Tiểu Luận Một số biện pháp quản lý khắc phục tình trạng học sinh yếu, kém về học lực ở trường tiểu học

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN THỨ NHẤT
    NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

    I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
    Mỗi dân tộc muốn tồn tại và phát triển tốt phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó yếu tố con người có tính chất quyết định. Con người chính là sản phẩm của giáo dục. Vì vậy trong mọi thời đại, giáo dục đều giữ vai trò rất quan trọng. Nó luôn thúc đẩy xã hội phát triển. Đối với nước ta, trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước thì giáo dục có tầm quan trọng đáng kể: “Giáo dục gắn liền với sự phát triển kinh tế, phát triển khoa học kỹ thuật xây dựng nền văn hóa mới, con người mới. Nhà nước có chính sách toàn diện, thực hiện phổ cập giáo dục phù hợp với khả năng, yêu cầu của nền kinh tế phát triển, bồi dưỡng nhân tài”. (Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VIII).
    Hiện nay nền kinh tế thị trường là một thách thức lớn đồng thời đã làm cho bộ mặt đất nước thay đổi rõ rệt. Trong nhiều nguồn lực khác nhau, trong đó nguồn lực con người là quí báu nhất. Đó là những con người lao động có trí tuệ, tay nghề cao, phẩm chất đạo đức tốt, đạo đức con người xã hội chủ nghĩa. Vì thế, con người phải được đào tạo từ một nền giáo dục phát triển theo xu thế thời đại con người chủ nghĩa xã hội. Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI khẳng định: “Cùng với khoa học công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Coi trọng ba mặt: Mở rộng qui mô, nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả”.
    Quá trình phát triển đất nước hiện nay, mục tiêu của giáo dục tiểu học là: “Hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài của tình cảm, trí tuệ thể chất và kỹ năng cơ bản để học tiếp lên lớp trên hoặc đi sâu vào cuộc sống.” (Điều lệ trường tiểu học).
    Để đảm bảo về nhận thức và hiểu rõ điều đó. Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta không ngừng thực hiện mọi biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đưa nền giáo dục nước nhà ngày càng phát triển.
    Bước vào thế kỷ XXI, giáo dục càng có vị trí, vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa phát triển toàn diện trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Chính vì vậy, Đảng ta khẳng định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”.
    Để thực hiện mục tiêu giáo dục trong giai đoạn hiện nay là đào tạo thế hệ trẻ cho đất nước tạo ra một lớp người tự chủ, năng động sáng tạo, có năng lực góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh thì việc giáo dục và nâng cao chất lượng học tập của học sinh tiểu học là nền tảng góp phần phục vụ các mục tiêu trên.
    Từ những lý do nêu trên, việc học sinh yếu, kém nhiều ở bậc tiểu học là trái với luật phổ cập giáo dục tiểu học. Đứng về mặt xã hội, đây là vấn đề liên quan đến trình độ học vấn của một dân tộc. Đứng về mặt giáo dục, đây là vấn đề nóng bỏng, cấp bách cần phải hạn chế, khắc phục, xử lý và quan tâm của gia đình và cả xã hội.
    Đặc biệt trong năm học 2011-2012 này, năm học hưởng ứng cuộc vận động Hai không với bốn nội dung: “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục ” và phong trào “Xây dựng trường thân thiện, học sinh tích cực”. Vì thế mà vai trò của người quản lý giáo dục càng được nâng cao hơn, trọng trách nặng nề hơn, người quản lý phải biết mình làm gì và làm thế nào để góp phần nâng cao chất lượng của học sinh, khắc phục tình trạng học sinh yếu, kém. Đây là một vấn đề nan giải của trường tiểu học Nghĩa Thuận.
    Do vậy để quản lý khắc phục tình trạng học sinh yếu kém về học lực ở trường tiểu học là một việc làm cần thiết và cấp bách để đáp ứng mặt bằng kiến thức ở các vùng miền và đáp ứng mục tiêu giáo dục đề ra. Đây là vấn đề mà bản thân tôi luôn trăn trở trong quá trình làm công tác quản lý. Một câu hỏi đặt ra là làm thế nào để tăng tỷ lệ học sinh khá giỏi và giảm tỷ lệ học sinh yếu kém đến mức thấp nhất đối với trường tiểu học Nghĩa Thuận nói riêng và các trường tiểu học nói chung. Câu hỏi đơn giản nhưng để giải quyết nó không phải là đơn giản.
    Chính vì vậy khi được học tập, lĩnh hội các kiến thức và lý luận ở khoa bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục bậc tiểu học khoá XVIII của trường đại học Phạm Văn Đồng thành phố Quảng Ngãi, bản thân tôi cố gắng học tập và nghiên cứu, tìm các biện pháp tích cực nhất nâng cao hiệu quả giáo dục, tăng tỉ lệ học sinh khá, giỏi, khắc phục tình trạng học sinh yếu, kém.
    Vì thế tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp quản lý khắc phục tình trạng học sinh yếu, kém về học lực ở trường tiểu học ”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...