Thạc Sĩ Một số biện pháp phát huy tính tích cực hoạt động nhận thức của học sinh THPT miền núi khi dạy học b

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu

    I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI


    Chúng ta đang sống trong thời đại mà cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật và công nghệ diễn ra hết sức mạnh mẽ, nó tạo ra cơ sở mới cho sự phát triển của xã hội, nâng cao đời sống của con người. Để theo kịp sự phát triển của khoa học và công nghệ, để hoà nhập được với nền kinh tế tri thức trong thế kỷ XXI thì sự nghiệp giáo dục cũng phải đổi mới nhằm tạo ra những con người mới không những có đủ trình độ kiến thức phổ thông cơ bản mà còn phải năng động, giầu tính sáng tạo, độc lập tự chủ. Với yêu cầu đó, ngành giáo dục nước ta phải đổi mới toàn diện về: mục tiêu giáo dục, về chương trình sách giáo khoa, đội ngũ giáo viên (GV), phương tiện dạy học và đặc biệt là phương pháp dạy học.
    Văn kiện đại hội IX của Đảng đã chỉ rõ “đổi mới phương pháp dạy và học, phát triển tư duy sáng tạo và năng lực sáng tạo của người học, coi trọng thực hành và ngoại khoá, làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét, học vẹt, học chay ” là nhiệm vụ hàng đầu của ngành Giáo dục.
    Nghị quyết Trung ương II khoá VIII của Đảng cũng chỉ rõ nhiệm vụ cơ bản của giáo dục và đào tạo là “Xây dựng những con người là m chủ tri thức, khoa học và công nghệ, có tư duy sáng tạo và năng lực thực hành giỏi” và “ Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học”
    Như vậy, việc nghiên cứu các phương pháp giáo dục nhằm phát huy tính tích cực hoạt động nhận thức của học sinh (HS) để nâng cao chất lượng dạy học là vấn đề cấp thiết đối với mọi giáo viên và các nhà quản lý giáo dục. Nó đã và đang trở thành một xu hướng ở các trường phổ thông hiện nay.
    Trong dạy học vật lý, bài tập vật lý (BTVL) rất quan trọng, có tác dụng phát triển tính tích cực của HS, đồng thời cũng là biện pháp giúp HS nắm vững kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo.

    Trong lĩnh vực nghiên cứu các vấn đề của bài tập vật lý từ trước đến nay đã có nhiều công trình của các tác giả trong nước cũng như nước ngoài đề cập tới với những nội dung cơ bản như: phân loại bài tập vật lý, soạn thảo các BTVL nhằm củng cố vận dụng kiến thức đã học và đề xuất các phươ ng án giải bài tập Vấn đề phát huy tính tích cực (TTC) hoạt động nhận thức của HS đã có một số tác giả đề cập tới trong các công trình nghiên cứu của mình như: Nguyễn Thị Mai Anh - Phát huy tính tích cực hoạt động nhận thức của học sinh lớp 10 THPT qua giải bài tập vật lý bằng phương pháp véc tơ( luận văn thạc sĩ- Năm 2002- ĐHSPTN), Vũ Chí Kỳ - Xây dựng tiến trình giải bài tập vật lý thí nghiệm nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh ở THPT miền núi( luận văn thạc sĩ- Năm 1999-ĐHSPTN), Đào Quang Thành - Tích cực hoá hoạt động học tập vật lý của học sinh PTTH miền núi trên cơ sở tổ chức, định hướng, rèn kỹ năng giải bài tập vật lý( luận văn thạc sĩ - Năm
    1997-ĐHSPTN), Nguyễn Thị Nga - Lựa chọn phối hợp các giải pháp nhằm tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh THPT trong giờ giải bài tập vật lý( luận văn thạc sĩ- Năm 2004- ĐHSPTN), Đồng Thị Vân Thoa - Một số biện pháp tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh THPT miền núi khi giảng dạy bài tập vật lý (luận văn thạc sĩ- Năm 2001- ĐHSPTN). Hiện nay toàn bộ cấp THPT đã hoàn thành việc thay sách giáo khoa, sách giáo khoa mới có nội dung bài tập và cách thức kiểm tra, đánh giá HS có nhiều thay đổi. Vì thế GV gặp không ít khó khăn trong việc lựa chọn nội dung bài tập, cách thức tổ chức giải bài tập cho HS. Đặc biệt đối với GV miền núi việc chọn được hệ thống các bài tập phù hợp với HS, phát huy được tính tích cực của HS và đáp ứng được yêu cầu của dạy học là vấn đề hết sức quan trọng.
    Là GV giảng dạy bộ môn vật lý ở trường trung học phổ thông (THPT) miền núi, chúng tôi mong muốn tìm ra những biện pháp nhằm khắc phục phần nào những khó khăn và hạn chế của việc dạy-học BTVL ở trường THPT

    nói chung và THPT miền núi nói riêng.

    Vì những lý do trên tôi xác định đề tài nghiên cứu:

    Một số biện pháp phát huy tính tích cực hoạt động nhận thức của học sinh THPT miền núi khi dạy học bài tập vật lý phần “Quang hình học” lớp 11 nâng cao

    II. ĐỐI TưỢNG NGHIÊN CỨU

    Qúa trình dạy-học bài tập vật lý ở trường THPT miền núi hiện nay.

    III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

    Tìm ra một số biện pháp phát huy tích cực hoạt động nhận thức của học

    sinh THPT miền núi khi dạy học bài tập vật lý.

    IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

    1. Nghiên cứu lý luận về TTC nhận thức của HS và hoạt động dạy học theo

    hướng phát huy TTC trong hoạt động nhận thức của HS.

    2. Nghiên cứu quan điểm hiện đại về dạy học

    3. Nghiên cứu lý luận về bài tập vật lý trong trường THPT.

    4. Điều tra thực trạng dạy - học bài tập vật lý ở một số trường THPT miền núi của tỉnh Bắc giang.
    5. Đề xuất các biện pháp phát huy tính tích cực trong hoạt động nhận thức của học sinh miền núi thông qua các giờ BTVL.
    6. Xây dựng một số giáo án theo hướng phát huy tính tích cực trong hoạt động nhận thức của học sinh miền núi thông qua các giờ BTVL.
    7. Thực nghiệm sư phạm




    MỞ ĐẦU

    MỤC LỤC


    I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1

    II. ĐỐI TưỢNG NGHIÊN CỨU . 3

    III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU . 3

    IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 3

    V. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC . 4

    VI. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI 4

    VII. PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 4

    VIII. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI 4


    Chương I.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ 5
    1.1. Hoạt động nhận thức và TTC hoạt động nhận thức của (HS) 5

    1.1.1. Hoạt động nhận thức của HS 5

    1.1.2. Tính tích cực hoạt động nhận thức của học sinh . 7

    1.1.3. Các biện pháp chung phát huy TTC nhận thức của HS . 13

    1.2. Dạy học theo hướng phát huy TTC hoạt động nhận thức của HS . 15

    1.2.1. Quan điểm về hoạt động dạy học 15

    1.2.2. Dạy học theo hướng phát huy TTC hoạt động nhận thức của HS 20

    1.2.3. Lựa chọn và phối hợp các giải pháp nhằm phát huy TTC hoạt động học tập của HS 23
    1.3. Bài tập vật lý và thực trạng dạy học vật lý, bài tập vật lý ở trường trung học phổ thông miền núi hiện nay 39
    1.3.1. Bài tập vật lý 39

    1.3.2. Thực trạng dạy học vật lý và BTVL ở các trường THPT miền núi 45

    KẾT LUẬN CHưƠNG I 51

    Chương 2. PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH QUA RÈN LUYỆN GIẢI BÀI TẬP VẬT LÝ PHẦN QUANG HÌNH HỌC (VẬT LÝ LỚP 11 NÂNG CAO) 52
    2.1. Việc lựa chọn và sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học nhằm phát huy TTC hoạt động học tập của HS trong giờ giải BTVL . 52
    2.2. Lựa chon bài tập 53

    2.3. Hướng dẫn giải bài tập để phát huy TTC hoạt động nhận thức của HS 56

    2.3.1. Sơ đồ định hướng khái quát để giải bài tập vật lý . 56

    2.3.2. Hướng dẫn học sinh thưc hiên bươc hai : phân tích hiện tượng và lập kế hoạch giải . 65
    2.4. Tổ chức giờ giải BTVL cho học sinh . 70

    2.4.1. Tổ chức giờ giải bài tập củng cố kiến thức mới 71

    2.4.2. Tổ chức giờ luyện tập giải bài tập vật lý . 71

    2.5. Phát huy tính tích cực hoạt động học tập của học sinh miền núi trong giờ giải bài tập vật lý của phần hai – Quang hình học - Vật lý 11 nâng cao . 73
    2.5.1. Phân tích hệ thống kiến thức phần “ Quang hình học” trong chương trình vật lý phổ thông . 73
    2.5.2. Thực trạng giải dạy bài tập phần quang hình học hiện nay 76

    2.5.3. Lựa chọn hệ thống các bài tập vận dụng kiến thức phần quang hình học .77

    2.5.4. Phân tích và sử dụng hệ thống bài tập phần quang hình học . 77

    2.5.5 Hướng dẫn học sinh giải bài tập 84

    KẾT LUẬN CHưƠNG II 133

    Chương III. THỰC NGHIỆM Sư PHẠM 134

    3.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm (TNSP) . 134

    3.2 Nhiệm vụ của TNSP . 134

    3.3. Đối tượng và cơ sở TNSP 134

    3.4. Phương pháp TNSP . 135

    3.5 Phương pháp đánh giá kết quả 136

    3.5.1. Dựa trên sự quan sát những biểu hiện của tính tích cực và những kết quả trong học tập của học sinh . 136
    3.5.2. Kết quả định lượng của các bài kiểm tra . 136

    3.6. Tiến hành TNSP 137

    3.7. Kết quả và xử lý kết quả TNSP . 137

    3.7.1. Kết quả quan sát các biểu hiện của tính tích cực . 137

    3.7.2. Kết quả của các lần kiểm tra . 138

    KẾT LUẬN CHưƠNG III . 148

    KẾT LUẬN CHUNG . 149


    KẾT LUẬN CHUNG . 149

    TÀI LIỆU THAM KHẢO 151

    Phụ lục 1: PHIẾU PHỎNG VẤN GV VẬT LÝ . 154

    Phụ lục 2 : PHIẾU PHỎNG VẤN HỌC SINH . 156

    Phụ lục 3: ĐỀ KIỂM TRA . 158

    Phụ lục 4: HỆ THỐNG BÀI TẬP ĐưỢC LỰA CHỌN ĐỂ SỬ DỤNG 158
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...