Luận Văn Một số biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng hoá tại công ty xuất nhập khẩu và xây dựng n

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Một số biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng hoá tại công ty xuất nhập khẩu và xây dựng nông - lâm nghiệp Hà Nội
    LỜI NÓI ĐẦU
    Trong thời đại hiện nay, việc phát triển kinh tế của mỗi quốc gia có sự tác động to lớn của các quan hệ kinh tế nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng. Hoạt động xuất khẩu ngày càng giữ vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh trong phạm vi quốc tế, là lĩnh vực sôi động nhất trong nền kinh tế hiện nay. Nó vừa là nguồn tiết kiệm nước ngoài, vừa là một nhân tố kích thích sự phát triển của lực lượng sản xuất, khoa học công nghệ tiên tiến. Xuất khẩu vừa là cầu nối kinh tế của quốc gia này với các quốc gia khác trên thế giới, vừa làm công tác hậu cần cho sản xuất và đời sống của toàn xã hội .
    Nhưng hiện nay, khi mà bạn hàng trên thương trường quốc tế đã hết sức sành sỏi với trình độ kinh doanh cao thì việc làm ăn, buôn bán bình đẳng với họ để không bị thua thiệt là điều không dễ dàng. Có rất nhiều khó khăn đang thách thức các nhà kinh doanh thiếu kinh nghiệm, kiến thức không sâu, môi trường kinh doanh không bảo đảm. Điều này đối với các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu ở nước ta là một thách thức lớn. Hơn nữa do sự thụ động, cơ cấu cồng kềnh còn tồn tại trong cơ chế cũ nên việc xuất khẩu ngày càng khó khăn. Vì vậy tìm hiểu về hoạt động xuất khẩu trong nền kinh tế thị trường tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nhà nước để nhận thức một cách đầy đủ, từ đó có rút ra những luận chứng hữu ích là công việc hàng ngày, hàng giờ hết sức cần thiết và cấp bách.
    Qua thời gian thực tập tốt nghiệp tại công ty xuất nhập khẩu và xây dựng nông - lâm nghiệp Hà Nội, em thấy công ty đã tìm cho mình một hướng đi đúng là đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu phục vụ cho các chương trình kinh tế của nhà nước, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên trong công ty. Song bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một số vấn đề nổi cộm trong hoạt động xuất khẩu như: tìm nguồn hàng, tìm thị trường xuất khẩu, ổn định kim ngạch xuất khẩu .
    Xuất phát từ thực tiễn trên và qua quá trình thực tập tại công ty xuất nhập khẩu và xây dựng nông - lâm nghiệp Hà Nội, em đã quyết định chọn đề tài: "Một số biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng hoá tại công ty xuất nhập khẩu và xây dựng nông - lâm nghiệp Hà Nội " cho luận văn tốt nghiệp của mình.
    Mục đích của đề tài là làm rõ những vấn đề lí luận về hoạt động xuất khẩu trong nền kinh tế quốc dân, đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu của Công ty trong những năm gần đây, rút ra những thành tựu đã đạt được, những hạn chế còn tồn tại và đưa ra một số biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Công ty trong thời gian tới.
    Đối tượng nghiên cứu của luận văn tốt nghiệp là tình hình xuất nhập khẩu nông - lâm sản của công ty xuất nhập khẩu và xây dựng nông - lâm nghiệp Hà Nội .
    Phạm vi nghiên cứu của luận văn giới hạn trong hoạt động xuất khẩu của công ty xuất nhập khẩu và xây dựng nông - lâm nghiệp Hà Nội trong những năm gần đây.
    Ngoài phần mở đầu và kết luận luận văn được chia làm 3 chương.
    Chương I: Vai trò, nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hàng hoá ở doanh nghiệp thương mại.
    Chương II: Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng hoá tại công ty xuất nhập khẩu và xây dựng nông - lâm nghiệp Hà Nội.
    Chương III: Một số biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu tại công ty xuất nhập khẩu và xây dựng nông - lâm nghiệp Hà Nội.
    Trong luận văn tốt nghiệp có sử dụng phương pháp thống kê và phân tích số liệu của các năm để từ đó phân tích cụ thể thực trạng hoạt động xuất khẩu của công ty.
    Qua đây em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Nguyễn Xuân Quang và các cô chú phòng kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu và xây dựng nông - lâm nghiệp Hà Nội đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo em trong thời gian thực tập cũng như trong việc hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Với thời gian thực tập ngắn ngủi và do sự hiểu biết còn hạn chế nên luận văn tốt nghiệp không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy và các bạn để luận văn tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn.

    Mục lục
    Lời nói đầu
    Chương I: Vai trò, nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hàng hoá ở doanh nghiệp thương mại.

