Thạc Sĩ Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động Giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề phổ thôn

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI


    MỞ ĐẦU



    1.1. Một trong những vấn đề bức xúc của giáo dục Việt Nam hiện nay, khiến toàn xã hội phải quan tâm đó là việc định hướng nghề nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS và THPT (trung học cơ sở và trung học phổ thông). Theo số liệu thống kê hàng năm tính trung bình cả nước có khoảng 70 – 80% số học sinh THCS vào học THPT, riêng tỉnh Thái Nguyên trong những năm năm học gần đây, mỗi năm có khoảng 12000 học sinh vào học lớp 10 và số học sinh tốt nghiệp THPT đều đăng kí thi Đại học, Cao đẳng. Xét về nhu cầu, xu hướng và nguyện vọng của lớp trẻ thì những số liệu nêu trên là trân trọng, nhưng thực tiễn về năng lực và nhu cầu xã hội lại không cho phép nguyện vọng đó thành hiện thực. Mỗi năm số học sinh được tuyển vào ĐH, CĐ (đại học, cao đẳng) chỉ chiếm khoảng 10 – 15%, tạo lên sự ùn tắc trong các kì thi tuyển sinh, gây tốn kém cho gia đình và cho xã
    hội.

    1.2. HĐGDHN và DNPT (hoạt động giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề phổ thông) cho học sinh phổ thông có ý nghĩa rất to lớn, xét về mặt giáo dục đó là công việc điều chỉnh động cơ chọn nghề của học sinh, điều chỉnh hứng thú nghề nghiệp của các em theo xu thế phân công lao động xã hội, góp phần vào việc cụ thể hoá các mục tiêu đào tạo của trường phổ thông. Về ý nghĩa kinh tế thì công tác hướng nghiệp luôn hướng vào việc sử dụng hợp lý tiềm năng lao động trẻ tuổi của đất nước, từ đó, nâng cao năng suất lao động của xã hội, để đảm bảo được ý nghĩa đó nhà trường phổ thông phải gắn mục tiêu đào tạo với những mục tiêu kinh tế – xã hội. Ý nghĩa về mặt chính trị – xã hội, công tác hướng nghiệp có chức năng thực hiện đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước, thực hiện đường lối giáo dục trong đời sống xã hội, nếu làm tốt công tác hướng nghiệp, chúng ta sẽ có những lớp người đủ năng lực và phẩm chất cách mạng để bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, ngoài ra, hướng nghiệp có tác dụng điều chỉnh sự phân công lao động xã hội, tạo ra sự cân bằng trong việc phân bổ lực lượng dân cư. Tóm lại, công tác hướng nghiệp có ý nghĩa đối với việc triển khai chiến lược con người – một bộ phận của chiến lược kinh tế, khoa học và công nghệ.

    1.3. Sự quan tâm chỉ đạo của Đảng thể hiện từ Đại hội III, Đảng ta đã khẳng định: Giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ là đầu tư cho sự phát triển.

    Nghị quyết hội nghị lần thứ 2 BCHTW (Ban chấp hành Trung ương) Đảng khoá VIII đã nhấn mạnh: “ Tăng cường giáo dục kĩ thuật tổng hợp và năng lực thực hành ở bậc học phổ thông”. Vấn đề này cũng được khẳng định tại điều 24(1) Luật giáo dục: “ Nội dung giáo dục phổ thông phải đảm bảo yêu cầu về tính phổ thông, toàn diện, cơ bản và hướng nghiệp ”. Tiếp theo là chỉ thị 33/ 2003 ngày 23/7/2003 của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT (giáo dục & đào tạo) về việc đẩy mạnh công tác sinh hoạt hướng nghiệp và tư vấn nghề nghiệp cho học sinh phổ thông. Để thực hiện được nhiệm vụ mục tiêu giáo dục đào tạo, ngành GD & ĐT nói chung và các trung tâm KTTH – HN (kĩ thuật tổng hợp - hướng nghiệp) nói riêng cần làm tốt công tác “ Hướng nghiệp và dạy nghề phổ thông”, tạo điều kiện cho các em có thể chọn được một nghề phù hợp theo ý muốn, năng lực của mình, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của địa phương và đất nước.

    1.4. Trung tâm KTTH – HN tỉnh Thái Nguyên, sau 25 năm triển khai nhiệm vụ, chúng tôi gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, đội ngũ, tài liệu và nội dung chương trình giảng dạy, phụ huynh học sinh chưa nhận thấy được vị trí vai trò, tác dụng của HĐGDHN và DNPT, cho nên hiệu quả đạt được chưa cao. Sự đổi mới trong quản lý, tổ chức giáo dục nói chung và ở các trung tâm KTTH – HN nói riêng còn chuyển biến chậm. Sự phân công trách nhiệm quyền hạn giữa trung tâm và các trường phổ thông chưa hợp lý.Việc sử dụng và khai thác các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực) cho HĐGDHN và DNPT còn ít hiệu quả, chưa tập trung vào những hướng ưu tiên như việc tổ chức hoàn thiện nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, phương tiện dạy nghề, thiếu thông tin nghề Công tác xã hội hoá giáo dục còn nhiều hạn chế và chưa có biện pháp hữu hiệu. Với lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “ Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động Giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề phổ thông cho học sinh trung học tại trung tâm KTTH – HN tỉnh Thái Nguyên”.




    MỤC LỤC


    MỞ ĐẦU 1

    CHƯƠNG 1

    CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC QUẢN LÝ HĐGDHN VÀ DNPT


    CHO HỌC SINH BẬC TRUNG HỌC TẠI TRUNG TÂM KTTH - HN

    1.1. Những quan điểm về hướng nghiệp và dạy nghề phổ thông 5

    1.2. Những khái niệm cơ bản 12

    1.3. Kết luận chương 1 34

    CHƯƠNG 2

    CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ HĐGDHN

    VÀ DNPT TẠI TRUNG TÂM KTTH - HN TỈNH THÁI NGUYÊN


    2.1. Tình hình chung của trung tâm KTTH - HN tỉnh Thái Nguyên 35

    2.2. Thực trạng hoạt động GDHN và DNPT tại trung tâm KTTH - HN

    tỉnh Thái Nguyên 36

    2.3. Thực trạng công tác quản lí hoạt động GDHN và dạy nghề phổ thông tại trung tâm KTTH - HN tỉnh Thái Nguyên 48
    2.4. Kết luận chương 2 59

    CHƯƠNG 3

    MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HĐGDHN VÀ DNPT CHO HỌC SINH TẠI TRUNG TÂM KTTH - HN TỈNH THÁI NGUYÊN

    3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp 61

    3.2. Các biện pháp quản lí hoạt động GDHN và DNPT

    tại trung tâm KTTH - HN tỉnh Thái Nguyên 63

    3.3. Khảo nghiệm tính khả thi của một số biện pháp 89

    3.4. Kết luận chương 3 94

    KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 97

    1. Kết luận chung 97

    2. Khuyến nghị 98

    TÀI LIỆU THAM KHẢO 100

    PHỤ LỤC 103
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...