Luận Văn Một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm sữa đậu lành của công ty kinh doanh

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm sữa đậu lành của Cty kinh doanh vận tải lương thực

    Lời mở đầu

    Qua hơn 10 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang hoạt động theo cơ chế thị trường đã mở ra 1 thời kỳ mới đầy những cơ hội và thách thức lớn lao cho các thành phần kinh tế , các doanh nghiệp ở Việt nam
    Vận động theo cơ chế thị trường có nghĩa là các doanh nghiệp phải hoạt động gắn liền với thị trường , tuân thủ các qui luật kinh tế trong đó qui luật cạnh tranh . Mỗi doanh nghiệp phải biết thích nghi với thị trường , cạnh tranh nhau để tồn tại và phát triển .Trong cuộc cạnh tranh này , doanh nghiệp nào biết thích nghi với thị trường , tận dụng mọi cơ hội, phát huy được khả năng sẽ giành thắng lợi, ngược lại những doanh nghiệp yếu thế không tận dụng cơ hội, không thích nghi với môi trường sẽ bị đào thải khỏi thị trường. Giành thắng lợi trong cạnh tranh tức là doanh nghiệp sẽ thu dược nhiều lợi nhuận muốn thế phải thu hút được nhiều khách hàng về phía mình bằng mọi cách vượt trội hơn các đối thủ khác. Trong hoạt động kinh doanh không phải doanh nghiệp nào cũng thành công , có những doanh nghiệp tồn tại phát triển phát triển song có những doanh nghiệp làm ăn sa sút và dẫn tới phá sản. Bởi vậy, mỗi doanh nghiệp phải vạch ra cho mình những chiến lược khác nhau để duy trì sự tồn tại và phát triển của mình và dễ thấy rằng các chiến lược này đều có 1 điểm chung nhằm vào việc tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp . Có thể nói rằng không còn con đường nào khác buộc các doanh nghiệp phải cạnh tranh để tồn tại và phát triển
    Xã hội ngày càng phát triển , song vấn đề ô nhiễm thì không giảm do đó vấn đề sức khoẻ ngày càng được con người quan tâm nhất là khi xã hội phát triển . Sữa đậu nành là một loại nước vừa nhằm mục đích giải khát vừa tăng cường sức khoẻ cho con người, là một loại nước giải khát bổ dưỡng và ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng
    Vớí những ý nghĩa đó sau 1 thời gian thực tập ở công ty kinh doanh vận tải lương thực em đã chọn đề tài “ Một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm sữa đậu nành của công ty kinh doanh vận tải lương thực” làm đề tài nghiên cứu của mình
    Bài viết này ngoài phần mở đầu và phần kết luận còn được trình bày thành các phần sau
    Phần I. Nâng cao khả năng cạnh tranh là động lực thúc đẩy doanh ngghiệp phát triển trong cơ chế thị trường
    Phần II Thực trạng khả năng cạnh tranh của sản phẩm sữa đậu nành của công ty kinh doanh vận tải lương thực
    Phần III. Biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm sữa đậu nành của công ty kinh doanh vận tải lương thực
    Em xin trân thành cám ơn đối với cô giáo thạc sĩ Ngô Kim Thanh cùng các cán bộ công nhân viên trong công ty kinh doanh vận tải lương thực những người đã giúp em hoàn thành bài viết này

    Phần I. Nâng cao khả năng cạnh tranh là động lực thúc đẩy doanh nghiệp phát triển trong cơ chế thị trường

