Luận Văn Một số biện pháp quản lý hoạt động ngoại khoá bộ môn trong nhà trường THPT

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chuyên mục: Quản lý giáo dục
    Trường: Cao đẳng Công nghệ Đà Nẵng
    Loại: Đề tài tốt nghiệp
    File: doc


    Trình độ: Thạc sĩ
    Số trang: 123
    Hoạt động ngoại khoá các môn học là một trong những hình thức hoạt động ngoài giờ lên lớp có tác dụng góp phần nâng cao chất lương học tập và giáo dục cho học sinh. Hoạt động ngoại khoá bao gồm một số các hình thức tổ chức như câu lạc bộ khoa học, dạ hội khoa học hay nghệ thuật, tổ ngoại khoá .Đây là những hình thức tổ chức hoạt động dựa trên sự hứng thú và tự nguyện của học sinh, như những trò chơi mà trong đó các em được trổ tài, được giao lưu và được bộc lộ mình. Hoạt động này không chỉ giúp cho học sinh phát triển nhanh về tư duy mà còn tạo cho học sinh khả năng ứng xử tốt, vận dụng kiến thức tổng hợp linh hoạt, biết cách củng cố, mở rộng và nâng cao kiến thức, làm cho học sinh hứng thú, yêu thích hơn môn học. Mặt khác, hoạt động ngoại khóa bộ môn còn huy động được mọi học sinh cùng tham gia, là điều kiện thuận lợi cho việc hình thành kỹ năng làm việc nhóm, kĩ năng giao tiếp - rất cần thiết cho mỗi cá nhân trong cuộc sống và công việc ngày nay. Hơn thế nữa, hoạt động ngoại khoá bộ môn cũng góp phần đắc lực vào việc cung cấp sự hiểu biết và hình thành hứng thú nghề nghiệp cho học sinh. Thông qua các hoạt động ngoại khoá, học sinh củng cố, mở rộng các kiến thức đã học, tìm kiếm các kiến thức mới, phát triển hứng thú nhận thức các môn học, do đó kiến thức, kĩ năng của các em vững chắc hơn, sâu hơn và rộng hơn.
    Một nghiên cứu ở Mĩ cho thấy, có 49% học sinh không tham gia vào các hoạt động ngoài giờ lên lớp sử dụng ma tuý, 37% trong độ tuổi từ 13-19 phải làm bố mẹ sớm hơn những em khác có tham gia từ 1đến 4 giờ vào các hoạt động ngoại khoá. Gần 8/10 em có tham gia các hoạt động ngoại khoá đạt được kết quả học tập cao. Những học sinh thường xuyên tham gia vào các chương trình hoạt động ngoài giờ lên lớp có chất lượng thường đạt được thành tích học tập cao hơn, có hành vi đạo đức tốt hơn trong nhà trường, có mối quan hệ và xúc cảm tốt hơn, phát triển tốt hơn và không có các hiện tượng sử dụng ma tuý, bạo lực .
    Đặc biệt ngày nay, trong điều kiện tri thức bùng nổ, kiến thức của các môn học quá nhiều, có nhiều môn học mới xuất hiện, chương trình mới và sách giáo khoa mới bắt buộc học sinh phải tiếp thu một cách toàn diện một khối lượng đồ sộ về kiến thức - kỹ năng - thái độ. Các giờ học với số lượng thời gian hạn chế không thể thoả mãn nhu cầu của học sinh và yêu cầu của chương trình, sách giáo khoa mới. Vì vậy, việc tổ chức hoạt động ngoại khoá đang trở nên cần kíp hơn bao giờ hết.
    Do tầm quan trọng của hoạt động ngoài giờ lên lớp và hoạt động ngoại khoá như vậy nên Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định thời gian dành cho hoạt động ngoài giờ lên lớp là khá lớn trong một năm học: Kỳ I 19 tuần: 18 tuần học, 1 tuần dành cho các hoạt động khác, Kỳ II 19 tuần, 16 tuần học, 1 tuần nghỉ tết, 2 tuần dành cho các hoạt động khác. Trong chương trình giáo dục của các cấp học bậc học đã có những hướng dẫn cụ thể cho các hoạt động này. Tại hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2004 – 2005 bậc trung học do thứ trưởng Nguyễn Văn Vọng ký ngày 3/8/ 2004 nhấn mạnh việc tổ chức các hoạt động ngoại khoá, giáo dục ngoài giờ lên lớp (Trang 17).
