Tiểu Luận Một số biện pháp nhằm tăng cường hiệu quả , hiệu lực hoạt động giám sát ngân sách nhà nước của quốc

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu

    Quốc hội Việt Nam là thể chế được hình thành trên nguyên tắc thống nhất quyền lực nhà nước. Đại biểu Quốc hội đại diện cho các thành phần trong xã hội. Quốc hội và Chính phủ thực hiện chức năng của mình theo quy định của Hiến pháp được thể chế qua hệ thống pháp luật. Hai cơ quan này có sự phối hợp, gắn kết chặt chẽ với nhau, cùng chịu trách nhiệm về cơ bản đối với kết quả và mục tiêu của chính sách.

    Đặc điểm thể chế của Việt Nam cho thấy ưu điểm rất lớn là những chính sách do Chính phủ đề xuất thường nhận được sự đồng thuận và nhất trí cao trong Quốc hội và các cơ quan khác trong hệ thống chính trị, nên việc triển khai cũng thuận lợi. Nhưng cũng có nhược điểm là cơ chế phản biện chính sách hạn chế, thường có ít ý kiến trái chiều mạnh mẽ đối với dự thảo đưa ra. Với đặc điểm nêu trên, kết quả hoạt động giám sát nói chung và giám sát đối với ngân sách nhà nước của Quốc hội thường hạn chế, mặc dù Quốc hội được trao thẩm quyền pháp lý rất lớn trong lĩnh vực ngân sách nhà nước. Nguyên nhân là do hiện nay Quốc hội còn thiếu không gian chính trị để tiến hành hoạt động giám sát và thiếu những công cụ, kỹ năng cần thiết để biến thẩm quyền pháp lý của mình thành hiện thực. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát ngân sách nhà nước của Quốc hội, cần phải tiến hành cải cách và đưa ra những giải pháp ở các cấp độ khác nhau như: đổi mới về quy trình ngân sách, công cụ và kỹ năng giám sát, chế độ báo cáo, cung cấp thông tin, chất lượng hoạt động của đại biểu Quốc hội, sự tham gia của phương tiện truyền thông và xã hội . Chức năng giám sát là chức năng cơ bản, quan trọng của Quốc hội, gắn liền với chức năng lập pháp, trong đó giám sát ngân sách nhà nước là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất. Vì vậy, hiệu quả hoạt động giám sát ngân sách luôn là mối quan tâm hàng đầu của Quốc hội và của cử tri. Trong những nhiệm kỳ Quốc hội gần đây, hoạt động giám sát ngân sách nhà nước đã đạt một số kết quả bước đầu, được xã hội ghi nhận. Tuy nhiên nếu so với yêu cầu đặt ra và sự kỳ vọng của cử tri thì những kết quả giám sát ngân sách nhà nước của Quốc hội còn khiêm tốn. Theo một khảo sát và thăm dò ý kiến của 250 đại biểu Quốc hội khoá XI và khoá XII cho thấy chỉ có 2,7% số đại biểu được hỏi đánh giá hoạt động giám sát ngân sách nhà nước trong thời gian qua là “tốt”, 79,2% cho rằng “chưa tốt lắm”, 17,2% cho rằng “không tốt” và 0,9% thấy “khó trả lời”.

    Những hạn chế của kết quả giám sát ngân sách nhà nước xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, như hạn chế về tổ chức bộ máy giám sát, công cụ để thực hiện giám sát, thời gian giám sát, quy định về chế độ báo cáo và cung cấp thông tin của cơ quan lập pháp, . Trong đó có một nguyên nhân quan trọng, đó là những bất cập trong việc lựa chọn nội dung giám sát. Trong nhiều trường hợp những vấn đề được Quốc hội thực hiện giám sát thông qua các hình thức cử đoàn giám sát, chất vấn, thẩm tra, chưa phải là những vấn đề bất cập nhất trong công tác quản lý tài chính công được dư luận xã hội hoặc cộng đồng doanh nghiệp quan tâm nhất. Hoạt động giám sát ngân sách còn tập trung vào những vụ việc, số thu, chi ngân sách cụ thể mà chưa quan tâm đúng mức đến bất cập có tác động đến chính sách thu, chi hoặc các chủ thể ngân sách ở tầm chính sách. Việc giám sát ngân sách dẫn đến tăng thu hoặc giảm chi hoặc điều chỉnh số thu, số chi từ nguồn này, hạng mục chi này sang hạng mục chi khác là điều cần thiết và cũng thể hiện ảnh hưởng của cơ quan lập pháp đối với ngân sách. Tuy nhiên, đó không phải mà điều cốt lõi nhất của mục tiêu giám sát ngân sách.
    Bài viết này xin nêu ra một số giải pháp về việc nâng cao hiệu quả và hiệu lực hoạt động giám sát ngân sách nhà nước của Quốc hội trong giai đoạn hiện nay.

    Xin trân trọng cảm ơn thầy Lưu Trung Thành - giảng viên hướng dẫn môn học Luật Hiến pháp chuyên ngành của lớp Luật k4 và các thầy, cô giáo thuộc Khoa Luật - Viện Đại học mở Hà Nội đã giúp em hoàn thành tiểu luận này.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...