    I. Những vấn đề cơ bản về cạnh tranh.
    1. Cạnh tranh và qui luật cạnh tranh
    1.1.Cạnh tranh và qui luật cạnh tranh.
    Cạnh tranh xuất hiện từ khi có hình thức trao đổi hàng hoá nhưng trong hình thức trao đổi trực tiếp sẽ không phát sinh ra cạnh tranh mà cạnh tranh chỉ xuất hiện trong điều kiện trao đổi thông qua vật ngang giá là tiền . Cạnh tranh đặc biệt phát triển cùng với sự phát triển của nền sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa . Theo Mác,” Cạnh tranh tư bản chủ nghĩa là sự ganh đua , sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những diều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá để thu được lợi nhuận siêu nghạch “
    Nghiên cứu sâu về nền sản xuất tư bản chủ nghĩa và cạnh tranh tư bản chủ nghĩa , Mác đã phát hiện ra qui luật cơ bản của cạnh tranh TBCN là qui luật điều chỉnh tỷ suất lợi nhuận bình quân nguồn vốn và qua đó hình thành nên hệ thống giá cả thị trường , qui luật này dựa trên sự chênh lệch giữa giá trị và chi phí sản xuất và khả năng có thể bán hàng hoá dưới giá trị của nó nhưng vẫn thu được lợi nhuận. Ngày nay , trong nền kinh tế thị trường , cạnh tranh là một điều kiện và là yếu tố kích thích kinh doanh , là môi truờng và động lực thúc đẩy sản xuất phát triển , tăng năng suất lao động và sự phát triển của xã hội nói chung
    Như vậy, cạnh tranh là một qui luật khách quan của nền sản xuất hàng hoá , nội dung cơ chế vận động của thị trường . Ngược lại có thể nói thị trường là vũ đài của cạnh tranh , là nơi qặp gỡ của các đối thủ mà kết quả của cuộc đua tài sẽ đảm bảo không những tồn tại mà còn phát triển cho chính họ
    Tóm lại, cạnh tranh là 1 cuộc đấu tranh gay gắt, quyết liệt giữa các chủ thể hoạt động trên thị trường với nhau nhằm giành giật những điều kiện sản xuất thuận lợi và nơi tiêu thụ hàng hoá dịch vụ có lợi nhất, đồng thời tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất phát triển
    1.2.Các hình thức cạnh tranh
    1.2.1 Căn cứ vào mức độ cạnh tranh trên thị trường
    - Thị trường cạnh tranh hoàn hảo
    Thị trường cạnh tranh hoàn hảo có nhiều người mua và nhiều người bán độc lập với nhau , tất cả các đơn vị hàng hoá trao đổi được coi là giống nhau , tất cả người mua và người bán đều có hiểu biết đầy đủ về các thông tin có liên quan đến trao đổi , không có gì cản trở việc gia nhập và rút lui khỏi thị trường . Doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo có thể bán tất cả sản lượng của mình ở mức giá thị trường đang thịnh hành nếu doanh nghiệp đạt giá cao hơn thì sẽ không bán được vì người tiêu dùng sẽ mua của người khác . Theo nghĩa đó doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo không có sức mạnh thị trường nghĩa là không có khả năng kiểm soát giá thị trường đối với sản phẩm mình bán. Sản lượng của doanh nghiệp là nhỏ so với cung thị trường , vì thế doanh nghiệp không có ảnh hưởng đáng kể đến tổng sản lượng hoặc giá thị trường. Trong cạnh tranh hoàn hảo không có cạnh tranh phi giá, do vậy chính sách của doanh nghiệp là giảm chi phí sản xuất , tăng cường dịch vụ sau bán hàng , các tin tức về thị trường , giá cả , cả người mua và người bán đều nắm rõ
    - Thị trường độc quyền
    Thị trường độc quyền chỉ có 1 người mua ( độc quyền mua ) hoặc 1 người bán ( độc quyền bán ) là duy nhất, sản phẩm là độc nhất. Chính sách của doanh nghiệp trong thị trường độc quyền là chính sách giá cao và sản lượng sản xuất ít. Tuy nhiên không có nghĩa là nhà độc quyền định giá bao nhiêu cũng được , tuỳ theo đặc điểm tiêu dùng của sản phẩm (thuộc nhu cầu cứng hay mềm ) và cơ chế quản lý giá của nhà nước mà nhà độc quyền định giá cao hay thấp để cuối cùng thu được lợi nhuận tối đa . Các nhà độc quyền cũng dùng hình thức cạnh tranh phi giá như quảng cáo để thu hút thêm khách hàng . Trong thị trường độc quyền thì việc gia nhập thị trường là cực kỳ khó khăn
