Tài liệu Một số biện pháp phát triển công nghiệp nông thôn từ nay đến năm 2010.

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: Một số biện pháp phát triển công nghiệp nông thôn từ nay đến năm 2010.

    lời nói đầu
    Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá là con đường tất yếu phải tiến hành đối với bất cứ nước nào, nhất là những nước có xuất phát điểm từ nền kinh tế nông nghiệp kém phát triển muốn xây dựng nền kinh tế phát triển hiện đại.
    Trong quá tŕnh thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông thôn, công nghiệp nông thôn đóng một vai tṛ cực kỳ quan trọng, có quan hệ mật thiết với sự phát triển kinh tế xă hội nông thôn, khái niệm công nghiệp nông thôn mức chỉ nêu ra từ những năm 70 thập kỷ này nhưng thực tế công nghiệp nông thôn đă được h́nh thành như một thực thể kinh tế độc lập với các tŕnh độ phát triển khác nhau, gắn liền với sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn từ rất lâu.
    Hiện nay ở nhiều nước, nhất là các nước đang phát triển, phát triển công nghiệp nông thôn được coi là vấn đề tất yếu có ư nghĩa chiến lược lâu dài. Đối với Việt Nam một quốc gia lạc hậu, 80% dân số sống ở khu vực nông thôn với một cơ cấu kinh tế độc canh thuần nông, năng suất lao động thấp, nhu cầu việc làm rất bức bách. Đại hội lần thứ VIII Đảng Cộng sản Việt Nam đă khẳng định tính đúng đắn đường lối công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở nước ta, trong đó đặc biệt coi trọng phát triển công nghiệp nông thôn, từ đó làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
    Từ thực tiễn và trên cơ sở tham khảo ư kiến của giáo viên hướng dẫn, các cán bộ công tác tại Vụ Công nghiệp Bộ Kế hoạch Đầu tư, em đă xác định đề tài nghiên cứu sau: “Một số biện pháp phát triển công nghiệp nông thôn từ nay đến năm 2010.
    Với đề tài này, em mong góp phần vào những cố gắng chung đáp ứng nhu cầu nghiên cứu t́nh h́nh phát triển công nghiệp nông thôn trong công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá của đất nước.
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, đề tài gồm 3 phần:
    Chương I - Cơ sở lư luận về công nghiệp nông thôn
    Chương II - Thực trạng công nghiệp nông thôn Việt Nam
    Chương III - Phương hướng, mục tiêu và giải pháp phát triển công nghiệp nông thôn Việt Nam đến năm 2010.
    Là mét sinh viên năm cuối, tuy được trang bị những kiến thức cơ bản song tŕnh độ nhận thức có hạn nên đề tài không tránh khỏi những khiếm khuyết. Nhờ sự giúp đỡ của lănh đạo, chuyên viên Vụ Công nghiệp Bộ Kế hoạch - Đầu tư cùng với sự hướng dẫn tận t́nh của giáo viên hướng dẫn Nguyễn Tiến Dũng, các thầy cô giáo trong khoa, đến nay em đă hoàn thành được chuyên đề thực tập theo yêu cầu của nhà trường, và khoa.

    Chương I
    Cơ sở lư luận về công nghiệp nông thôn
    I-/ Nông thôn và cơ cấu kinh tế nông thôn
    1-/ Khái niệm về nông thôn.
    Theo định nghĩa trong từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học th́ nông thôn được hiểu là khu vực dân cư tập trung chủ yếu làm nghề nông. C̣n thành thị th́ được hiểu là khu vực dân cư mà phần lớn dân cư tập trung làm nghề ngoài nông nghiệp. Hai định nghĩa đơn giản này đă nêu lên một trong những điểm cơ bản khác nhau của nông thôn và thành thị, nhưng cũng chỉ mới đề cập đến một trong những đặc điểm của nông thôn.
    Định nghĩa nông thôn là ǵ được hiểu ở nhiều mặt:
    - Về địa lư tự nhiên, nông thôn là một địa bàn rộng lớn trải ra thành các vành đai bao quanh các thành thị.
