Báo Cáo Một số biện pháp PHÁT NGÔN cho trẻ 24 -36 tháng

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Một số biện pháp PHÁT NGÔN cho trẻ 24 -36 tháng​
    Information

    A.Đặt vấn đề
    1. Lí do chọn đề tài
    Phong ba bão táp
    Không bằng ngữ pháp Việt Nam
    Ngôn ngữ nói, giao tiếp và đọc viết có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát nhân cách của trẻ MN nói riêng, của con người và xã hội nói chung.
    Lứa tuổi MN là thời kỳ phát cảm ngôn ngữ. Đây là giai đoạn có nhiều điều kiện thuận lợi nhất cho sự lĩnh hội ngôn ngữ nói và các kỹ năng đọc viết ban đầu của trẻ. Ở GĐ này trẻ đạt được những thành tích vĩ đại mà ở các giai đoạn trước hoặc sau không thể có được, trẻ học nghĩa và cấu trúc của từ, cách sử dụng từ ngữ để chuyển tải suy nghĩ và cảm xúc của bản thân, hiểu mục đích và cách thức con người sử dụng chữ viết.
    Phát triển ngôn ngữ và giao tiếp có ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực phát triển khác của trẻ. Ngôn ngữ là công cụ của tư duy vì thế ngôn ngữ có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển nhận thức, giải quyết vấn đề và chức năng tư duy ký hiệu tượng trưng ở trẻ.
    Đối với nhóm trẻ từ 1 đến 3 tuổi qua quan sát những giờ hoạt động häc và giờ hoạt động vui chơi, tôi thấy các cháu rất thích được giao tiếp, thích được trò chuyện và thích được nói, nhưng vì ngôn ngữ của trẻ còn hạn chế , các cháu còn sử dụng ngôn ngữ thụ động nhiều, nên tôi thấy mình cần phải tìm nhiều biện pháp tác động để kích thích ngôn ngữ của trẻ phát triển.
    Việc phát triển vốn từ luyện phát âm và dạy trẻ nói đúng ngữ pháp không thể tách rời giữa các môn học cũng như các hoạt động của trẻ. Mỗi từ cung cấp cho trẻ phải dựa trên một biểu tượng cụ thể, có nghĩa, gắn liền với âm thanh và tình huống sử dụng chúng. Nội dung vốn từ cung cấp cho trẻ cũng như hình thức ngữ pháp phải phụ thuộc vào khả năng tiếp xúc, hoạt động và nhận thức của trẻ.
    2. Tính cấp thiết:
    Tuy trẻ còn nhỏ những trẻ rất hiếu động, thích tìm tòi, khám phá mọi thứ xung quanh. Trẻ thường có nhiều thắc mắc trước những đồ vật , hiện tượng mà trẻ nhìn thấy, nghe thấy. Trẻ luôn đặt ra rất nhiều câu hỏi như: Ai đấy? Cái gì? Con gì? Tiếng gì? Màu gì?
    Để giúp trẻ giải đáp được những thắc mắc hàng ngày, người lớn cần trả lời những câu hỏi của trẻ rõ ràng , ngắn gọn đồng thời cần cung cấp cho trẻ thêm những hiểu biết về thế giới xung quanh bằng ngôn ngữ giao tiếp mạch lạc. Chính vì vậy mà mỗi giáo viên chăm sóc giáo dục trẻ cần trú trọng đến việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Bởi ngôn ngữ là phương tiện để trẻ tiếp thu kiến thức về thế giới xung quanh được dễ dàng và hiệu quả nhất.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...