Thạc Sĩ Một số biện pháp quản lý đào tạo theo giáo trình mới ở Khoa tự nhiên trường CĐSP Bà Rịa - Vũng Tàu

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 6/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Một số biện pháp quản lý đào tạo theo giáo trình mới ở Khoa tự nhiên trường CĐSP Bà Rịa - Vũng Tàu
    MỤC LỤC
    Trang
    LỜI CẢM ƠN
    MỤC LỤC
    DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ VIẾT TẮT
    DANH MỤC CÁC BẢNG
    DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài 7
    2. Mục đích nghiên cứu 8
    3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 8
    4. Giảû thuyết khoa học . 8
    5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu . 9
    6. Phương pháp nghiên cứu 10
    7. Quá trình nghiên cứu . 13
    8. Cấu trúc luận văn . 14
    Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
    1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề . 15
    1.2. Lý luận về công tác đào tạo và quản lý đào tạo .17
    1.2.1. Hoạt động đào tạo . 17
    1.2.2. Quá trình đào tạo 19
    1.2.3. Quản lý đào tạo 27
    1.2.3.1. Quản lý . 27
    1.2.3.2. Quản lý đào tạo 30
    1.2.3.3. Quản lý đào tạo theo giáo trình mới bậc CĐSP . 35
    1.3. Chương trình khung . 38
    1.3.1. Chương trình đào tạo .38
    1.3.2. Chương trình giáo dục đại học 39
    1.3.3. Chương trình chi tiết 40
    Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐÀO TẠO THEO GIÁO
    TRÌNH MỚI Ở KHOA TỰ NHIÊN TRƯỜNG CĐSP BÀ RỊA -
    VŨNG TÀU.
    2.1. Vài nét về khoa Tự nhiên trường CĐSP Bà Rịa – Vũng Tàu . 43
    2.2. Thực trạng công tác quản lý đào tạo theo giáo trình mới tại khoa Tự
    nhiên trường CĐSP Bà Rịa – Vũng Tàu 44
    2.2.1. Quản lý mục tiêu đào tạo . 44 2.2.2. Quản lý nội dung, chương trình 45
    2.2.3. Quản lý hành chính. 49
    2.2.3.1. Việc lập kế hoạch và phân công giảng dạy cho giảng viên 49
    2.2.3.2. Việc tổ chức sinh hoạt chuyên môn 50
    2.2.3.3. Việc kiểm tra giờ giấc lên lớp và hồ sơ lên lớp của giảng viên . 52
    2.2.4. Quản lý chất lượng đào tạo 54
    2.2.4.1. GV dành thời gian nâng cao tri thức lý luận bộ môn . 55
    2.2.4.2. Tổ chức kiểm tra việc thực hiện giảng dạy theo giáo trình mới 55
    2.2.4.3. Tổ chức kiểm tra giảng viên đánh giá kết quả học tập của SV 60
    2.2.4.4. Quản lý việc học tập của sinh viên theo giáo trình mới . 63
    2.2.5. Đánh giá chất lượng giáo trình và kết quả thực hiện (thí điểm) giáo
    trình 67
    2.2.5.1. Nhận xét của cán bộ quản lý về giáo trình mới . 67
    2.2.5.2. Nhận xét của giảng viên về giáo trình mới 68
    2.2.5.3. Nhận xét của sinh viên về giáo trình mới . 71
    2.2.5.4. Đánh giá chung về chất lượng và kết quả thực hiện giáo trình
    mới . 74
    Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO THEO GIÁO
    TRÌNH MỚI Ở KHOA TỰ NHIÊN TRƯỜNG CĐSP BÀ RỊA-
    VŨNG TÀU.
