Luận Văn Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy - học ở trường THPT Nguyễn Siêu - Hà Nội trong

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

    1.1 Thực tiễn giáo dục Việt Nam khẳng định điều kiện quyết định để nâng cao chất lượng giáo dục và chất lượng dạy học là ở ngời giáo viên: "Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục đào tạo". Vị trí đó đặt lên vai của ngành giáo dục, của giáo viên, của các nhà quản lý giáo dục một nhiệm vụ vinh quang nhưng cũng hết sức nặng nề: " . cho nên đòi hỏi phải tăng cờng xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục một cách toàn diện để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nớc".

    ( Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/06/2004 của Ban Bí th Trung ương Đảng)

    1.2 Quản lý luôn giữ vai trò hết sức quan trọng trong mọi hoạt động của con ngời. Ở đâu có hoạt động chung, ở đó tất yếu cần đến sự quản lý. K.Mác đã nói một cách rất hình tượng rằng: "Một người chơi vĩ cầm riêng lẻ tự điều khiển mình, còn dàn nhạc thì cần người chỉ huy". Quản lý là một trong những yếu tố quyết định đến sự phát triển của xã hội nói chung và của một tổ chức nói riêng. Do vậy, cũng nh các hoạt động khác, quản lý Giáo dục - Đào tạo là một tất yếu, là điều kiện đảm bảo cho hoạt động giáo dục đạt đến mục đích đã đợc hoạch định.

    1.3 Chất lượng và hiệu quả hoạt động dạy học là một thành tố quan trọng cấu thành chất lượng và hiệu quả của giáo dục. Bộ trởng Nguyễn Minh Hiển đã đánh giá: "Chất lượng và hiệu quả giáo dục nhìn chung còn thấp so với yêu cầu phát triển của đất nước và so với trình độ tiên tiến của các nớc trong khu vực". Để khắc phục thực trạng chất lượng giáo dục nói trên cần có sự nghiên cứu sâu sắc về các biện pháp quản lý của nhà trờng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học trong nhà trường.

    1.4. Luật giáo dục của chúng ta khẳng định: "Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc". Như vậy giáo dục PT có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trọng trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách con người.

    1.5 . Lịch sử đã cho thấy mỗi quốc gia muốn phát triển và hưng thịnh đều phải coi trọng công tác giáo dục. Đối với nước ta giáo dục luôn được coi là quốc sách - nhất là trong thời kỳ đổi mới hiện nay, điều đó được thể hiện trong các kỳ đại hội đại biểu của Đảng Cộng sản Việt Nam. Taị đại hội Đảng lần thứ VIII Đảng ta đã khẳng định “Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; coi trọng cả ba mặt: mở rộng quy mô nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả”. Sau 5 năm thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng VIII trước những cơ hội và thách thức, căn cứ vào yêu cầu mục tiêu mới của giáo dục đào tạo Đại hội Đảng lần thứ IX tiếp tục khẳng định: “ phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện phát huy nguồn lực con người , yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”, Đảng ta khẳng định đầu tư cho con người là đầu tư phát triển. Như vậy có thể thấy Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng và đầu tư cho sự nghiệp giáo dục đào tạo nói chung, giáo dục phổ thông nói riêng trong giai đoạn hiện nay khi mà trình độ khoa học kỹ thuật, công nghệ phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng đòi hỏi công tác giáo dục đào tạo của chúng ta không chỉ mở rộng về quy mô mà còn phải được nâng cao về chất lượng như kết luận của hội nghị trung ương 6 khoá IX : Phát triển giáo dục toàn diện, xây dựng nền giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá đây là điều kiện mang tính quyết định để chúng ta có thể hội nhập và phát triển cùng với sự phát triển của thế giới trong thời đại hiện nay.

    Sau 20 năm đổi mới cùng với sự phát triển đi lên của đất nước, ngành giáo dục đã đạt được nhiều thành tích hết sức to lớn và được đánh giá là: “ .đã có bước phát triển mới, góp phần chuẩn bị tiền đề cho những bước phát triển mạnh mẽ và vững chắc hơn của sự nghiệp giáo dục trong thế kỷ 21 vì mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa” (NQ TW 6 khoá IX ).

    Tuy nhiên cũng còn tồn tại những vấn đề bất cập, yếu kém nhất định và một trong những vấn đề còn tồn tại đó là công tác quản lý giáo dục đào tạo ở các cấp, các địa phương và các đơn vị trường học, trong đó nổi lên một vấn đề quan trọng là công tác quản lý dạy học. Đặc biệt với một mô hình lớp học kiểu mới mà Hà Nội đang xây dựng thí điểm ở một số trường: “Dịch vụ giáo dục trình độ chất lương cao” thì việc quản lý quá trình dạy học là một trong những khâu then chốt để gây dựng thương hiệu và tạo bước đi vững chắc cho sự nghiệp trồng người của nhà trường trong thời lỳ hội nhập kinh tế quốc tế toàn cầu.

    Từ những vấn đề nêu trên, với kinh nghiệm thực tế giảng dạy và quản lý của bản thân kết hợp với những kiến thức khoa học quản lý được trang bị trong khoá học tôi mạnh dạn đề xuất trình bày đề tài “ Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy - học ở trường THPT Nguyễn Siêu trong thời kỳ hội nhập WTO”.

