Luận Văn Một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh tại Chi nhánh Công ty Cổ phần Vận Tải Tốc Hành Ma

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 27/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp
    Đề tài: Một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh tại Chi nhánh Công ty Cổ phần Vận Tải Tốc Hành Mai Linh tại Khánh Hòa


    MỤC LỤC
    LỜI CẢM ƠN 2
    MỤC LỤC . 3
    DANH MỤC BẢNG 6
    DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ . 7
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1: 4
    CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CẠNH TRANH VÀ 4
    NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH 4
    I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CẠNH TRANH. 4
    1. Tổng quan về cạnh tranh. 4
    1.1. Các khái niệm . 4
    1.2. Phân loại cạnh tranh 4
    1.3. Vai trò, vị trí của cạnh tranh. 6
    2. Lợi thế cạnh tranh. 8
    2.1. Khái niệm. 8
    2.2. Chiếnlược cạnh tranh 9
    2.2.1. Khái niệm về chiến lược cạnh tranh 9
    2.2.2. Các loại chiến lược cạnh tranh . 9
    II. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA
    DOANH NGHIỆP. 14
    1. Tình hình tài chính . 14
    1.1. Tỷ số khả năng thanh toán của công ty. 14
    1.2. Tỷ số về khả năng sinh lời 15
    1.3. Tỷ số khả năng hoạt động 16
    1.4. Tỷ số cấu trúc tài chính (vốn) 17
    2. Năng lực quản lý và điều hành kinh doanh 17
    3. Trình độ công nghệ 18
    4. Khả năng nắm bắt thông tin 18
    5. Đội ngũ lao động 18
    CHƯƠNG 2: 19
    THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA . 19
    CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI TỐC HÀNH . 19
    MAI LINH TẠI KHÁNH HÒA 19
    I. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH. 19
    1. Giới thiệu khái quát về Chi nhánh công ty cổ phần vận tải tốc hành Mai
    Linh tại Khánh Hòa. 19
    1.1. Giới thiệu về công ty cổ phần tập đoàn Mai Linh (MLG) 19
    1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh 21
    1.3. Chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động chủ yếu. 22
    1.3.1. Chức năng . 22
    1.3.2. Nhiệm vụ. 23
    1.3.3. Lĩnh vực hoạt động chủ yếu. 24
    1.4. Phương châm phục vụ khách hàng 24
    1.5. Vai trò, vị trí của Chi nhánh đối với Tập đoàn. 25
    1.6. Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh. 25
    1.7. Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển trong thời gian tới . 30
    1.7.1. Thuận lợi . 30
    1.7.2. Khó khăn 31
    1.7.3. Phương hướng phát triển trong thời gian tới 32
    2. Môi trường sản xuất, kinh doanh của Chi nhánh. 33
    2.1. Môi trường vĩ mô 33
    2.1.1. Môi trường kinh tế: 33
    2.1.2. Môi trường chính trị pháp luật: . 34
    2.1.3. Môi trường kỹ thuật –công nghệ: . 36
    2.1.4. Môi trường văn hóa –xã hội: . 37
    2.1.5. Môi trường tự nhiên: 38
    2.1. Môi trường vi mô 39
    2.2.1. Khách hàng: 40
    2.2.2. Nhà cung cấp: . 41
    2.2.3. Đối thủ cạnh tranh hiện tại: . 42
    2.2.4. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: . 42
    2.2.5. Sản phẩm và dịch vụ thay thế: . 42
    2.3. Môi trường nội bộ 43
    2.3.1. Phân tích đánh giá hiệu quả kinh doanh, tình hình tài chính của Chi
    nhánh. 43
    2.3.3. Về trang thiết bị, công nghệ. 60
    2.3.4. Văn hóa doanh nghiệp 61
