Tiểu Luận Một số biện pháp phòng và điều trị chứng tiêu chảy

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM LƯỢC

    Qua rất nhiều nghiên cứu cho rằng chứng tiêu chảy ở heo con là phổ biến và gây thiệt hại nghiêm trọng đến nghành chăn nuôi, bệnh có thể xảy ra do vi khuẩn, vi rus, do chính bản thân của heo con hoặc heo mẹ, do điều kiện môi trường tuy nhiên cho dù bất cứ ở điều kiện nào, khi chúng tác động gây bệnh cho heo con đều dẫn đến hậu quả rất lớn: Đàn heo bị còi cọc, chậm lớn, sinh trưởng và phát triển kém Vì vậy để hạn chế những thiệt hại mà chứng tiêu chảy heo con gây ra, tôi thực hiện đề tài này “Một số biện pháp phòng và điều trị chứng tiêu chảy ở heo con theo mẹ” tại hộ chăn nuôi ấp Định Hòa “A” – xã Định Môn – huyện Thới Lai – thành phố Cần Thơ từ ngày 30 tháng 11 năm 2009 đến ngày 30 tháng 01 năm 2010
    Tiến trình thí nghiệm gồm:
    * Thí nghiệm phòng bệnh:
    Được tiến hành trên 27 con heo được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên thành 3 nghiệm thức: Nghiệm thức I dùng Biosubtyl-II; Nghiệm thức II dùng Norflox-20; Nghiệm thức III không dùng men hoặc thuốc để đối chứng với nghiệm thức I,II.
    - Kết quả thu được lúc phòng bệnh.
    + Tỷ lệ tiêu chảy nghiệm thức I (33,3%), nghiệm thức II (55,5%), nghiệm thức III (88,8%) liệu trình ngày uống 2 lần.
    + Mức độ tăng trọng 28 ngày tuổi là nghiệm thức I (7,01kg), nghiệm thức II (6,87kg), nghiệm thức III (5,15kg).
    * Thí nghiệm điều trị:
    - Được tiến hành trên 45 con heo con được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên thành 3 nghiệm thức. Nghiệm thức I dùng men Biosubtyl-II, nghiệm thức II dùng Norflox-20 và nghiệm thức III dùng Than hoạt tính. Liệu trình cho uống 3 ngày sau khi mắc bệnh, ngày uống 2 lần.
    - Kết quả thu được: Nghiệm thức I (80%), nghiệm thức II (66,6%), nghiệm thức III (46,6%).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...