    - Về kinh tế, nông thôn là địa bàn hoạt động chủ yếu của các ngành sản xuất vật chất nông lâm ngư nghiệp và các ngành nghề sản xuất và kinh doanh, dịch vụ ngoài nông nghiệp, khác với hoạt động kinh tế của đô thị tập trung hoàn toàn vào công nghiệp và dịch vụ.
    - Về tính chất xă hội, cơ cấu dân cư ở nông thôn chủ yếu là nông dân và gia đ́nh họ, vói mật độ dân cư thấp, ngoài ra cũng có một số người làm việc ở nông thôn nhưng sống ở đô thị và một số người làm việc ở đô thị nhưng sống ở nông thôn.
    - Về mặt văn hoá, nông thôn thường là nơi bảo tồn và lưu giữ được nhiều di sản văn hoá của mỗi quốc gia như phong tục tập quán cổ truyền về đời sống, lễ hội, các ngành nghề cổ truyền, y phục nhà ở di tích văn hoá, lịch sử, danh lam thắng cảnh . Nông thôn là kho tàng văn hoá dân tộc, là nơi nghỉ ngơi và du lịch xanh hấp dẫn đối với dân đô thị trong và ngoài nước.
    - Về tŕnh độ văn hoá, khoa học công nghệ hay mặt cơ sở hạ tầng, nông thôn c̣n thấp, thua xa so với thành thị.
    Trong quá tŕnh công nghiệp hoá ở các nước đang phát triển, vấn đề công nghiệp hoá nông thôn xuất hiện làm nảy sinh khái niệm và tiêu chí cụ thể của nông thôn trong khi đó, chưa có tiêu chí cụ thể về nông thôn th́ trước mắt tạm chấp nhận tiêu chí về đô thị từ đó suy ra tiêu chí của nông thôn. Ở Việt Nam, chính phủ ra quyết định số 132 HĐBT quy định nước ta có 5 loại đô thị:
    Biểu 1 - Tiêu chí loại đô thị
    [TABLE]
    [TR]
    [TD][​IMG][​IMG]Tiêu chí
    Đô thị[/TD]
    [TD]Số dân[/TD]
    [TD]Tỷ lệ lao động ngoài NN[/TD]
    [TD]Mật độ dân cư[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Đô thị loại 1[/TD]
    [TD]> 1 triệu[/TD]
    [TD]> 90%[/TD]
    [TD]> 15.000 người/km[SUP]2[/SUP][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Đô thị loại 2[/TD]
    [TD]350.000 - 1 triệu[/TD]
    [TD]> 80%[/TD]
    [TD]> 12.000 người/km[SUP]2[/SUP][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Đô thị loại 3[/TD]
    [TD]100.000 - 350.000[/TD]
    [TD]> 70%[/TD]
    [TD]> 10.000 người/km[SUP]2[/SUP][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Đô thị loại 4[/TD]
    [TD]30.000 - 100.000[/TD]
    [TD]> 70%[/TD]
    [TD]> 8.000 người/km[SUP]2[/SUP][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Đô thị loại 5[/TD]
    [TD]4.000 - 30.000[/TD]
    [TD]> 60%[/TD]
    [TD]> 600 người/km[SUP]2[/SUP][/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    Nh­ vậy, nước ta phân loại đô thị theo 3 tiêu chí chủ yếu là số lượng người dan một địa điểm dân cư, mật độ dân cư và tỷ lệ lao động ngoài ng. Qua đó có thể thấy để là một đô thị th́ phải đáp ứng được ba tiêu thức tối thiểu của đô thị loại 5 hay ngược lại, để là khu vực nông thôn th́ tiêu chí phải kém hơn tiêu chí đô thị loại 5 tức là địa bàn có số dân cư trú dưới 4.000 người, mật độ dân số thấp hơn 6.000 người/km[SUP]2[/SUP], tỷ lệ lao động làm nông nghiệp từ 40% trở lên.
