Chuyên Đề Một số biện pháp phát triển kỹ năng giải quyết những tính huống có vấn đề trong ứng xử cho học sinh

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    MỤC LỤC 2
    Những từ viết tắt trong khóa luận 3
    MỞ ĐẦU 4
    CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT THCVĐ CHO HS MẮC TỰ KỶ . 8
    1.1. Vài nét tổng quan về lịch sử nghiên cứu vấn đề . 8
    1.1.1. Ở nước ngoài 8
    1.1.2. Ở Việt Nam 10
    1.2. Một số vấn đề lý luận về HCTK 12
    1.2.1. Khái niệm “HCTK” 12
    1.2.2. Tiêu chí chẩn đoán HCTK 13
    1.2.4. Nguyên nhân gây ra HCTK 16
    1.2.5.Đặc điểm của HS mắc HCTK 19
    1.3. Kỹ năng giải quyết THCVĐ trong ứng xử của HS mắc HCTK 23
    1.3.1. THCVĐ trong ứng xử 23
    1.3.2. Kỹ năng giải quyết THCVĐ trong ứng xử của HS mắc HCTK 28
    1.4. Biện pháp phát triển kỹ năng giải quyết THCVĐ trong ứng xử cho HS mắc HCTK 30
    1.4.1. Khái niệm “biện pháp” 30
    1.4.2. Phương pháp, biện pháp phát triển kỹ năng giải quyết THCVĐ trong ứng xử cho HS mắc HCTK 31
    1.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển kỹ năng giải quyết THCVĐ trong ứng xử cho HS mắc HCTK 33
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NHỮNG THCVĐ TRONG ỨNG XỬ MÀ HS TK THƯỜNG GẶP VÀ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT THCVĐ CHO HS TK 37
    2.1. Mục đích khảo sát thực trạng 37
    2.2. Công cụ tìm hiểu thực trạng . .37
    2.3. Thực trạng những THCVĐ trong ứng xử mà HS TK thường gặp và phải giải quyết, thực trạng biện pháp phát triển kỹ năng giải quyết những tình huống đó cho HS mắc HCTK học THHN .38
    2.3.1. Thực trạng những THCVĐ trong ứng xử mà HS mắc HCTK thường gặp tại trường THHN .38
    2.3.2. Thực trạng biện pháp phát triển kỹ năng giải quyết những THCVĐ trong ứng xử thường gặp cho HS mắc HCTK học THHN 46
    2.3.3. Nhận xét chung về thực 2 thực trạng 52
    2.3.4. Kết quả nghiên cứu sâu trên trường hợp làm thử nghiệm 53
    CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT THCVĐ TRONG ỨNG XỬ CHO HS TK HỌC TIỂU HỌC HÒA NHẬP 61
    3.1. Các nguyên tắc định hướng cho việc đề ra các biện pháp 61
    3.2. Đề xuất các biện pháp 62
    3.2.1. Tổ chức thực nghiệm trên nghiệm thể 88
    3.3.2. Kết quả thực nghiệm 90
    Kết luận và kiến nghị . 91
    Tài liệu tham khảo . 94


    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Kỹ năng giải quyết tình huống có vấn đề (THCVĐ) là một phần trong các kỹ năng xã hội của con người nói chung và HS (HS) TK nói riêng. Những kỹ năng này giúp cho con người xử lý các tình huống nảy sinh trong cuộc sống, từ đó thích ứng với xã hội.
    Đối với HS mắc HCTK học hòa nhập, kỹ năng giải quyết THCVĐ rất quan trọng bởi nó giúp HS vượt qua những cản trở tâm lý của bản thân, rào cản về mối quan hệ với những người xung quanh, từ đó HS mắc HCTK có thể hòa nhập một cách tốt nhất có thể.
    HCTK là một trong những dạng khuyết tật có khó khăn về kỹ năng xã hội, trong đó có kỹ năng giải quyết THCVĐ rõ rệt và điển hình nhất. Tại môi trường hòa nhập HS mắc HCTK thường gặp nhiều vấn đề khó khăn trong học tập, nhận thức, giao tiếp, ứng xử, thích ứng xã hội Thực tế cho thấy, nhiều HS mắc HCTK có khả năng nhận thức, kỹ năng học đường khá tốt để có thể theo học cùng những HS bình thường, nhưng HS mắc HCTK gặp nhiều khó khăn trong việc giải quyết các tình huống nảy sinh tại môi trường hòa nhập, đặc biệt trong vấn đề ứng xử với thầy cô, bạn bè làm các em và phụ huynh các em lúng túng, lo lắng thậm chí nhiều em đã không thể tiếp tục theo học hòa nhập.
    Hiện nay, chưa có nhiều những nghiên cứu cụ thể về những tình huống có vấn đề nói chung và trong ứng xử nói riêng mà HS mắc HCTK thường gặp phải tại trường THHN cũng như những biện pháp cụ thể để hỗ trợ các em trong những tình huống này. Khi biết được những tình huống có vấn đề mà HS mắc HCTK thường gặp phải ở trường hòa nhập và những biện pháp để hỗ trợ cho các em sẽ giúp cho phụ huynh và giáo viên có thể lường trước được những khó khăn mà con em mình có thể gặp phải, từ đó có những biện pháp đúng để giúp HS mắc HCTK vượt qua những khó khăn đó và hòa nhập tốt hơn.