    I. Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với doanh nghiệp thương mại.
    1. Xuất khẩu và các hình thức xuất khẩu của doanh nghiệp thương mại.
    1.1 Khái niệm hoạt động xuất khẩu.
    1.2 Các hình thức xuất khẩu ở doanh nghiệp thương mại.
    2. Vai trò.
    2.1 Vai trò của xuất khẩu đối với nền kinh tế quốc dân.
    2.2 Vai trò của xuất khẩu đối với doanh nghiệp Thương mại.
    II. Nội dung của hoạt động xuất khẩu hàng hoá ở doanh nghiệp thương mại.
    1. Nghiên cứu thị trường xuất khẩu.
    1.1 Nhận biết hàng hoá xuất khẩu.
    1.2 Nghiên cứu dung lượng thị trường và các nhân tố ảnh hưởng.
    1.3 Lựa chọn đối tác kinh doanh.
    2. Xây dựng chiến lược, kế hoạch xuất khẩu.
    2.1 Xây dựng chiến lược.
    2.2 Kế hoạch xuất khẩu.
    3. Tổ chức thực hiện chiến lược xuất khẩu.
    3.1 Tổ chức thu mua, tạo nguồn hàng xuất khẩu.
    3.2 Đàm phán ký kết hợp đồng xuất khẩu.
    3.3 Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu.
    4. Đánh giá hiệu quả của hoạt động xuất khẩu.
    III. Phương hướng thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp thương mại.
    1. Nghiên cứu và mở rộng thị trường.
    2.Tạo nguồn hàng xuất khẩu phù hợp.
    3. Huy động một cách tốt nhất các nguồn lực cho xuất khẩu.
    4. Tổ chức thực hiện tốt khâu ký kết và thực hiện hợp đồng với khách hàng.
    IV. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp thương mại.
    1. Các nhân tố chủ quan.
    2. Các nhân tố khách quan.
    Chương II. Thực trạng hoạt động xuất khẩu tại công ty xuất nhập khẩu và xây dựng nông - lâm nghiệp Hà Nội.
    I. Lịch sử hình thành, qúa trình phát triển, chức năng và nhiệm vụ của Công ty xuất nhập khẩu và xây dựng nông - lâm nghiệp Hà Nội.
    1. Sơ lược sự phát triển của Công ty.
    2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty.
    3. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty.
    II. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động xuất khẩu của Công ty xuất nhập khẩu và xây dựng nông - lâm nghiệp Hà Nội.
    1.Yếu tố tiềm lực của Công ty.
    1.1 Tiềm lực về vốn.
    1.2 Tiềm lực về nhân công.
    1.3 Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật.
    2. Đặc điểm về sản phẩm và các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Công ty.
    3. Đặc điểm về hoạt động kinh doanh của Công ty.
    4. Đặc điểm về thị trường của Công ty.
    5. Đặc điểm về hoạt động xuất khẩu của Công ty.
    6. ảnh hưởng của môi trường kinh doanh đến hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty.
    III. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty xuất nhập khẩu và xây dựng nông - lâm nghiệp Hà Nội trong vòng 3 năm qua (1998 - 2000).
    IV. Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Công ty xuất nhập khẩu và xây dựng nông - lâm nghiệp Hà Nội.
    1.Thực trạng hoạt xuất khẩu của công ty.
    1.1 Kim ngạch xuất nhập khẩu.
    1.2 Mặt hàng và cơ cấu mặt hàng của Công ty.
    1.3 Thị trường của Công ty trong những năm gần đây.
    1.4 Thực trạng cạnh tranh trên thị trường.
    2. Phân tích hoạt động nghiệp vụ của công ty xuất nhập khẩu và xây dựng nông - lâm nghiệp Hà Nội.
    2.1 Nghiên cứu, tiếp cận và lựa chọn thị trường xuất khẩu.
    2.2 Đàm phán ký kết hợp đồng.
    2.3 Hoạt động thu mua tạo nguồn hàng của Công ty.
    2.4 Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu.
    V. Những đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu của công ty.
    1. Những thành tựu đã đạt được.
    2. Những hạn chế còn tồn tại.
    Chương III: Phương hướng và biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hoá tại công ty xuất nhập khẩu và xây dựng nông - lâm nghiệp Hà Nội.
    I. Xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá và ảnh hưởng của nó đến thương mại quốc tế.
    II. Phương hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới.
    1. Phương hướng chung.
    2. Chính sách sản phẩm.
    3. Chính sách thị trường.
    II. Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của Công ty trong thời gian tới.
    1. Tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường để không ngừng củng cố và mở rộng thị trường xuất khẩu.
    2. Đa dạng hoá các loại hình và các mặt hàng xuất khẩu.
    3. Hoàn thiện công tác tạo nguồn hàng xuất khẩu.
    4. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn.
    5. Nâng cao, bồi dưỡng trình độ của cán bộ kinh doanh xuất nhập khẩu
    IV. Một số kiến nghị với nhà nước.
    1. Đẩy mạnh sản xuất và chế biến nông - lâm sản xuất khẩu.
    2. Trợ giúp cho các công ty xuất khẩu hàng nông - lâm sản.
    3. Hoàn thiện các chính sách và cơ chế quản lý xuất nhập khẩu.
    Kết luận.
     
Đang tải...