    Tuy nhiên, việc phân biệt giữa hai khái niệm nông thôn và đô thị chỉ có tính chất tương đối, trong thực tế vẫn đang tồn tại hoặc xuất hiện những sự cḥng gối, xen ghép về mặt đất đai, địa bàn dân cư cũng như các mặt hoạt động kinh tế xă hội, nhất là mối quan hê nông thôn thành thị trên địa bàn của đô thị nhỏ, thị trấn đang xuất hiện ngày càng nhiều ở các nước đang phát triển.
    2-/ Khái niệm về cơ cấu kinh tế.
    Khi phân tích quá tŕnh phân công lao động xă hội C.Mác viết “cơ cấu là sự phân chia về mặt chất lượng và 1 tỷ lệ về số lượng của quá tŕnh sản xuất, ở đây bao gồm toàn bộ những quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và tŕnh độ của lực lượng sản xuất”.
    Phát triển kinh tế hiệu quả luôn là mục tiêu phấn đấu của mọi quốc gia, nhưng để phát triển kinh tế th́ cần phải có một cơ cấu kinh tế hợp lư. Nếu một nền kinh tế ở vào thời điểm cơ cấu kinh tế lạc hậu lỗi thời không đáp ứng được nhu cầu phát triển th́ tất yếu sẽ xảy ra chuyển dịch cơ cấu kinh tế để đạt được sự hợp lư hơn. V́ vậy cơ cấu kinh tế có vai tṛ quyết định đến nền kinh tế của một nước. Nền kinh tế mỗi nước, mỗi địa phương bao gồm nhiều bộ phận hợp thành, kết hợp chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau, tác động qua lại lẫn nhau, có thể xem xét nền kinh tế trong mỗi quan hệ giữa các ngành kinh tế, giữa các thành phần kinh tế, giữa các vùng lănh thổ trong một hệ thống kinh tế quốc dân thống nhất về mặt số lượng mà cả chất lượng nữa.
    Vậy, cơ cấu kinh tế là một phạm trù kinh tế thể hiện mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành nền kinh tế, gồm các ngành, các lĩnh vực, các thành phần kinh tế phản ánh ở hai mặt chất và lượng. C̣n cơ cấu kinh tế của một nước là tổng thể các quan hệ kinh tế hay các bộ phận hợp thành nền kinh tế với quy mô, tŕnh độ công nghệ, tỷ trọng tương ứng từng bộ phận và sự tương tác giữa các bộ phận Êy, gắn với điều kiện cụ thể trong từng giai đoạn phát triển nhằm thực hiện mục tiêu kinh tế đă được xác định.
    Cơ cấu kinh tế không chỉ giới hạn ở mối quan hệ giữa các ngành mang tính cố định mà luôn luôn biến động, không có một khuôn mẫu mà tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể theo không gian và thời gian. V́ vậy, cơ cấu kinh tế không cố định lâu dài mà nó phải có những thay đổi cần thiết, thích hợp với sự thay đổi của điều kiện tự nhiên, kinh tế xă hội.
    Việc duy tŕ hay thay đổi cơ cấu kinh tế không phải là mục tiêu mà chỉ là phương tiện nhằm tăng trưởng và phát triển kinh tế. Vậy nên chuyển dịch cơ cấu kinh tế không phải là sự mong muốn chủ quan mà nó là một quá tŕnh phát triển tất yếu. Tuy nhiên một cơ cấu kinh tế hợp lư và hiệu quả th́ vai tṛ quản lư cũng rất quan trọng, đặc biệt việc xác định một cơ cấu kinh tế hợp lư cho giai đoạn hiện tại cũng như thời gian tới nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng và phát triển đă đề ra.
    3-/ Khái niệm về cơ cấu kinh tế nông thôn.