    Nói chung, độc quyền trong sản xuất kinh doanh là lợi thế lớn nhất đối với nhà độc quyền , song về mặt xã hội thì nó sẽ kìm hãm sự phát triển của sản xuất , làm hại người tiêu dùng, ở nước ta , thời bao cấp độc quyền rất phổ biến, đến nay nhà nước chỉ cho phép 1 số doanh nghiệp độc quyền như : điện, nước. đường sắt
    - Cạnh tranh độc quyền
    Trong thi trường cạnh tranh độc quyền , các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau việc bán sản phẩm phân biệt ( đã làm cho khác với sản phẩm của doanh nghiệp khác ) các sản phẩm này có thể thay thế được cho nhau ở mức độ cao nhưng không phải là thay thế hoàn toàn , vì lý do này hay lý do khác khách hàng coi sản phẩm của mỗi doanh nghiệp là khác nhau. , sự khác nhau của sản phẩm là do người tiêu dùng nghĩ ra có thể đúng có thể không đúng , do đó 1 số người tiêu dùng sẽ trả giá cao hơn cho sản phẩm mà mình thích. Trong ngắn hạn khó có thể gia nhập thị trường nhưng trong dài hạn thì có thể. Nhà sản xuất là người quyết định giá nhưng việc tăng giá không phải là vô tội vạ mà phải có sự cân nhắc suy xét, về dài hạn thì không thể trở thành thị trường độc quyền được. Cạnh tranh độc quyền sử dụng hình thức cạnh tranh phi giá như quảng cáo, phân biệt sản phẩm
    - Độc quyền tập đoàn
    Trong thị trường độc quyền tập đoàn, sản phẩm có thể giống nhau hoặc khác nhau và chỉ có 1 doanh nghiệp sản xuất toàn bộ hay hầu hết tổng sản lượng, tính phụ thuộc giữa các doanh nghiệp là lớn, hành vi của doanh nghiệp này ảnh hưởng đến doanh nghiệp khác, nếu 1 doanh nghiệp giảm giá sẽ dẫn đến tình trạng phá giá. Do đó các doanh nghiệp dễ cấu kết với nhau . Vì cạnh tranh bằng giá là không có lợi do đó người ta chuyển sang cạnh tranh bằng chất lượng , đa dạng hoá sản phẩm . Trong thị trường độc quyền tập đoàn , một số hoặc tất cả các doanh nghiệp đều thu hút được lợi nhuận đáng kể , trong dài hạn thì có các hàng dào gia nhập làm cho các doanh nghiệp mới không thể hoặc khó mà gia nhập được vào thị trường, các hình thức như quảng cáo hoặc phân biệt sản phẩm cũng được áp dụng trong độc quyền tập đoàn
    1.2.2.Xét theo tính chất của cạnh tranh
    - Cạnh tranh lành mạnh
    Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bằng chính nội lực của mình , cạnh tranh bằng những hình thức chính đáng, theo đúng luật của nhà nước qui định, không vi phạm pháp luật
    - Cạnh tranh không lành mạnh
    Là hình thức cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bằng những âm mưu thủ đoạn đè bẹp lẫn nhau , thôn tính nhau 1 cách không thương tiếc, đó là hình thức phổ biến trong cơ chế thị trường
    1.2.3 Căn cứ vào chủ thể kinh tế tham gia vào thị trường
    - Cạnh tranh giữa người bán và người mua
    Được diễn ra theo qui luật mua rẻ, bán đắt, người mua muốn mua thật rẻ với giá thấp nhất nhưng đòi hỏi chất lượng phải cao . Người bán muốn bán với giá cao nhất đối với hàng hoá chất lượng không cao để tối đa hoá lợi nhuận thu được , hàng hoá được mua bán trên thị trường có sự thoả thuận thống nhất
    - Cạnh tranh giữa người mua với nhau
    Do hàng hoá trên thị trường khan hiếm (cung <cầu) nên người mua sãn sàng chấp nhận giá cao để có được hàng hoá mà mình cần, vì cung < cầu nên người bán cứ nâng giá đến 1 mức độ nào đó và người mua vẫn phải chấp nhận giá đó mặc dù là người mua luôn luôn chịu thiệt thòi
    - Cạnh tranh giữa những người bán với nhau
    Đây là hình thức cạnh tranh gay go quyết liệt nhất giữa các doanh nghiệp với nhau vì sự sống còn của các doanh nghiệp , nhằm mục đích giành giật lợi ích kinh tế, giành được thị phần trên thị trường, tăng doanh thu , tăng lợi nhuận
     
Đang tải...