    3.1. Cơ sở đề ra biện pháp 79
    3.2. Các biện pháp cụ thể 81
    3.2.1. Các biện pháp xây dựng hoàn chỉnh chương trình, giáo trình 81
    3.2.2. Các biện pháp về tăng cường đổi mới phương pháp giảng dạy,
    phương pháp học tập 85
    3.2.3. Các biện pháp tổ chức đánh giá kết quả giảng dạy, học tập . 94
    3.2.4. Các biện pháp về thanh tra, kiểm tra quá trình đào tạo. 107
    3.2.5. Các biện pháp khác 109
    3.3. Kết quả thực nghiệm. 112
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 117
    1. Kết luận . 117
    2. Kiến nghị . 120
    TÀI IỆU THAM KHẢO 122
    PHỤ LỤC 125 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
    BR -VT Bà Rịa - Vũng Tàu
    CBQL Cán bộ quản lý
    CĐSP Cao đẳng sư phạm
    CSVC Cơ sở vật chất
    ĐHSP Đại học sư phạm
    ĐVHT Đơn vị học trình
    GDCN Giáo dục chuyên nghiệp
    GD ĐC Giáo dục đại cương
    GD ĐH Giáo dục đại học
    GD-ĐT Giáo dục và Đào tạo
    GV Giáo viên, giảng viên
    KTCN Kỹ thuật công nghiệp
    KTNN Kỹ thuật nông nghiệp
    NCKH Nghiên cứu khoa học
    PPDH Phương pháp dạy học
    PPGD Phương pháp giảng dạy
    QLGD Quản lý giáo dục
    SGK Sách giáo khoa
    SV Sinh viên, học sinh
    THCS Trung học cơ sở
    THPT Trung học phổ thông
    TTSP Thực tập sư phạm DANH MỤC CÁC BẢNG
    Trang
    Bảng 2.1. Mức độ hiểu biết của sinh viên về mục tiêu đào tạo theo giáo
    trình mới 45
    Bảng 2.2. Tỷ lệ % trùng khớp giữa chương trình chi tiết do GV tự soạn
    với chương trình chi tiết do Dự án soạn thí điểm . 47
    Bảng 2.3. Nội dung các buổi sinh hoạt chuyên môn 51
    Bảng 2.4. Thống kê mô tả phân vị các hình thức dạy học tích cực 58
    Bảng 2.5. Các PPDH giáo viên thường sử dụng . 58
    Bảng 2.6 Lý do chủ yếu khiến GV chưa sử dụng được các phương tiện dạy
    học hiện đại trong dạy học theo giáo trình mới 60
    Bảng 2.7. Cách thực hiện việc kiểm tra 61
    Bảng 2.8. Các hình thức học bài của sinh viên .64
    Bảng 2.9. Các hình thức chuẩn bị bài của sinh viên . 66
    Bảng 2.10. Nhận xét của GV về chất lượng nội dung giáo trình .69
    Bảng 2.11. Nhận xét của SV về chất lượng nội dung giáo trình .71
    Bảng 2.12. Nhận xét của SV về tính dễ sử dụng của giáo trình .72
    Bảng 2.13. Đánh giá của SV về thiết kế mặt phương pháp của giáo trình 73
    Bảng 2.14. Chức năng đối với việc lập kế hoạch và thực hiện hoạt động dạy
    học của giáo trình 74
    Bảng 2.15. Tự nhận xét của SV về mẫu giáo án 76
    Bảng 3.1. Biện pháp nâng cao hiệïu quả giảng dạy giáo trình mới . 80
    Bảng 3.2. Bảng đánh giá giờ dạy 96
    Bảng 3.3. Kết quả điểm thi lớp 7B2 học phần PPDH Sinh 1 . 113
    Bảng 3.4. Kết quả điểm thi lớp 7B2 học phần PPDH Sinh 2 113
    Bảng 3.5. Kết quả điểm thi lớp 7B2 học phần PPDH Hóa .114
    Bảng 3.6. Kết quả điểm thi lớp 8B2 học phần PPDH Hóa 115 Bảng PL. Số liệu thống kê (từ bảng 1- PL đến bảng 24 – PL .125 -130
    DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
    Trang
    Sơ đồ 1.1. Các thành tố quá trình đào tạo . 20
    Sơ đồ 1.2. Cấu trúc của mục tiêu đào tạo 20
    Sơ đồ 1.3. Các hình thức kiểm tra đánh giá hiện nay 24
    Sơ đồ 1.4. Thành tố của chương trình đào tạo . 38
    Sơ đồ 1.5. Cấu trúc chương trình đào tạo 39