    Nông thôn là một trong hai khu vực kinh tế đặc trưng của nền kinh tế quốc dân, khu vực kinh tế đô thị và khu vực kinh tế nông thôn. Kinh tế nông thôn bao gồm các lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp liên quan đến sản xuất nông nghiệp như công nghiệp chế biến, các ngành tiểu thủ công nghiệp, các ngành dịch vụ ở nông thôn. Khu vực kinh tế nông thôn sản xuất vật chất cung cấp cho xă hội những sản phẩm lương thực thực phẩm thoả măn những nhu cầu thiết yếu, nuôi sống con người. Những nhu cầu này không ǵ có thể thay đổi mặc dù rồi đây khoa học kỹ thuật, kinh tế xă hội có phát triển đến mấy, tỷ trọng của cải vật chất đóng góp cho xă hội của khu vực kinh tế nông thôn có thể giảm dần nhưng khối lượng sản phẩm tuyệt đối không ngừng tăng lên. Khu vực kinh tế nông thôn đă, đang và sẽ cung cấp ngày càng nhiều sản phẩm nguyên liệu cho công nghiệp, chi viện lực lượng sản xuất cho khu vực thành thị.
    Khu vực kinh tế nông thôn được phát triển luôn gắn với tổng thể các quan hệ kinh tế nhất định cơ cấu kinh tế nông thôn có mối quan hệ chặt chẽ, không tách rời nhau trong những tỷ lệ về mặt lượng cũng nh­ mặt chất. Cơ cấu kinh tế nông thôn không chỉ giới hạn về các quan hệ, tỷ lệ giữa các ngành, các phân ngành trong nông thôn. Nó tồn tại khách quan nhưng không mang tính bất biến, luôn thay đổi thích ứng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xă hội từng thời kỳ. Như vậy, cơ cấu kinh tế nông thôn là tổng thể các quan hệ kinh tế trong khu vực nông thôn, bao gồm các mối quan hệ giữa các bộ phận hợp thành kinh tế nông thôn trong những điều kiện cụ thể về không gian và thời gian. Nă bao gồm các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và cả các hoạt động văn hoá, giáo dục, y tế phát triển tại các vùng nông thôn.
    Khi xem xét nội dung của cơ cấu kinh tế nông thôn phải xem xét đến các bộ phận hợp thành cơ cấu kinh tế trên địa bàn nông thôn: cơ cấu ngành, cơ cấu vùng lănh thổ.
    - Cơ cấu ngành: Cùng với đà phát triển kinh tế xă hội đặc biệt là sự phát triển lực lượng sản xuất và phân công lao động xă hội, khu vực nông thôn không đơn thuần chỉ có hoạt động cua các ngành nông nghiệp mà phải được phát triển cả công nghiệp và thương mại dịch vụ. Trong đó, ngành nông nghiệp là ngành sản xuất chính chiếm tỷ trọng lớn, các ngành nghề khác nhằm hỗ trợ cho ngành nông nghiệp phát triển đồng thời làm tăng thu nhập của nông dân. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng xác lập quan hệ cân đối, gắn bó giữa nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ thương mại là vấn đề quan trọng và cấp thiết. Mối quan hệ cung cầu giữa ba ngành này hết sức mật thiết nông nghiệp tạo ra sản phẩm làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp, công nghiệp phát triển sẽ tạo điều kiện cho dịch vụ phát triển theo, khi công nghiệp phát triển các sản phẩm nông nghiệp sẽ được chế biến tạo nên những hàng hoá có chất lượng và giá trị cao kích thích tiêu dùng xă hội tăng lên, từ đó quay lại thúc đẩy nông nghiệp phát triển. Việc thay đổi này sẽ tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lư và tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của các ngành. Cơ cấu kinh tế nông thôn phân theo ngành: nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ chế biến nông lâm thuỷ hải sản, sản xuất vật liệu xây dựng, điện, cơ khí.
    - Cơ cấu kinh tế vùng lănh thổ: là thể hiện sự phân công lao động xă hội theo lănh thổ trên phạm vi nông thôn nhằm xác lập cơ cấu kinh tế bằng việc bố trí các ngành sản xuất nhằm sử dụng hiệu quả các nguồn lực của từng vùng.