    Để dạy mỗi một dạng kỹ năng cho HS mắc HCTK thường có những phương pháp, biện pháp đặc thù và cũng phụ thuộc vào đặc điểm của từng trẻ. Biện pháp phát triển kỹ năng giải quyết những THCVĐ trong ứng xử cho HS mắc HCTK cũng có sự kết hợp của nhiều biện pháp chung nhưng cũng có những nét đặc thù riêng của những tình huống cụ thể mà HS gặp phải. Vì vậy đòi hỏi phải có sự nghiên cứu kỹ lưỡng.
    Từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp phát triển kỹ năng giải quyết những THCVĐ cho HS mắc HCTK học THHN”.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Trên cơ sở hệ thống hoá những vấn đề lí luận về HCTK, kỹ năng giải quyết THCVĐ trong ứng xử của HS mắc HCTK, biện pháp phát triển kỹ năng giải quyết THCVĐ trong ứng xử cho HS mắc HCTK, khảo sát thực trạng những THCVĐ trong ứng xử mà HS mắc HCTK thường gặp và thực trạng biện pháp phát triển kỹ năng giải quyết những tình huống đó cho HS mắc HCTK tại trường THHN, đề tài xây dựng một số biện pháp và tiến hành thử nghiệm phát triển kỹ năng giải quyết những THCVĐ trong ứng xử cho 1 HS mắc HCTK học THHN.
    3. Nhiệm vụ nghiên cứu
    a. Hệ thống hóa một số vấn đề lí luận về HCTK; kỹ năng giải quyết THCVĐ trong ứng xử của HS mắc HCTK; các biện pháp phát triển kỹ năng này cho HS mắc HCTK.
    b. Khảo sát thực trạng những THCVĐ trong ứng xử mà HS mắc HCTK thường gặp tại trường THHN và thực trạng biện pháp phát triển kỹ năng giải quyết những tình huống đó cho HS mắc HCTK.
    c. Đề xuất một số biện pháp phát triển kỹ năng giải quyết những THCVĐ trong ứng xử đã khảo sát cho HS mắc HCTK học THHN; tổ chức thử nghiệm phát triển kỹ năng giải quyết những THCVĐ trong ứng xử cho 1 HS mắc HCTK học Tiểu học hoà nhập tại Hà Nội.
    4. Đối tượng nghiên cứu
    Một số biện pháp phát triển kỹ năng giải quyết THCVĐ trong ứng xử cho HS mắc HCTK học THHN.
    5. Khách thể và địa bàn nghiên cứu
    5.1. Khách thể nghiên cứu
    a) Khách thể khảo sát thực trạng
    - HS mắc HCTK học THHN
    - Giáo viên dạy tại trường THHN
    - Cha mẹ HS mắc HCTK
    b) Khách thể thử nghiệm
    - 1 HS mắc HCTK học THHN
    5.2. Địa bàn nghiên cứu
    5 trường tiểu học hoà nhập tại Hà Nội: Trường Tiểu học Bạch Mai, trường Tiểu học Quan Hoa, trường Tiểu học Tây Tựu, Trường Tiểu học Minh Khai, Trường Tiểu học Cát Linh.
    6. Các phương pháp nghiên cứu
    6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
    Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về HCTK, kỹ năng giải quyết THCVĐ trong ứng xử của HS mắc HCTK, biện pháp phát triển kỹ năng này cho HS mắc HCTK.
    6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
    - Phương pháp điều tra viết bằng bảng hỏi: Thu thập thông tin về thực trạng những THCVĐ trong ứng xử mà HS mắc HCTK thường gặp và thực trạng biện pháp phát triển kỹ năng giải quyết những tình huống đó cho HS mắc HCTK tại trường THHN.
    - Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn cha mẹ và giáo viên của HS mắc HCTK bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu trong nghiên cứu thực nghiệm bằng mẫu phiếu phỏng vấn sâu.
    - Phương pháp quan sát: Quan sát HS mắc HCTK tại trường Tiểu học hoà nhập để thu thập thông tin về những THCVĐ mà HS thường gặp bằng mẫu phiếu quan sát.
    - Phương pháp thực nghiệm: Tổ chức thực nghiệm tác động bằng một số biện pháp phát triển kỹ năng giải quyết những THCVĐ trong ứng xử cho 1 HS mắc HCTK học THHN.
    6.3. Nhóm phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học
    Xử lý các kết quả thu được từ phiếu điều tra làm cơ sở cho việc xác định những THCVĐ trong ứng xử mà HS mắc HCTK thường gặp và đánh giá thực trạng biện pháp phát triển kỹ năng giải quyết những tình huống đó cho HS mắc HCTK.
    - Tính tần suất, tỉ lệ %
    - Tính điểm trung bình
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...