    2.3.5. Trình độ quản lý, lãnh đạo. 63
    2.3.6. Hệ thống kênh phân phối của công ty 64
    2.3.7. Chất lượng dịch vụ. 65
    II. THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CHI NHÁNH CÔNG
    TY CỔ PHẦN VẬN TẢI TỐC HÀNH MAI LINH TẠI KHÁNH HÒA 68
    3. Tổng quan về thị trường xe khách chất lượng cao. 68
    3.1. Thị trường xe khách chất lượng cao trên cả nước nói chung. 68
    3.2. Xe khách chất lượng cao tại Khánh Hòa . 72
    4. Phân tích khả năng cạnh tranh của Chi nhánh so với các đối thủ cạnh
    tranh. 72
    4.1. Thực trạng khả năng của Chi nhánh trên các tuyến 72
    4.2. Phân tích một số đối thủ cạnh tranh chủ yếu của Chi nhánh. 74
    4.2.1. Tuyến Nha Trang -TP. Hồ Chí Minh. 74
    4.2.2. Tuyến Nha Trang -Quy Nhơn. 75
    4.2.3. Tuyến Nha Trang -Đà Lạt . 76
    4.2.4. Tuyến Nha Trang -Buôn Ma Thuột 76
    4.2.5. Tuyến Nha Trang -Gia Lai 77
    4.3. Xây dựng ma trận hình ảnh cạnh tranh 77
    4.3.1. Bảng tổng hợp kết quả điều tra 77
    4.3.2. Ma trận hình ảnh cạnh tranh: . 83
    5. Phân tích, đánh giá cảm nhận của khách hàng đối với dịch vụ của Chi
    nhánh thông qua bảng câu hỏi điều tra khảo sát 88
    6. Đánh giá chung khả năng cạnh tranh của Chi nhánh 100
    6.1. Những mặt đạt được: . 100
    6.2. Những mặt tồn tại: . 101
    CHƯƠNG 3: 102
    MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CHI
    NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI TỐC HÀNH MAI LINH TẠI KHÁNH
    HÒA. 102
    I. GIẢI PHÁP 102
    1. Giải pháp 1: Tập trung tạo sự khác biệt cho dịch vụ của Chi nhánh nhằm
    đáp ứng cho dịch vụ xe khách chất lượng cao trong địa bàn tỉnh Khánh Hòa nói
    riêng và trong cả nước nói chung 102
    1.1. Lý do đưa ra giải pháp. 102
    1.2. Nội dung giải pháp. 103
    1.2.1. Mở rộng thêm nhiều tuyến hoạt động mới 103
    1.2.2. Phát triển các dịch vụ kèm theo như vận chuyển hàng hóa, chuyển
    phát nhanh, . 103
    1.3. Hiệu quả mang lại 104
    2. Giải pháp 2: Nâng cao khả năng nắm bắt thông tin. 104
    2.1. Lý do đưa ra giải pháp. 104
    2.2. Nội dung giải pháp. 104
    2.2.1. Thiết lập phòng Marketing riêng biệt 104
    2.2.2. Lập một Website riêng để khách hàng có thể dễ dàng tìm kiếm thông
    tin về Mai Linh Express –Khánh Hòa 105
    2.3. Hiệu quả mang lại 106
    3. Giải pháp 3: Đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực . 107
    3.1. Lý do đưa ra giải pháp. 107
    3.2. Nội dung giải pháp. 107
    3.3. Hiệu quả mang lại 108
    II. KIẾN NGHỊ. 109
    KẾT LUẬN 110
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 111
    PHỤ LỤC 112
    DANH MỤCBẢNG
    Bảng 1.1: Các chiến lược cạnh tranh cơ bản của M.E.Porter 9
    Bảng 2.1: Bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Chi nhánh. 44
    Bảng 2.2: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN 46
    Bảng 2.3: Bảng phân tích tỷ số khả năng thanh toán của Chi nhánh . 48
    Bảng 2.4: Bảng phân tích tỷ số khả năng hoạt động của chi nhánh 50
    Bảng 2.5: Bảng phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định của Chi nhánh 52
    Bảng 2.6: Bảng phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Chi
    nhánh . 55
    Bảng 2.7: Bảng phân tích tỷ số cấu trúc tài chính của Chi nhánh. 57
    Bảng 2.8:Bảng cơ cấu lao động của Chi nhánh theo bộ phận năm 2008 –2009. 58