    Nh́n lại cơ cấu kinh tế nông thôn Việt Nam được tổ chức gắn với các ngành nghề và lănh thổ có thể phân ra như sau:
    (1) Làng xă thuần nông nghiệp.
    (2) Làng nông nghiệp, kiêm thêm nghề phụ
    (3) Làng chuyên các ngành nghề truyền thống, thí dụ nh­ làng gốm sứ, làng dệt, làng thêu ren, làng sơn mài, làng nghề chạm khắc bạc và gỗ, làng tranh, làng luyện đúc kim loại .
    (4) Làng nghề mới h́nh thành (ven đô thị, ven các trục đường giao thông) thí dụ như các làng vận tải, làng xây dựng, làng may mặc, làng làm đồ da dông cao cấp, làng vật liệu xây dựng, làng chế biến và cung cấp thực phẩm cho các thành phẩm.
    (5) Các cơ sở và doanh nghiệp phi nông nghiệp (trang trại, xí nghiệp phi nông nghiệp ở các thị trấn thi tử) thường là quy mô nhỏ, thí dụ như các trạm giống, trạm sửa chữa cơ khí, ngân hàng huyện, chi nhánh điện, hạt giao thông, bưu điện, trường học, y tế.
    (6) Các xí nghiệp dịch vụ thương mại của tỉnh.
    (7) Các xí nghiệp dịch vụ thương mại Trung ương đặt tại địa bàn nông thôn
    Trong cơ cấu kinh tế nông thôn hiện tại ở Việt Nam, một thực thể bao gồm các hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn với phạm vi trải rộng từ các dạng h́nh tổ chức hoạt động kinh tế từ (2) đến (5) đựoc quy ước là các dạng hoạt động của công nghiệp nông thôn. Từ một nông thôn thuần nông nghiệp, Việt Nam cần nỗ lực chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, đưa nông nghiệp thoát khỏi thuần nông chuyển sang các dạng h́nh phi nông nghiệp nói chung. Cơ cấu này gắn liền với nhu cầu kinh tế và đời sống nông thôn.
    II-/ Công nghiệp nông thôn và vai tṛ của công nghiệp nông thôn trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thực hiện công nghiệp hoá.
    1-/ Khái niệm về công nghiệp nông thôn.
    Bản thân nông nghiệp có những mặt hạn chế như không thể tự ḿnh tạo ra sù thay đổi mạnh mẽ về cơ sở vật chất kỹ thuật, về công nghệ và thiết bị để hiện đại hoá sản xuất tạo ra mức tăng trưởng nhanh hơn, cũng như không đủ khả năng tạo ra việc làm với thu nhập cao hơn cho sè lao động tăng lên ở nông thôn, mà phải cần đến sự tác động của công nghiệp. Nhưng chính công nghiệp đô thị ở các nước công nghiệp lạc hậu lại chưa phát triển đến nước có thể thu hút được nhiều lao động dư thừa ở nông thôn và các nhu cầu khác ở nông thôn. Đó là lư do đặt ra vấn đề công nghiệp hoá nông thôn.
    Công nghiệp nông thôn là một khái nhiệm đơn ngành dùng để chỉ một bộ phận của ngành công nghiệp được tiến hành ở nông thôn, hoặc chính xác hơn là các hoạt động sản xuất mang tính chất công nghiệp diễn ra ở nông thôn. Tuy nhiên một số tác giả sử dụng thuật ngữ công nghiệp nông thôn để bao hàm toàn bộ những hoạt động phi nông nghiệp diễn ra ở nông thôn, tức là bao gồm cả xây dựng thương nghiệp và các loại dịch vụ khác. Dưới góc độ địa bàn sản xuất, công nghiệp nông thôn là các hoạt động mang tính chất công nghiệp diễn ra ở nông thôn của quá tŕnh phân công lao động tại chỗ.
