Tiểu Luận Một số biện pháp nhằm tăng cường quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn thủ đô Hà Nội

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU

    Trong bất kì chế độ xã hội nào dù là xã hội chủ nghĩa hay tư bản chủ nghĩa thì giáo dục luôn là hoạt động quan trọng đối với sự phát triển kinh-tế xã hội của một quốc gia. Bởi lẽ: giáo dục là nền tảng văn hoá, là cơ sở hình thành nhân cách và năng cao ý thức của mỗi con người trong xã hội. Cùng với truyền thống dân tộc, giáo dục thúc đẩy lòng nhiệt huyết của mỗi thế hệ đối với quốc gia dân tộc.
    Con người là vốn quí, là tài sản vô giá của mỗi quốc gia và tri thức khoa học là “ sản phẩm đặc biệt” của quá trình học hỏi và trau dồi kiến thức trên ghế nhà trường. Trong văn kiện hội nghị lần thứ II đã nêu: “lấy phát triển giáo dục làm yếu tố cơ bản- là khâu đột phá .” Và đúng vậy, xã hội phát triển đồng nghĩa với tri thức con người được nâng lên một bước.
    Trong số những biện pháp phát triển toàn diện một quốc gia thì ngân sách nhà nước (NSNN) được coi là công cụ đặc biệt giúp nhà nước thực hiện các chức năng của giáo dục thông qua việc Thu- Chi Ngân sách. Và một trong những khoản chi nói trên, chi cho giáo dục nói riêng trên địa bàn thủ đô đã đóng góp một phần lớn vào những thành công trên địa bàn thủ đô.
    Hơn thế nữa, đại hội Đảng lần thứ VIII đã khẳng định: "phải thực sự coi giáo dục là quốc sách hàng đầu” . “ đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển ", một lần nữa Dự thảo Đại hội IX vừa qua Đảng ta đã khẳng địmh: " từng bước phát triển nền kinh tế tri thức .”. Điều này chứng tỏ Đảng và Nhà nước đã khẳng định: Đầu tư cho giáo dục là một trong những hướng chính của đầu tư phát triển, tạo điều kiện cho giáo dục đi trước một bước so với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.
    Trước yêu cầu và tính bức xúc đó tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp nhằm tăng cường quản lí chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn thủ đô Hà nội đến năm 2005”. Trong phạm vi bài viết tôi chỉ xin phép nghiên cứu nội dung việc quản lí chi NSNN trong ngành giáo dục phổ thông trên địa bàn thủ đô Hà nội. Nội dung đề tài gồm ba phần ngoài lời mở đầu và phần kết luận.
    Phần thứ nhất: Hoạt động giáo dục và vai trò cuả chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục.
    Phần thứ hai: Thực trạng về công tác quản lí chi ngân sách nhà nước cho hoạt động giáo dục trên địa bàn thủ đô Hà nội những năm qua.
    Phần thứ ba: Một số biện pháp nhằm tăng cường quản lí chi ngân sách nhà nước trên địa bàn thủ đô những năm tơí.
    Vì điều kiện hiểu biết có hạn, thời gian tiếp cận thực tế tại Sở Tài chính-Vật giá Hà nội không được dài vì vậy trong quá trình tìm hiểu và thực hiện đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các Thầy, Cô trong khoa, các bạn sinh viên quan tâm đến vấn đề này. Tôi xin chân thành cảm ơn, thầy giáo: GVC Trần Đạị, các cô, chú trong Sở Tài chính-Vật giá Hà Nội đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành bài viết.
    Tôi xin chân thành cảm ơn!













    PHẦN THỨ NHẤT
    ******
    HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VÀ VAI TRÒ CỦA CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC.

    ***
    I. TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN CỦA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI.
    1. Giáo dục nền tảng văn hoá và nhân cách con người việt nam.

    Trải qua bốn ngìn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc việt nam với truyền thống đấu tranh kiên cường bất khuất đã không chịu lùi bước trước bất kì một thế lực thù địch nào. Chúng ta đứng lên bảo vệ tổ quốc, bảovệ độc lập tự chủ bảo vệ cái quyền mà “thượng đế đã trao cho mỗi người chúng ta”. Bao nhiêu năm đã trôi qua song tinh thần ấy vẫn luôn tiềm ẩn trong mỗi con người Việt Nam, cha ông ta đã đứng lên xây dựng tổ quốc thì mỗi thế hệ chúng ta phải có trách nhiệm gìn giữ lấy nó và phát triển nó lên một tầm cao mới và đó cũng là mong muốn ngàn đời mà Bác Hồ đã căn dặn đồng bào. Hết thế hệ này sang thế hệ khác cái mong muốn được " sánh vai cùng các cường quốc năm châu " cứ thao thức như dòng sông quê hương, như mảnh đất mẹ không bao giờ dừng lại trong mỗi thế hệ người Việt Nam. Ham học hỏi, khám phá và gìn giữ những gì mà cha ông ta đã để lại đó là vốn quí, là "tài sản vô giá" của dân tộc Việt Nam.
    Tiếp thu và gìn giữ những “cổ vật văn hoá” ấy có sự đóng góp không nhỏ của ngành giáo dục quốc gia. Giáo dục đã giúp lưu giữ cái hay, cái đẹp của những thế hệ trước, giúp thế hệ sau rút ra những bài học kinh nghiệm cho những bước tiến sau này, và dần sự nối tiếp ấy đã phát triển và trở thành không thể thiếu trong tâm thức mỗi thế hệ con ngươì Việt Nam. Và phải chăng vì điều ấy chúng ta nói rằng: "Giáo duc là nền tảng văn hoá của một nước, là sức mạnh tương lai của dân tộc .”

    Quan niệm về giáo dục của một quốc gia cũng có nhiều ý kiến khác nhau: có ý kiến cho rằng: ”giáo dục là tất cả các dạng học tập của con người” và đây cũng là dạng quan trọng nhất của sự phát triển tiềm năng con người tuy nhiên theo một khía cạnh nào đó thì giáo dục được hiểu là việc trang bị những kiến thức và hình thành nhân cách con người. Lúc sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: ” Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người ”, phải chăng trong đó người đã nhắc nhở toàn xã hội phải luôn luôn gìn giữ và phát triển sự nghiệp trồng người. Và một điều mà chúng ta không thể phủ nhận là phát triển nhân ttố con người luôn đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của quốc gia đó.
    2. Giáo dục tri thức cần thiết tiến tới nền “kinh tế tri thức ."
    Lần lại những trang sử huy hoàng của dân tộc Việt nam ta mới thấy được những biến cố quan trọng tạo nên bước ngoặt lịch sử cho quốc gia nhỏ bé này. Bao khổ đau mất mát dân ta phải chịu đã tạo nên nhân cách con người Việt nam. Bác Hồ, vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân ta đã từng cho rằng, cái đói cái rét không sợ bằng cái dốt. Và cũng không phải ngẫu nhiên Bác tố cáo hành động vô liêm sỉ của thực dân Pháp - chúng đầu độc dân ta bằng rượu cồn nha phiến - với mục đích “dốt để trị”. Người từng nói : "nạn giặc dốt là một trong những phương thức độc ác nhất mà bọn thực dân dùng để cai trị chúng ta. Hơn 90% đồng bào ta bị mù chữ, nhưng chỉ cần 3 tháng là đủ để chúng ta học đọc, học viết tiếng nước ta theo vần quốc ngữ “. Đồng thời Người cũng khẳng định: "một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”.
     
Đang tải...