Gia đình là một tế bào của xã hội, là một môi trường của thiết chế giáo dục. Vai trò giáo dục của gia đình không ai phủ nhận được, tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận cha mẹ chưa ý thức được đầy đủ và sâu sắc trách nhiệm, vai trò của mình, chưa có đầy đủ kiến thức trong việc giáo dục đạo đức cho con cái, đặc biệt với lứa tuổi Trung học cơ sở.
    1.2. Những năm gần đây trẻ em vi phạm pháp luật ngày càng tăng, tính chất tội phạm ngày càng nghiêm trọng, trở thành vấn đề quan tâm, bức xúc, lo lắng của các bậc ông, bà, cha, mẹ và của toàn xã hội. Trong 4 năm từ 1997 đến 2000 số trẻ em chưa thành niên phạm tội hàng năm vẫn còn chiếm tỷ lệ cao. Các tội có hành vi vi phạm quyền sở hữu công dân năm 1997 chiếm 6,6%, năm 1998 chiến 7,9% và năm 1999 là 12%; Các tội về ma tuý năm 1997 là 2,43%, năm 1999 là 2,39%; Các tội vi phạm an toàn trật tự công cộng và trật tự quản lý hành chính từ 3,24% năm 1997, 3,0% năm 1998 tăng lên 4,42% năm 1999 [24, tr 83]. Năm 1999 toàn quốc có 14.346 trẻ em vi phạm pháp luật [25,tr.91] năm 2000 có 11.538 em, trong đó nam chiếm 97,57% [26, tr93]. Tổng số các bị cáo là vị thành niên phạm tội bị xét xử vẫn chưa giảm: Năm 1998 là 4.082 em, năm 1999 là 4.212 em, năm 2000 là 3.497 em [27, tr.96].
    Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình hình trên, nhưng chắc chắn có lý do từ việc gia đình lơ là giáo dục trẻ em, xem nhẹ việc hàng ngày uốn nắn, điều chỉnh các hành vi sai lệch ở các em. Xét về sâu xa thì có một nguyên nhân cơ bản là các bậc cha mẹ thiếu kiến thức trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh, đặc biệt là học sinh lứa tuổi THCS
    Hiện nay, các gia đình ở thành phố sinh sống trong điều kiện môi trường có các quan hệ giao lưu kinh tế, văn hoá - xã hội cao, phức tạp và luôn có những biến động mới. Trước tác động mạnh mẽ của kinh tế thị trường và xu thế toàn cầu hoá, nhiều giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp đang bị mai một trong một bộ phận các gia đình Việt Nam sinh sống ở các thành phố. Các quan hệ gia đình vốn dĩ tốt đẹp, đang bị lấn át bởi những quan hệ hàng hoá, thị trường, lợi nhuận, hoặc lối sống thực dụng, cá nhân vị kỷ. Vị trí, vai trò của gia đình trong việc giáo dục trẻ em, đặc biệt là trẻ em hư trở nên rất quan trọng, bởi số lượng trẻ em hư ở thành phố ngày càng gia tăng, mức độ hư hỏng cũng nghiêm trọng hơn, tính chất hư hỏng cũng biến đổi mau hơn. Mặt khác, hiện nay quan niệm của các gia đình về trẻ em hư cũng có nhiều cách hiểu khác nhau.
    1.3. Ngày 05/8/2002, tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội Khoá XI đã có nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về cơ cấu tổ chức Chính phủ, trong đó có việc thành lập Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em trên cơ sở hợp nhất Uỷ ban Bảo vệ và Chăm sóc Trẻ em Việt nam và Uỷ ban Quốc gia Dân số và kế hoạch hoá gia đình.
    Ngày 11/11/2002 Chính phủ ban hành Nghị định số 94/2002/NĐ-CP về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của UB DS GĐ&TE, trong đó tại điều 1 có quy định vị trí chức năng như sau: “Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em là cơ quan ngang bộ của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về dân số, gia đình và trẻ em; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc lĩnh vực dân số, gia đình và trẻ em”. Trên thực tế việc quản lý nhà nước về Dân số và trẻ em là lĩnh vực mà hai Uỷ ban trước đây đã làm, còn quản lý nhà nước về gia đình là quản lý nội dung gì? quản lý thế nào? đây là lĩnh vực rất mới đang cần phải nghiên cứu để làm rõ. Làm thế nào để nâng cao kiến thức của CMHS về giáo dục gia đình cũng là một lĩnh vực rất mới, đang cần phải nghiên cứu đề xuất.
    1.4. Trước đây đã có các biện pháp tổ chức nhằm nâng cao kiến thức cho các bậc phụ huynh trong công tác giáo dục đạo đức học sinh Trung học cơ sở và các biện pháp tổ chức này đã có hiệu quả nhất định, tuy nhiên trong xu thế mở cửa hội nhập với quốc tế và phát triển kinh tế trong nước theo cơ chế kinh tế thị trường, cần phải nghiên cứu đề xuất các biện pháp tổ chức mới phù hợp thì kết quả giáo dục đạo đức cho học sinh Trung học cơ sở sẽ đạt hiệu quả cao hơn.
    Kết cấu của đề tài là:
    Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tại nghiên cứu
    Chương II: Thực trạng kiến thức giáo dục đạo đức học sinh THCS của CMHS tại thành phố Hà Nội
    Chương III: Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao kiến thức giáo dục đạo đức học sinh trung học cơ sở cho cha mẹ học sinh tại thành phố Hà Nội
     
Đang tải...