    Công nghiệp nông thôn gọi chung cho các dạng h́nh hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn, là một bộ phận của công nghiệp với các tŕnh độ phát triển khác nhau, phân bố ở nông thôn, gắn liền với sự phát triển kinh tế xă hội ở nông thôn, bao gồm nhiều ngành nghề đan xen chặt chẽ với kinh tế nông thôn, nhất là sản xuất nông nghiệp. Công nghiệp nông thôn không phải là toàn bộ các hoạt động phi nông nghiệp hoặc bó hẹp trong các hoạt động tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn, mà bao gồm bộ phận sản xuất công nghiệp và các dịch vụ có tính chất công nghiệp ở nông thôn của thợ thủ công chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp, các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, các hợp tác xă, các tổ hợp, tổ sản xuất công nghiệp và thủ công nghiệp, các xí nghiệp công nghiệp quốc doanh chế biến lương thực thực phẩm hoặc các xí nghiệp công nghiệp khác, quy mô vừa và nhỏ mà hoạt động của nó trực tiếp gắn với kinh tế nông thôn.
    Phát triển công nghiệp nông thôn là một trong những nội dung của công nghiệp hoá, là bộ phận có tầm quan trọng đặc biệt trong quá tŕnh phát triển kinh tế xă hội ở khu vực nông thôn. Nó tác động tích cực và hiệu quả tới toàn bộ sự phân công lao động xă hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh sản xuất hàng hoá, góp phần thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
    Công nghiệp hoá nông thôn là khái niệm để chỉ quá tŕnh biến đổi của công nghiệp nông thôn từ chỗ là các hoạt động kinh tế phụ trong cơ cấu kinh tế thuần nông truyền thống trở thành ngành sản xuất chính trong cơ cấu kinh tế mới ở nông thôn theo hướng giảm dần tỷ trọng của nông nghiệp, gia tăng tỷ trọng của phi nông nghiệp, bao gồm công nghiệp, xây dựng, thương nghiệp, dịch vụ trên địa bàn.
    Công nghiệp hoá nông thôn phải bắt đầu từ biến đổi của chính bản thân sản xuất nông nghiệp thông qua việc tạo ra những tiền đề về năng suất lao động dư thừa đủ để h́nh thành, duy tŕ và phát triển những hoạt động công nghiệp chuyên ngành.
    Công nghiệp hoá nông thôn chỉ ra quá tŕnh thay đổi và những nỗ lực đa ngành ở tầm vĩ mô từ các cơ quan Nhà nước các cấp nhằm biến đổi toàn bộ cơ cấu kinh tế ở các vùng nông thôn mà trước hết là của sản xuất nông nghiệp. Công nghiệp nông thôn biểu thị sự vận động nội tại của chính bản thân nông thôn bắt đầu từ sản xuất nông nghiệp đáp ứng những nhu cầu đ̣i hỏi của thị trường. Từ quan điểm phục vụ phát triển nông thôn, hai khái niệm công nghiệp nông thôn và công nghiệp hoá nông thôn có những điểm khác nhau nhưng đều hướng tới thực thi một vấn đề: xoá đói giảm nghèo, tăng thu nhập thông qua con đường phi thuần nông, chuyển dịch cơ cấu kinh tế tưang hàm lượng côngnghiệp dịch vụ.
    2-/ Vị trí công nghiệp nông thôn trong mối quan hệ với nông nghiệp nông thôn.
    Công nghiệp nông thôn là một bộ phận hợp thành cơ cấu công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ ở địa bàn nông thôn do những đặc điểm vốn có của nó. Theo quá tŕnh tiến hành CNH - HĐH đất nước, công nghiệp nông thôn ngày càng phát triển tự khẳng định vị trí của ḿnh trong cơ cấu kinh tế nông thôn, điều đó được thể hiện ở tỷ trọng gia tăng công nghiệp nông thôn theo các năm có xu hướng tăng lên tuy rằng số lượng gia tăng c̣n nhỏ so với số lượng gia tăng lớn của nông nghiệp khi tốc độ gia tăng có xu hướng giảm. Đây chính là tính quy luật chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở nông thôn trong sự nghiệp CNH - HĐH nông thôn.