    Sơ đồ 2.1. Đồ thị mô tả mức độ GV được bồi dưỡng để dạy tích hợp chuyên
    môn với nghiệp vụ ở 9 trường CĐSP tham gia thí điểm. 48
    Sơ đồ 2.2. Đồ thị mô tả kết quả khảo sát CBQL của 9 trường tham gia thí
    điểm nhận xét về tính phù hợp với trình độ CĐSP 68
    Hình vẽ 3.1. Sơ đồ biểu thị điểm thi hai học phần PPDH Sinh 1 và PPDH
    Sinh 2 của lớp 7B2 114
    Hình vẽ 3.2. Đồ thị biểu thị điểm thi học phần PPDH Hóa ở lớp đối chứng và
    lớp thực nghiệm . 115 7
    MỞ ĐẦU
    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    Chiến lược phát triển GD-ĐT đề ra mục tiêu cho giáo dục đại học là đáp
    ứng nhu cầu nguồn nhân lực trình độ cao phù hợp với cơ cấu kinh tế - xã hội
    của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao năng lực cạnh tranh và
    hợp tác bình đẳng trong quá trình hội nhập quốc tế. Đồng thời, đề ra nhiều giải
    pháp thực hiện, trong đó chú trọng tiến hành đổi mới mạnh mẽ chương trình
    đào tạo theo hướng đa dạng hóa, chuẩn hóa, hiện đại hóa, tạo điều kiện để
    mau chóng tiếp thu có chọn lọc những chương trình đào tạo của các nước phát
    triển, phù hợp với yêu cầu của đất nước, phục vụ thiết thực cho sự phát triển
    kinh tế - xã hội nói chung, của từng ngành, từng lĩnh vực, từng vùng, từng địa
    phương nói riêng, đặc biệt quan tâm đổi mới phương pháp đào tạo trong các
    trường sư phạm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đổi mới phương pháp dạy và
    học ở các trường phổ thông.
    Để thực hiện các giải pháp nêu trên, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết
    định số 47/2001/QĐ-TTg phê duyệt “Quy hoạch mạng lưới các trường ĐH, CĐ
    giai đoạn 2001-2010”, thành lập Dự án Phát triển giáo dục đại học (bằng vốn
    vay của Ngân hàng Thế giới-WB), Dự án Đào tạo giáo viên THCS (bằng vốn
    vay của Ngân hàng Phát triển Châu Á - ADB) vào năm 2001; Bộ GD-ĐT đã
    ban hành Chương trình khung đào tạo cao đẳng vào năm 2004 (kèm theo quyết
    định số 15/2004/QĐ-BGD&ĐT ngày 10/6/2004) và ngày 6/2/2006 Thủ tướng
    Chính phủ đã thành lập Ban chỉ đạo Đổi mới giáo dục đại học.
    Ngay từ năm học 2003-2004, trường Cao đẳng sư phạm Bà Rịa -Vũng
    Tàu đã là một trong chín trường cao đẳng sư phạm của cả nước được Dự án
    Đào tạo giáo viên THCS, Bộ Giáo Dục - Đào Tạo chọn thực hiện thí điểm
    giáo trình cao đẳng mới ở tất cả các ngành học. Việc tổ chức đào tạo theo 8
    khung chương trình mới và giáo trình mới trong mấy năm qua đã mang lại
    những kết quả tích cực về chất lượng giảng dạy, học tập, đặc biệt là việc đổi
    mới phương pháp giảng dạy của giảng viên, phương pháp học tập, nghiên cứu
    của sinh viên. Tuy nhiên, việc thực hiện chương trình mới còn xuất hiện những
    khó khăn, bất cập cả về nội dung, chương trình, giáo trình, hình thức, phương
    pháp tổ chức giảng dạy, học tập và công tác quản lý quá trình đào tạo.
    Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp quản lý đào tạo theo
    giáo trình mới ở khoa Tự nhiên trường CĐSP Bà Rịa -Vũng Tàu” là thiết thực,
    nhằm góp phần vào việc nâng cao hiệu quả giảng dạy theo giáo trình mới,
    nâng cao chất lượng đào tạo ở trường CĐSP Bà Rịa -Vũng Tàu.