    Tuy nhiên, để hoạt động ngoại khoá thực sự hữu ích và thành công, ngoài vai trò của học sinh và giáo viên, thì các biện pháp quản lí và tổ chức hoạt động ngoại khoá bộ môn là chìa khoá quyết định sự thành công này. Đặt mục tiêu, lên kế hoạch hoạt động, tổ chức các hình thức ngoại khoá bộ môn phù hợp, chỉ đạo của người hiệu trưởng và công tác giám sát, đánh giá kết quả là những công việc cần thiết khi thực hiện các hoạt động ngoại khoá bộ môn. Người hiệu trưởng có trách nhiệm trong việc tạo các điều kiện cần thiết về thời gian, không gian và tiền bạc, xây dựng mối quan hệ với các cơ quan đoàn thể để họ hỗ trợ nhà trường thực hiện các hoạt động ngoài nhà trường nói chung, hoạt động ngoại khoá môn học nói riêng. Ngoài ra, hiệu trưởng cũng là người chịu trách nhiệm trong việc đào tạo, huấn luyện các giáo viên để họ tổ chức tốt các hoạt động này.
    Nhưng hiện nay, hoạt động ngoại khoá bộ môn trong các nhà trường trung học phổ thông còn rất hạn chế, chưa được các nhà quản lí quan tâm. Các hoạt động này mới chỉ dừng lại ở những môn có thế mạnh (ngữ văn, sinh học ) và ngay cả những môn đó thì hình thức tổ chức cũng chưa phong phú, chưa tạo được hứng thú thật sự cho học sinh. Nhiều môn học giáo viên chỉ chú trọng cung cấp và nhồi nhét kiến thức, làm cho học sinh và phụ huynh cảm thấy nặng nề, kết quả học tập của các em không cao nên nhiều gia đình, để đảm bảo cho con thi đỗ đại học buộc các em phải đi học thêm. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do các nhà quản lí và giáo viên chưa được cung cấp đầy đủ lí luận về tổ chức và quản lí hoạt động ngoại khoá môn học. Còn quá ít các công trình nghiên cứu về vấn đề này. Giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục nói chung, cán bộ quản lí nhà trường nói riêng chưa ý thức được đầy đủ về vai trò và tác dụng của các hình thức hoạt động ngoại khoá. Hiểu biết của người giáo viên về hoạt động ngoại khoá còn phiến diện, năng lực tổ chức ngoại khoá còn hạn chế, các nhà quản lý chưa có được những biện pháp đồng bộ cần thiết để thúc đẩy các hoạt động ngoại khoá bộ môn. Các điều kiện để tổ chức hoạt động ngoại khoá còn hạn chế: thiếu địa điểm, thiếu phương tiện, đặc biệt là các tài liệu tham khảo .
    Nếu xem nhẹ hoạt động ngoại khóa không những nhà quản lý đánh mất đi tính toàn diện của quá trình giáo dục mà còn làm cho hoạt động dạy học trong nhà trường trở nên đơn điệu, làm giảm đi hứng thú học tập của học sinh đối với các môn học, kiến thức và kĩ năng của các em hình thành thiếu sâu sắc, không đủ độ rộng và tính vững chắc. Vì vậy, quản lý và tổ chức các hoạt động ngoại khóa bộ môn trong nhà trường hiện nay cần phải được chú trọng cả về lý luận và thực tiễn, cần phải có những biện pháp quản lý đúng và phù hợp. Với lí do này, tác giả quyết định chọn đề tài nghiên cứu “Một số biện pháp quản lý hoạt động ngoại khoá bộ môn trong nhà trường THPT”.
    Kết cấu luận văn là
    Chương 1:Cơ sở lý luận của quản lý hoạt động
    Chương 2:Thực trạng tổ chức hoạt động ngoại khoá
    Chương 3:Các biện pháp quản lý hoạt động ngoại khoá bộ môn và kết quả khảo nghiệm, thực nghiệm việc sử dụng các biện pháp
     
Đang tải...