    Tuy quá tŕnh sản xuất, công nghiệp nông thôn không những là ngành khai thác tài nguyên, mà cứ tiếp tục chế biến các nguyên liệu hay khai thác các ngành nghề truyền thống ở nông thôn. Nghĩa là công nghiệp nông thôn trước tiên gắn chặt với sản xuất nông nghiệp ở 3 vị trí của công nghiệp nông thôn trong quan hệ với nông nghiệp.
    - Ở vị trí đứng trước sản xuất nông nghiệp, công nghiệp nông thôn tạo ra và cung cấp cho nông nghiệp công cụ và điều kiện bắt đầu tiến hành quy tŕnh sản xuất nông nghiệp như cung cấp máy móc, công cụ khai hoang làm đất, thuỷ lợi hoa màu, phân bón.
    - Ở vị trí song song với sản xuất nông nghiệp, công nghiệp cung cấp cho nông nghiệp các máy móc công cụ chăm sóc cây trồng vật nuôi, thức ăn gia súc, thuốc trừ sâu .
    - Ở vị trí đứng cuối quy tŕnh sản xuất nông nghiệp, công nghiệp cung cấp các máy móc, công cụ phục vụ thu hoạch phơi sấy, bảo quản sơ chế, chế biến, vận chuyển nông sản.
    3-/ Vai tṛ công nghiệp nông thôn trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thực hiện công nghiệp hoá.
    3.1. Nội dung, mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.
    Nghị quyết TW 5 của Đảng Cộng sản Việt Nam đă đưa ra nội dung của chương tŕnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, chủ yếu là:
    - Đổi mới cơ cấu kinh tế nông lâm ngư nghiệp để khai thác các tiềm năng nông nghiệp về lao động, đất đai, rừng và biển theo phương thức hợp lư và hiệu quả nhất.
    - Cải tổ cơ cấu kinh tế nông thôn gắn liền với mục tiêu công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông thôn.
    - Xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng gắn với đô thị hoá nông thôn.
    Sự chuyển đổi nền kinh tế tập trung sang kinh tế thị trường là điều kiện, tiền đề cho chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn. Quá tŕnh chuyển đổi ở nông thôn được thực hiện một cách có hệ thống bằng các cuộc cải cách pháp lư, thể chế và cải cách tài chính Nhà nước.
    Mục tiêu phát triển của quá tŕnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn là sử dụng toàn bộ các tiềm năng về đất và lao động trong lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp ở nông thôn, hướng vào tạo việc làm và nâng cao hiệu quả đầu tư. Các mục tiêu cụ thể là:
    - Tăng thu nhập và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần và văn hoá cho nhân dân nông thôn nói chung và cho nông dân nói riêng.
    - Từng bước chuyển lao động từ nông nghiệp sang các ngành khác.
    - Tăng tỷ lệ công nghiệp và dịch vụ nông thôn nhằm đạt tỷ lệ các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ trong kinh tế nông thôn Việt Nam tới năm 2010 tương ứng khoản 50:25:25%.
    - Tạo một nền kinh tế nông thôn ổn định, phát triển góp phần tích luỹ cho công nghiệp hoá đất nước nói chung.
    Nh­ vậy chương tŕnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn sẽ làm thay đổi căn bản bộ mặt của xă hội nông thôn Việt Namvà mối quan hệ của nó với khu vực thành thị. Trong tổng thể chương tŕnh tạo ra một kế hoạch cho cơ cấu kinh tế, dân số, công nghiệp và xă hội chính trị cân đối và phi tập trung cao với sự chú trọng đặc biệt tới các nhóm dân cư bất lợi, các vùng nghèo hơn và các dân tộc thiểu số.
    Có thể nhận xét rằng chương tŕnh tổng hợp CDCCKT nông thôn là một phần không thể tách rời của chiến lược tạo việc làm, tăng nguồn lao động và tạo thu nhập khu vực nông thôn. Đó là con đường riêng của Việt Nam để chuyển đổi nền kinh tế và xă hội.
     
Đang tải...