    2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
    Nghiên cứu một số biện pháp quản lý công tác đào tạo nhằm nâng cao hiệu
    quả đào tạo theo giáo trình mới ở khoa Tự nhiên trường CĐSP Bà Rịa -Vũng
    Tàu.
    3. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
    3.1- Đối tượng nghiên cứu.
    Biện pháp quản lý công tác đào tạo theo giáo trình mới ở khoa Tự nhiên
    trường CĐSP Bà Rịa-Vũng Tàu.
    3.2- Khách thể nghiên cứu.
    Công tác quản lý đào tạo theo giáo trình mới ở khoa Tự nhiên trường CĐSP
    Bà Rịa-Vũng Tàu.
    4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
    Nếu áp dụng một cách tích cực các biện pháp quản lý công tác đào tạo như
    đổi mới phương pháp giảng dạy, phương pháp học tập và đổi mới công tác thi,
    kiểm tra thì hiệu quả đào tạo theo giáo trình mới ở khoa Tự nhiên trường 9
    CĐSP Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ được cải thiện, đáp ứng được mục đích yêu cầu
    của đổi mới chương trình, giáo trình cao đẳng.
    5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
    5.1- Làm rõ cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu như hoạt động đào tạo,
    quá trình đào tạo, quản lý đào tạo; các vấn đề về chương trình, giáo trình mới;
    quản lý công tác đào tạo theo giáo trình mới.
    5.2- Tìm hiểu thực trạng công tác quản lý đào tạo theo giáo trình mới ở
    khoa Tự nhiên trường CĐSP Bà Rịa - Vũng Tàu.
    5.3- Đề xuất và thử nghiệm một số biện pháp quản lý công tác đào tạo
    theo giáo trình mới ở khoa Tự nhiên trường CĐSP Bà Rịa - Vũng Tàu.
    6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    Do điều kiện hạn chế về thời gian, chúng tôi chỉ tiến hành nghiên cứu công
    tác đào tạo theo giáo trình mới dưới góc nhìn của người quản lý chuyên môn
    cấp khoa ở các khâu sau:
    - Việc thực hiện chương trình, giáo trình mới.
    - Xây dựng kế hoạch đào tạo (giảng dạy, học tập, thực tập tốt nghiệp, thi kiểm
    tra) và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo tại khoa.
    - Việc đổi mới PPDH (phương pháp dạy, phương pháp học, phương pháp kiểm
    tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên).
    - Đánh giá giáo trình, chương trình mới.
    Đối với sinh viên, chúng tôi chỉ nghiên cứu vấn đề này ở sinh viên năm I,
    năm II các ngành Toán, Lý-Hóa, Lý- KTCN, Hóa-sinh, Sinh-Hóa và SinhKTNN thuộc Khoa Tự nhiên.
    Hiệu quả đào tạo theo giáo trình mới được giới hạn ở kết quả học tập, kết
    quả thực tập sư phạm (lần 1) và kết quả đánh giá của giảng viên, sinh viên qua
    cuộc khảo sát. 10
    7. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, chúng tôi sử dụng các phương pháp
    nghiên cứu sau đây :
    7.1- Phương pháp nghiên cứu lý luận.
    Đọc những tài liệu, sách báo có liên quan đến vấn đề nghiên cứu cả về
    mặt lý luận cũng như thực tiễn nhằm hình thành cơ sở lý luận của đề tài và thu
    thập kinh nghiệm cho việc thực hiện đề tài nghiên cứu.
    7.2- Phương pháp phỏng vấn.
    Phỏng vấn các đối tượng liên quan để thu thập thêm thông tin ngoài các
    phiếu khảo sát nhằm củng cố các kết luận rút ra từ thực trạng quản lý công tác
    đào tạo theo giáo trình mới ở khoa Tự nhiên trường CĐSP Bà Rịa -Vũng Tàu.
    7.3- Phương pháp chuyên gia.
    Lấy ý kiến chuyên gia thông qua các đợt tập huấn do Dự án Đào tạo giáo
    viên THCS, Bộ GD-ĐT tổ chức, đặc biệt là các chuyên gia viết giáo trình,
    chuyên gia quản lý việc thực hiện giáo trình mới, nhằm xây dựng các biện
    pháp mang tính khả thi của công tác tổ chức quản lý đào tạo theo giáo trình
    mới.