    Bảng 2.9: Bảng cơ cấu lao động của Chi nhánh năm 2008 –2009. 59
    Bảng 2.10: Bảng thống kê số lượng khách qua các năm 71
    Bảng 2.11: Các tuyến hoạt động của Chi nhánh. 73
    Bảng 2.12: Bảng tổng hợp mức độ quan trọng ma trận HACT. 77
    Bảng 2.13: Bảng tổng hợp điểm số đánh giá tuyến NT -TP.HCM 78
    Bảng 2.14: Bảng tổng hợp điểm số đánh giá tuyến NT -QN. 79
    Bảng 2.15: Bảng tổng hợp điểm số đánh giá tuyến NT -ĐL 80
    Bảng 2.16: Bảng tổng hợp điểm số đánh giá tuyến NT -BMT . 81
    Bảng 2.17: Bảng tổng hợp điểm số đánh giá tuyến NT -GL 82
    Bảng 2.19: Ma trận hình ảnh cạnh tranh tuyến NT -QN 84
    Bảng 2.20: Ma trận hình ảnh cạnh tranh tuyến NT -ĐL 85
    Bảng 2.21: Bảng ma trận hình ảnh cạnh tranh tuyến NT -BMT 86
    Bảng 2.22: Ma trận hình ảnh cạnh tranh tuyến NT -GL 87
    Bảng 2.23: Bảng tổng hợp mức độ quan tâm của khách hàng 88
    Bảng 2.24: Bảng mức độ quan tâm của khách hàng. 89
    Bảng 2.25: Bảng tổng hợp ý kiến đánh giá KH tuyến NT -TP.HCM . 90
    Bảng 2.26: Bảng tổng hợp ý kiến đánh giá KH tuyến NT -QN. 92
    Bảng 2.27: Bảng tổng hợp ý kiến đánh giá KH tuyến NT -ĐL 94
    Bảng 2.28: Bảng tổng hợp ý kiến đánh giá KH tuyến NT -BMT . 96
    Bảng 2.29: Bảng tổng hợp ý kiến đánh giá KH tuyến NT -GL 98
    DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
    Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh 26
    Hình 2.2: Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh. 40
    Biểu đồ biểu diễn mức độ quan tâm của khách hàng 89
    - 1 -LỜI MỞ ĐẦU
    1. Sự cần thiết của đề tài
    Đứng trước bối cảnh cạnh tranh gay gắt hiện nay của nền kinh tế thị trường,
    phần thắng sẽ thuộc về những doanh nghiệp biết đổi mới, củng cố và thường xuyên
    áp dụng các biện pháp nhằm gia tăng khả năng cạnh tranh của mình bằng cách huy
    động và sử dụng các nguồn lực một cách có hiệu quả nhất để thiết lập các lợi thế
    cạnh tranh, tạo cho mình một vị thế cạnh tranh nhất định trên thị trường. Nếu không
    làm được điều này, có thể coi như chính doanh nghiệp đã tự loại tên mình ra khỏi
    cuộcchiến khốc liệt trên thương trường hoặc nếu có tồn tại thì cái tên đó cũng khá
    mờ nhạt, ít được người tiêu dùng biết đến.Có thể nói, với các doanh nghiệp Việt
    Nam việc nâng cao khả năng cạnh tranh có ý nghĩa khá quan trọng, vị hầu hết các
    doanh nghiệp của chúng ta chưa có tư duy về cạnh tranh thật sự và đầy đủ.
    Giao thông vận tải là một trong những ngành mũi nhọn mà Đảng, Chính phủ ta
    đang tập trung xây dựng để ngày càng hoàn thiện hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu đi
    lại ngày càng cao của của người dân. Trước bối cảnh như vậy, các đơn vị, doanh
    nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực giao thông vận tải đang cố gắnghoàn thiện mình,
    nâng cao sức mạnhcạnh tranhđể trở thành doanh nghiệp có uy tín, chất lượng và
    làm hài lòng khách hàngmột cách tốt nhất.Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh
    vực vận tải hành khách, Chi nhánh Công ty Cổ phần Vận Tải Tốc Hành Mai Linh
    tại Khánh Hòa (thuộc Tập đoàn Mai Linh Express –MLE) cũng không nằm ngoài
    vòng xoáy của sự cạnh tranhđó nếu muốn thực hiện tốt tầm nhìn mà chính Tập
    đoàn Mai Linh (MLG) đưa ra cho tất cả các thành viên : “Trở thành nhà cung cấp
    dịch vụ tốt nhất nơi chúng tôi có măt”.
