Luận Văn Một số biện pháp quản lý chuyên môn của Hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng dạy học của giáo viên T

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chuyên mục: Quản lý giáo dục
    Trường: Cao đẳng Công nghệ Đà Nẵng
    Loại: Đề tài tốt nghiệp
    File: doc
    Trình độ: Thạc sĩ
    Số trang: 96


    Trong xu thế phát triển của thế giới ngày nay, tất cả các quốc gia đều nhận thức rõ vai trò to lớn của giáo dục đối với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội của quốc gia, dân tộc mình. Vào đầu thế kỷ XXI tất cả các quốc gia trên thế giới đều hướng tới sự chăm lo, phát triển con người; năng động, toàn diện, hướng tới việc giáo dục đào tạo thế hệ trẻ thành lớp người đáp ứng một cách nhanh nhạy đối với sự đổi thay, phát triển như vũ bão của khoa học, công nghệ và thời đại. Giáo dục là bước mở đầu của chiến lược con người, là điều kiện cơ bản để hình thành phát triển và hoàn thiện lực lượng sản xuất của xã hội. Con người cùng với tri thức đã trở thành nhân tố quyết định cho sự phát triển kinh tế xã hội. Con người cũng là nguyên nhân làm tăng của cải xã hội "Sự giàu có và thịnh vượng này càng phụ thuộc vào tri thức và kỹ năng; khoa học và kỹ thuật bây giờ được xác lập là những lực lượng có sức mạnh to lớn trong việc định hướng tương lai. Các nước đang phát triển phải đối mặt với sự thách thức cần phải tạo ra cho chính họ nhưng con đường học hỏi có thể giúp họ tiếp cận được xu thế của cuộc cách mạng tri thức" (Ravaroy-singh - nền giáo dục cho thế kỷ XXI: những triển vọng của Châu á - Thái Bình Dương ) .
    - Ngày nay dưới tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, lực lượng sản xuất mang tính bùng nổ. Trong đó tri thức khoa học công nghệ và thông tin ngày càng đóng vai trò quyết định đối với nền sản xuất vật chất trên quy mô toàn cầu. Sự phát triển kinh tế, tương lai sẽ chủ yếu phụ thuộc vào nhân tố tri thức - trí tuệ. Điều đó đặt ra yêu cầu rất cao cho sự nghiệp đào tạo của nước nhà.
    - Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (tháng 6/1996) đã đề ra mục tiêu "từ nay đến năm 2020, ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản thành một nước công nghiệp". Để thực hiện mục tiêu này Nghị quyết hội nghị TW2 khoá VIII (tháng 12/1996) đã đưa ra định hướng chiến lược phát triển Giáo dục - Đào tạo của nước ta trong thời kỳ CNH - HĐH và nhiệm vụ, mục tiêu phát triển đến năm 2000. Đồng thời nêu ra giải pháp chủ yếu là: Tăng cuờng các nguồn lực cho Giáo dục - Đào tạo xây dựng đội ngũ giáo viên. Tạo động lực cho người dạy, người học; Tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp Giáo dục - Đào tạo và tăng cường cơ sở vật chất cho các trường học, đổi mới công tác quản lý giáo dục. Trong đó quản lý giáo dục được xem là một giải pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lượng Giáo dục - Đào tạo.
    - Đại hội Đảng IX một lần nữa đã khẳng định "Phát triển Giáo dục - Đào tạo là một trong những động lực quan trọng, thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững". Đại hội chủ trương "Tiếp tục nâng cao chất lượng toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục, thực hiện chuẩn hoá, hiện đại hoá" (Văn kiện đại hội Đảng IX). Trong đó đổi mới công tác quản lý giáo dục được xem như một giải pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lượng Giáo dục - Đào tạo.