    7.4- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi (anket).
    Để có số liệu phục vụ cho đề tài nghiên cứu, chúng tôi thăm dò bằng
    phiếu hỏi ba đối tượng chính của trường CĐSP Bà Rịa-Vũng Tàu là cán bộ
    quản lý (trường/khoa/tổ bộ môn), giảng viên của khoa và một số giảng viên
    khác có tham gia giảng dạy tại khoa, sinh viên khoa Tự nhiên.
    + Phiếu khảo sát dành cho cán bộ quản lý.
    Ngoài việc sử dụng và tham khảo kết quả của 107 câu hỏi khảo sát đánh
    giá thực hiện thí điểm chương trình và giáo trình đào tạo giáo viên THCS trình 11
    độ CĐSP (phiếu dành cho CBQL) của Dự án, chúng tôi còn dùng 15 câu hỏi
    khác để điều tra về các nội dung :
    - Quản lý tổ chức đào tạo (phần quản lý hành chính): Câu 1, 2,3,4.
    - Quản lý mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo, giáo trình mới: Câu 5, 12.
    - Quản lý chất lượng đào tạo theo giáo trình mới (việc tạo điều kiện để đội
    ngũ giáo viên thực hiện tốt chương trình, giáo trình mới như tập huấn triển khai
    chương trình, giáo trình mới, tham quan học tập kinh nghiệm, hỗ trợ vật chất,
    thiết bị, phần mềm dạy học, NCKH; đổi mới phương pháp dạy học, phương
    pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, giảng dạy): Từ câu 6 đến câu 10.
    - Đánh giá thực hiện chương trình, giáo trình mới: Câu 11.
    Sau khi thu thập các thông tin, tiến hành nhập số liệu, tổng hợp, dùng
    phần mềm xử lý số liệu, có so sánh với kết quả khảo sát của Bộ GD-ĐT và
    của toàn trường để tìm hiểu thực trạng quản lý đào tạo theo giáo trình mới ở
    khoa.
    Ngoài ra, có 3 câu hỏi (câu 13,14 và15) thăm dò các biện pháp nâng cao
    chất lượng công tác quản lý đào tạo theo giáo trình mới ở khoa.
    + Phiếu khảo sát dành cho giảng viên.
    Đối với giảng viên, chúng tôi sử dụng 25 câu hỏi; ngoài ra còn tham khảo
    và dùng kết quả của 101 câu hỏi khảo sát của Dự án.
    - Các câu hỏi khảo sát để đánh giá thực trạng về công tác quản lý các hoạt
    động dạy - học ở khoa gồm các câu 1, 2 ,3 và câu 4.
    - Các câu hỏi khảo sát về quản lý nội dung, chương trình, giáo trình : Từ câu 5
    đến câu 8.
    - Các câu hỏi được sử dụng cho việc đánh giá quản lý chất lượng đào tạo theo
    chương trình, giáo trình mới gồm các câu từ câu 9 đến câu 21. 12
    - Khảo sát, đánh giá chất lượng và kết quả thực hiện giáo trình mới có các câu
    22, 23, 24 và câu 25.
    Các câu hỏi này được nhập số liệu, tổng hợp, dùng phần mềm xử lý số
    liệu, có so sánh với kết quả khảo sát của Bộ GD-ĐT và của toàn trường để
    tìm hiểu thực trạng quản lý đào tạo theo giáo trình mới ở khoa.
    + Phiếu khảo sát dành cho sinh viên.
    Hệ thống câu hỏi cho sinh viên gồm 15 câu, không kể 198 câu hỏi tham
    khảo khác của Dựï án khảo sát.
    - Thông qua câu hỏi (câu 13) để có thêm thông tin nhằm đánh giá việc quản lý
    nề nếp dạy và học.
    - Để có thêm kênh thông tin đánh giá về việc quản lý nội dung, giáo trình,
    chương trình, chúng tôi sử dụng các câu 1, 2, 3 ,4, 11, 12 và câu 14.