    Từ các nhận định trên, em đã quyết định chon đề tài:“Một số biện pháp nhằm
    nâng cao khả năng cạnh tranh tại Chi nhánh Công ty Cổ phần Vận Tải Tốc
    Hành Mai Linh tại Khánh Hòa”. Qua tìm hiểu tình hình cạnh tranh của Chi nhánh
    giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan về khả năng cạnh tranh của Chi nhánh. Từ đó
    có thể đưa ra một số biện pháp để củng cố và nâng cao khả năng cạnh tranh của Chi
    nhánh.
    - 2 -2. Mục tiêu của đề tài.
    - Vận dụng những kiến thức lý thuyết vào thực tiễn nhằm củng cố, bổ sung,
    hoàn thiện và nâng cao các kiến thức đã được học.
    - Hệ thống hóa các kiến thức về cạnh tranh trong một doanh nghiệp.
    - Đi vào tìm hiểu tình hình cạnh tranh trên thị trường xe khách chất lượng cao
    của Chi nhánh Công ty Cổ phần Vận tải tốc hành Mai Linh tại Khánh Hòa. Từ đó
    có các phân tích và đánh giá tình hình cạnh tranh của doanh nghiệp một cách khách
    quan trên thị trường.
    - Đề xuất một số biện pháp góp phần nângcao khả năng cạnh tranh của Chi
    nhánh.
    3. Đối tượng nghiên cứu.
    - Tình hình, năng lực kinh doanh và khả năng cạnh tranh của Chi nhánh Công
    ty Cổ phần Vận Tải Tốc Hành Mai Linh tại Khánh Hòa trong thời gian qua.
    - Tình hình, năng lực cạnh tranh của các đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành.
    4. Phạm vi nghiên cứu.
    Phạm vi nghiên cứu của đề tài là những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh
    tranh cũng như khả năng cạnh tranh của Chi nhánh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa mà
    chủ yếu hướng tới thị trường Nha Trang.
    5. Phương pháp nghiên cứu.
    5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu.
     Dữ liệu thứ cấp:
    Được thu thập từ nhiều nguồn như: Chi nhánh Công ty Cổ phần Vận Tải Tốc
    Hành Mai Linh tại Khánh Hòa, Internet Các dữ liệu gồm: Bảng cân đối kế toán,
    bảng báo cáo kết quả kinh doanh qua các năm, tình hình nhân viên trong công ty.
     Dữ liệu sơ cấp:
    Thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp một số nhân viên trong công ty như:
    giám đốc, trưởng phòng kinh doanh, nhân sự Bên cạnh đó, phỏng vấn thêm các
    trưởng, phó phòng quản lý bến xe phía Nam, bến xe phía Bắc và điều tra, phỏng vấn
    các khách hàng đã sử dụng dịch vụ xe khách chất lượng cao.
    - 3 -5.2. Phương pháp xử lý số liệu.
    - Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp: phân tích các số liệu từ các bảng
    báo cáo tài chính, so sánh qua các năm và tổng hợpđể đưa ra nhận xét.
    - Phương pháp chuyên gia: nhờ các chuyên gia có am hiểu về lĩnh vực vận tải
    hành khách theo tuyến cố định để đánh giá và cho điểm ma trận.
    - Phương pháp thống kê.
    - Phương pháp phân tích ma trận hình ảnh cạnh tranh.
    6. Nội dung nghiên cứu.
    Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, nội
    dung chia thành 3 chương như sau:
     Chương 1: Cơ sở lý thuyết về cạnhtranh và nâng cao khả năng cạnh tranh.
     Chương 2: Thực trạng khả năng cạnh tranh của Chi nhánh Công ty Cổ phần
    Vận Tải Tốc Hành Mai Linh tại Khánh Hòa.
     Chương 3: Một số biệnpháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Chi
    nhánh Công ty Cổ phần Vận Tải Tốc Hành Mai Linh tại Khánh Hòa.
    - 4 -CHƯƠNG 1:
    CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CẠNH TRANH VÀ
    NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH
    I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CẠNH TRANH.
    1. Tổng quan về cạnh tranh.
    1.1. Các khái niệm
    Cạnh tranh là việc đấu tranh hay giành giật của các chủ thể về khách hàng, thị
    trường hay nguồn lực. Cạnh tranh là hoạt động khách quan, nó diễn ra mọi lúc, mọi
    nơi trong nền kinh tế thị trường, mức độ và phạm vi khác nhau: giữa các cá nhân, tổ
    chức, thậm chí giữa các quốc gia.