    Những năm qua Giáo dục - Đào tạo cả nước và tỉnh Hà Tây nói chung, huyện Chương Mỹ nói riêng đã đạt được những thành tích đáng phấn khởi, nhưng nhìn chung chất lượng và hiệu quả còn hạn chế, phần nào chua đáp ứng được yêu cầu của giai đoạn cách mạng mới. Nguyên nhân đầu tiên của sự yếu kém đó đã được chỉ ra từ Nghị quyết TW 2 (khoá VIII) là:"Công tác quản lý Giáo dục - Đào tạo còn những mặt yếu kém, bất cập". Đến hội nghị TW 6 (khoá IX) đánh giá. "Năng lực quản lý Nhà nước về Giáo dục còn bộc lộ nhiều yếu kém, lúng túng trước yêu cầu mới, thiếu tầm nhìn và giải pháp chiến lược, nặng về đối phó vụ việc . đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục còn nhiều bất cập, tư duy và phương thức quản lý Giáo dục còn chịu ảnh hưởng của cơ chế hành chính bao cấp". Kết luận Hội nghị TW 6 (khoá IX). Vì vậy để khắc phục yếu kém thì một trong những biện pháp chủ yếu là "Đổi mới mạnh mẽ quản lý Nhà nước về giáo dục, xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục một cách toàn diện".
    Vì vậy hơn lúc nào hết, những người làm công tác quản lý Giáo dục trong giai đoạn hiện nay cần thường xuyên nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi nâng cao trình độ và nghiệp vụ quản lý, cải tiến các biện pháp quản lý, vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo vào điều kiện cụ thể trong đơn vị quản lý của mình.
    Trong hoạt động quản lý của nhà trường thì quản lý chuyên môn là nhiệm vụ vô cùng quan trọng và được đặt lên hàng đầu trong công tác quản lý của Hiệu trưởng. Biện pháp quản lý chuyên môn của Hiệu trưởng có vai trò đặc biệt vì nó tác động trực tiếp đến đội ngũ giáo viên, yếu tố quyết định chất lượng giáo dục của mỗi nhà trường. Vì thế người Hiệu trưởng phải là hạt nhân chủ yếu trong việc ứng dụng khoa học quản lý. Vận dụng linh hoạt sáng tạo các biện pháp quản lý, để thực hiện thắng lợi các mục tiêu giáo dục.
    Thực tế ở huyện Chương Mỹ - tỉnh Hà Tây các trường THPT đã có những đổi mới nhất định về công tác quản lý chuyên môn, song kết quả đạt được chưa cao. Những biện pháp quản lý chuyên môn mà Hiệu trưởng đã áp dụng vào công tác quản lý của mình hầu hết là do kinh nghiệm bản thân và kinh nghiệm của người đi trước truyền lại cho người đi sau đồng thời tự học là chính.
    Vì cho đến hết năm học 2004 - 2005 hầu hết cán bộ quản lý và Hiệu trưởng của trường THPT trên địa bàn huyện Chương Mỹ chưa được đào tạo dài hạn về công tác quản lý Giáo dục cho nên dù rất cố gắng trong việc quản lý đơn vị, nhà trường các đồng chí Hiệu trưởng vẫn không thể tránh khỏi những hạn chế.
    Chính vì vậy việc nghiên cứu thực trạng công tác quản lý chuyên môn của Hiệu trưởng các trường THPT huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây nhằm đề ra các biện pháp quản lý đồng bộ có tính khả thi cao, phù hợp với phát triển của giáo dục trong thời kỳ đổi mới của nền kinh tế nước nhà là vấn đề cấp thiết sớm được nghiên cứu và làm sáng tỏ .
    Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên tôi chọn đề tài nghiên cứu: "Một số biện pháp quản lý chuyên môn của Hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng dạy học của giáo viên THPT huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây". Với mong muốn được đóng góp một phần nhỏ bé công sức của mình vào việc xác định hệ thống các biện pháp quản lý nhà trường. Đặc biệt là biện pháp quản lý chuyên môn của Hiệu trưởng trường THPT.
    Kết cấu luận văn là:
    Chương 1:Cơ sở lý luận của đề tài
    Chương 2:Thực trạng công tác quản lý chuyên môn Của hiệu
    Chương 3:Đề xuất các biện pháp quản lý chuyên môn của hiệu trưởng
     
Đang tải...