    - Câu hỏi để đánh giá chất lượng đào tạo: Từ câu 6 đến câu 10.
    - Câu hỏi thăm dò nhận xét, đánh giá giáo trình, chương trình là các câu 15 và
    câu 16.
    Ngoài việc sử dụng các câu hỏi thăm dò trực tiếp các đối tượng liên
    quan trong khoa Tự nhiên, đề tài còn sử dụng kết quả khảo sát của Dự án với
    hàng trăm câu hỏi cho 3 đối tượng. Đối với cán bộ quản lý có 55 câu về nhận
    xét chương trình, 48 câu nhận xét về giáo trình; tương ứng các loại câu hỏi này
    cho GV là 50 và 48 câu; với SV là 32 và 28 câu. Riêng đối với SV, ngoài các
    loại câu hỏi nêu trên còn có 91 câu hỏi đánh giá khóa học (tình hình học tập
    và giảng dạy).
    7.5- Phương pháp thống kê toán học.
    Thông qua các số liệu thu thập được bằng phiếu hỏi để phân tích, xử lý
    bằng phương pháp thống kế toán học nhằm đảm bảo độ tin cậy của các kết
    luận liên quan. 13
    Để xử lý số liệu điều tra, chúng tôi sử dụng phần mềm SPSS 13.0
    (Satistical Package of Social Studies), chủ yếu ở các thủ tục Frequencise (tần
    số), thủ tục Crosstabs (bảng 2 chiều), thủ tục Mean (trung bình), thủ tục
    Descriptive (mô tả) để cung cấp các thống kê, đo đạc các mối quan hệ, tính
    tổng trung bình và tính toán các trị số được chuẩn hóa (z-score) như trị số lớn
    nhất, nhỏ nhất, độ lệch chuẩn, phương sai, sai số của trung bình, và các đồ
    thị.
    ã Các số liệu được đưa vào xử lý gồm:
    - Các số liệu khảo sát ở khoa Tự nhiên của 34 giảng viên, 296 sinh viên các
    ngành học, khóa học của Khoa.
    - Các số liệu khảo sát ở trường của 12 cán bộ quản lý, 32 giảng viên, 212 sinh
    viên toàn trường có tham gia học tập theo giáo trình mới.
    - Các số liệu khảo sát của 9 trường cao đẳng tham gia thí điểm gồm CĐSP Hà
    Nội, TP.Hồ Chí Minh, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Ninh Thuận, Cần Thơ, Đồng
    Tháp, Huế và Bà Rịa-Vũng Tàu với 101 cán bộ quản lý, 244 giảng viên và
    1502 sinh viên với mục đích so sánh với các kết quả khảo sát ở khoa, ở trường.
    7.6- Phương pháp thực nghiệm.
    Do hạn chế về thời gian, chúng tôi chỉ thử nghiệm một biện pháp
    trong nhóm các biện pháp đã đề xuất để xác định tính khả thi và hiệu quả của
    nó khi thực hiện đào tạo theo giáo trình mới.
    8. QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU
    Để hoàn thành đề tài này, chúng tôi đã thực hiện theo đúng kế hoạch đã đề
    ra.
    - Từ tháng 3 đến tháng 4/2006: Hoàn chỉnh và bảo vệ đề cương.
    - Từ tháng 4 đến tháng 11/2006: Thu thập tài liệu, thăm dò ý kiến, thử
    nghiệm một số biện pháp dự kiến đề xuất, xử lý số liệu liên quan. 14
    - Từ tháng 11/2006 đến tháng 1/2007: Dự thảo báo cáo luận văn, điều chỉnh,
    sửa chữa luận văn.
    9. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
    Ngoài phần mở đầu nêu những vấn đề chung, phần kết luận và kiến
    nghị, danh mục các tài liệu tham khảo, phần nội dung của luận văn gồm 3
    chương:
    - Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.
    - Chương 2: Thực trạng công tác quản lý đào tạo theo giáo trình mới ở khoa Tự
    nhiên, trường CĐSP Bà Rịa -Vũng Tàu.
    - Chương 3: Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo đào
    tạo theo giáo trình mới ở khoa Tự nhiên, trường CĐSP Bà Rịa -Vũng Tàu.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...