Thạc Sĩ Một số biện pháp nhằm nâng cao vị thế của bên Việt Nam tại các liên doanh nước ngoài

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 6/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Một số biện pháp nhằm nâng cao vị thế của bên Việt Nam tại các liên doanh nước ngoài
    1
    MỤC LỤC
    Mục lục 1
    Danh mục các bảng 2
    Lời mở đầu 3
    1. Lý luận cơ bản về FDI và liên doanh nước ngoài 5
    1.1. Khái niệm chung 5
    1.2. Một số kinh nghiệm trong triển khai dự án FDI, liên doanh của các quốc
    gia trong khu vực 9
    1.3. Một số kinh nghiệm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro trong triển khai thực
    hiện các dự án FDI nói chung và liên doanh nước ngoài nói riêng tại
    Việt Nam 13
    2. Tình hình vị thế của đối tác bên Việt Nam ở các công ty liên doanh nước
    ngoài tại Thành phố Hồ Chí Minh 19
    2.1. Tổng quan về Thành phố Hồ Chí Minh và hoạt động đầu tư nước ngoài
    19
    2.2. Kết quả thực hiện phiếu thăm dò ở một số công ty liên doanh nước ngoài
    tại Thành phố Hồ Chí Minh 28
    2.3. Nhận xét chung 33
    3. Một số biện pháp nâng cao vị thế bên Việt Nam tại các liên doanh nước
    ngoài 48
    3.1. Những quan điểm cơ bản về thu hút, sử dụng, quản lý FDI nói chung và
    liên doanh nước ngoài nói riêng tại Việt Nam và Thành phố Hồ Chí
    Minh 48
    3.2. Đề xuất và kiến nghị các biện pháp nhằm nâng cao vị thế bên Việt Nam
    tại các liên doanh nước ngoài 52
    Kết luận và kiến nghị những vấn đề cần nghiên cứu tiếp theo 66
    Tài liệu tham khảo
    Phụ lục 2
    DANH MỤC CÁC BẢNG
    Bảng 1- Số dự án FDI được cấp phép của Thành phố Hồ Chí Minh và cả nước
    Bảng 2- Quy mô thu hút vốn FDI của dự án từ 1991 đến 2002
    Bảng 3- Cơ cấu thu hút vốn FDI phân theo ngành nghề từ 1991 đến 2002
    Bảng 4- Cơ cấu thu hút vốn FDI theo quốc gia và lãnh thổ từ 1991 đến 2002
    Bảng 5- Tình hình FDI theo hình thức đầu tư từ 1991 đến 2002 3
    LỜI MỞ ĐẦU
    Trong xu hướng toàn cầu hóa, đầu tư quốc tế ngày càng đóng một vai trò
    rất quan trọng đối với nền kinh tế của các quốc gia. Đặc biệt là đối với các nước
    đang phát triển, nguồn vốn đầu tư nước ngoài là một trong những nguồn vốn đầu
    tư chính trong giai đoạn cất cánh. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng
    chung này. Xét trên bình diện cả nước, sự phát triển nhanh chóng của các doanh
    nghiệp FDI không chỉ khẳng định vị trí, vai trò của khu vực kinh tế “trẻ” mà còn
    góp phần to lớn vào sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa, phát triển kinh tế,
    hội nhập kinh tế Việt Nam với kinh tế khu vực và kinh tế thế giới.
    Tuy nhiên, trên thực tế, nghiêm túc nhìn nhận lại, chúng ta thấy rằng
    trong hoạt động của các doanh nghiệp FDI, đặc biệt là các doanh nghiệp liên
    doanh- một hình thức đầu tư nước ngoài chủ yếu hiện nay- đã bộc lộ những bất
    cập. Hiện tượng các liên doanh làm ăn thua lỗ, phá sản, thanh lý giải thể trước
    thời hạn không còn là điều mới mẻ mà đã trở thành chuyện thường ngày. Đi đôi
    với hiện tượng này, vị thế của đối tác bên Việt Nam tại các liên doanh nước
    ngoài vốn đã yếu nay càng yếu hơn. “Vị thế” theo Từ điển tiếng Việt có nghĩa
    là: “vị trí, địa vị trong quan hệ xã hội, về mặt có vai trò, ảnh hưởng đến những
    đối tượng khác, mặt khác”. Hay nói cách khác, vị thế của đối tác bên Việt Nam
    là yếu tố đóng vai trò quyết định đến việc đạt được hay không đạt được các mục
    tiêu của bên Việt Nam khi tham gia công ty liên doanh với nước ngoài.
    Mục đích nghiên cứu đề tài: từ thực trạng các liên doanh nước ngoài và vị
    thế của đối tác bên Việt Nam để tìm ra một số biện pháp nhằm nâng cao vị thế
    của bên Việt Nam tại các liên doanh này, từ đó góp phần đưa hoạt động của các
    liên doanh nước ngoài theo đúng “quỹ đạo” mà Đảng, Nhà nước ta mong muốn. 4
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài: là các công ty liên doanh nước ngoài và
    đối tác bên Việt Nam tại các liên doanh nước ngoài.
    Về phạm vi nghiên cứu (không gian): các công ty liên doanh nước ngoài
    (nằm ngoài khu chế xuất và khu công nghiệp) tại Thành phố Hồ Chí Minh.
    Về phạm vi nghiên cứu (thời gian): để đảm bảo đánh giá toàn diện, đồng
    bộ, số liệu được cập nhật đến hết năm 2002. Ngoài ra, đề tài cũng cung cấp một
    vài số liệu có liên quan được cập nhật đến hết tháng 09 năm 2003.
    Phương pháp nghiên cứu: phương pháp điều tra khảo sát, phương pháp
    thống kê, so sánh, tổng hợp số liệu và phân tích.
    Kết cấu đề tài gồm ba chương chính:
    1. Lý luận cơ bản về FDI và liên doanh nước ngoài. Chương này sẽ cung cấp
    một số kiến thức cơ bản nhất về FDI và liên doanh nước ngoài cũng như sẽ
    thông tin một số kinh nghiệm trong triển khai dự án FDI, liên doanh ở một số
    quốc gia trong khu vực.
    2. Tình hình vị thế của đối tác bên Việt Nam ở các công ty liên doanh nước
    ngoài tại Thành phố Hồ Chí Minh. Nội dung chính của chương này là nêu
    lên tổng quan về Thành phố Hồ Chí Minh và hoạt động đầu tư nước ngoài
    cũng như một số nhận xét về vị thế của bên Việt Nam dựa trên kết quả thực
    hiện phiếu thăm dò ở các liên doanh nước ngoài tại Thành phố Hồ Chí Minh.
    3. Một số biện pháp nâng cao vị thế bên Việt Nam tại các liên doanh nước
    ngoài. Trên cơ sở những quan điểm cơ bản về thu hút, quản lý FDI nói chung
    và liên doanh nước ngoài nói riêng tại Việt Nam và Thành phố Hồ Chí Minh
    cũng như các kết quả nghiên cứu, nhận xét ở chương 1 và chương 2, chương 3
    sẽ đề xuất một số biện pháp, kiến nghị nhằm nâng cao vị thế bên Việt Nam
    tại các liên doanh nước ngoài.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...