    1.6. Trường PTDL Nguyễn Siêu là tên gọi chung của trường Tiểu học Dân lập Nguyễn Siêu và trường THPT Dân lập Nguyễn Siêu (gồm 3 cấp học : Tiểu học, THCS và THPT). Thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục và đa dạng hóa các loại hình đào tạo theo tinh thần Nghị quyết TW 2 Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII. Để đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân trong thành phố, nhất là việc tổ chức quản lý học sinh bán trú để cha mẹ yên tâm công tác ,trường THPT Dân lập Nguyễn Siêu ra đời và được thành lập theo quyết định số 1679/QĐ-UB ngày 11-9-1991 của UBND Thành phố Hà Nội. (Trường PTDL Cấp II và cấp III Nguyễn Siêu nay là Trường THPT DL Nguyễn Siêu). Năm học đầu tiên trường có 5 lớp với 132 học sinh và 9 cán bộ, giáo viên, công nhân viên. Năm học 2006-2007 trường có 56 lớp với 2.042 học sinh (Tiểu học : 854; THCS : 687; THPT: 501) và 205 cán bộ, giáo viên, công nhân viên. Trường có đầy đủ các tổ chức chính trị, xã hội . Đảng viên: 11. Qua 8 lần di chuyển địa điểm đã xây dựng được ngôi trường riêng của mình trên khuôn viên đất 10.000m2 do Thành phố cấp thuộc Phường Trung Hoà, Yên Hoà Quận Cầu Giấy và được khánh thành vào ngày 11 tháng 9 năm 2004 nhân dịp khai giảng năm học 2004-2005.

    Trường được UBND thành phố công nhận Trường đạt tiêu chuẩn trường chuẩn Quốc gia giai đoạn 2001-2010 năm 2005.

    Thực hiện mục tiêu Đảng đã đề ra, theo chương trình số 07-CTr/TU ngày 4/8/2006; Kế hoạch số 17-KH/TU ngày 24/10/2006 của Thành uỷ; Kế hoạch số 64/KH-UBND ngày 7/11/2006 của UBND Thành phố Hà Nội về “Phát triển một số ngành dịch vụ trình độ, chất lượng cao giai đoạn 2006-2010”. Thực hiện Kế hoạch số 1391/KH-SGD&ĐT ngày 14/5/2007 của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội về việc thực hiện “Chương trình phát triển dịch vụ giáo dục trình độ, chất lượng cao từ nay đến năm 2010”. Trường PT Nguyễn Siêu hiện nay đã tổ chức được 4 lớp một, 4 lớp hai và 2 lớp ba 1 lớp 6, 1 lớp 10 “dịch vụ giáo dục trình độ CLC” (DVGDTĐCLC) đẫ góp phần xã hội hóa giáo dục, góp phần hòa nhập nền giáo dục quốc tế, đào tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao cho đất nước, biết hợp tác và cạnh tranh.


    2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

    Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn quản lí hoạt động dạy học ở trường PT Nguyễn Siêu, chỉ ra thực trạng và nguyên nhân của các biện pháp quản lí hoạt động dạy - học , từ đó đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học đặc biệt ở mô hình lớp dịc vụ giáo dục trình độ CLC tại

    3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

    3.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận về quản lí hoạt động dạy học.

    3.2. Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động dạy học tại trường THPT Nguyễn Siêu - Hà Nội.

    3.3. Đề xuất và bổ sung một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT Nguyễn Siêu - Hà Nội và đặc biệt ở các lớp học dịch vụ giáo dục trình độ CLC của trường.

    4. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU

    Giới hạn phạm vi đối tượng nghiên cứu : Nghiên cứu các biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT Nguyễn Siêu - Hà Nội

    5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    5.1 Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận:

    Nghiên cứu các văn bản, chủ trơng, chính sách của Đảng và Nhà nớc, các tài liệu sách báo có liên quan đến vấn đề nghiên cứu để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.

    5.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.

    5.2.1. Phương pháp điều tra viết:

    Xây dựng các phiếu điều tra bằng các loại câu hỏi đóng, mở gửi cho nhiều đối tợng nhằm thu thập ý kiến của họ về vấn đề nghiên cứu. Chúng tôi dự kiến sẽ xây dựng 4 loại bảng câu hỏi và tiến hành điều tra, tổng hợp.

    5.2.2. Phương pháp phỏng vấn, trò chuyện, trao đổi:

    Hỏi trực tiếp giáo viên, học sinh, CMHS và những người có liên quan đến hoạt động dạy học, đặc biệt chú ý ở lớp học dịch vụ giáo dục trình độ CLC tại trường PT Nguyễn Siêu - Hà Nội để thu thập thông tin phù hợp với vấn đề nghiên cứu.

    5.2.3. Phơng pháp quan sát sư phạm:

    Thu thập thông tin về đối tợng nghiên cứu bằng cách tri giác trực tiếp đối tượng (dự giờ, thăm lớp) và các nhân tố khác liên quan đến đối tợng nghiên cứu.

    5.2.4. Phương pháp chuyên gia:

    Xin ý kiến củchuyên gia, những ngời có trình độ cao về chuyên ngành, về phơng pháp sư phạm, về năng lực qua ản lý, về đối tượng nghiên cứu nhằm khẳng định tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất.

    5.2.5. Phương pháp toán thống kê:

    Để xử lý số liệu điều tra

    5.2.5. Phương pháp lập biểu bảng, sơ đồ
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...