    Khả năng cạnh tranh là việc huy động, sử dụng có hiệu quả các năng lực cạnh
    tranh của doanh nghiệp, biến chúng thành những lợi thế cạnh tranh vàsử dụng
    chúng như những công cụ cạnh tranh nhằm đạt được vị thế cạnh tranh nhất định.
    1.2. Phân loại cạnh tranh.
     Theo tính chất cạnh tranh:
    -Cạnh tranh lành mạnh: công bằng, bình đẳng theo đúng quy luật kinh tế thị
    trường và các quy định của Nhà nước.
    -Cạnh tranh không lành mạnh: trái với cạnh tranh lành mạnh.
     Theo chủ thể kinh tế tham gia:
    -Cạnh tranh giữa những người bán.
    -Cạnh tranh giữa những người mua.
    -Cạnh tranh giữa người mua và người bán.
    - Cạnh tranh giữangười sản xuất và người tiêu dùng.
     Theo góc độ thị trường:
    -Cạnh tranh hoàn hảo hay thuần túy: là tình trạng cạnh tranh mà trong đó giá
    cả của một loại hàng hóa không thay đổi trong toàn thị trường vì người mua và
    người bán đều biết tường tận thị trường. Trong điều kiện đó không có công ty (nhà
    - 5 -kinh doanh) nào có khả năng ảnh hưởng tới giácả sản phẩm của mình trên toàn thị
    trường.
    -Cạnh tranh không hoàn hảo: là hình thức cạnh tranh chiếm ưu thế trong các
    ngành sản xuất mà ở đó có các cá nhân bán hàng hoặc các nhà sản xuất có đủ sức
    mạnh và năng lực có thể chi phối được giá cả các sản phẩm của mình trên thị
    trường. Có hai nhóm là:
    + Độc quyền nhóm.
    + Cạnh tranh mang tính độc quyền.
     Trong các công đoạn sản xuất kinh doanh:
    -Cạnh tranh trong thu mua các yếu tố đầu vào.
    -Cạnh tranh trong khâu sản xuất.
    -Cạnh tranh trong khâu phân phối.
     Theo phạm vi các chủ thể tham gia thị trường:
    - Cạnh tranh trong ngành.
    - Cạnh tranh giữa các ngành.
     Theo chiến lược mở rộng:
    - Cạnh tranh dọc: là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp có mức chi phí bình
    quân thấp khác nhau.Cạnh tranh dọc chỉ ra rằng: sự thay đổi giá bán và sản lượng
    bán của doanh nghiệp sẽ có điểm dừng. Sau một thời gian nhất địnhsẽ hình thành
    giá thị trường thống nhất. Cạnh tranh dọc sẽ làm cho các doanh nghiệp có chi phí
    bình quân cao bị phá sản còn các doanh nghiệp có chi phí bình quân thấp sẽ thu
    được lợi nhuân lớn.
    -Cạnh tranh ngang: là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp có chi phí bình quân
    thấp như nhau. Do đặc điểm đó, trong cạnh tranh ngang không có doanh nghiệp
    nào bị loại ra khỏi thị trường. Song giá cả ở mức thấp, tối đa hóa lợi nhuận giảm và
    có thể không có lợi nhuận.Để hạn chế bớt bất lợi đó cạnh tranh ngangdẫn đến hai
    khuynh hướng:
    + Hoặc liên minh thống nhất bán giá cao, giảm sản lượng trên thị trường làm
    xuất hiện độc quyền.


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Lê Chí Công(2009), Bài giảng quản trị chiến lược, Đại học Nha Trang.
    2. Các tài liệu của Chi nhánh Mai Linh Express –Khánh Hòa.
    3. Gary D.Smith, Danny R.Arnold, Bobby G.Bizzell,Chiến lược và sách lược
    kinh doanh,Bùi Xuân Đông (dịch), Nhà xuất bản lao động xã hội.
    4. Một số trang web:
    - www.mailinh.vn
    - www.google.com.
    - www.xekhach.vn
    - www.vi.wikipedia.org.
    - www.dddn.com.vn.
    - www.doanhnhan360.com.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...