Luận Văn Một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh các mặt hàng rau quả của tổng công ty rau quả, nô

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu

    Việt Nam là một nước ​nông nghiệp, có nhiều lợi thế và tiềm năng về vị trí ​địa lý, điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, nhân lực, cho phép phát triển sản xuất nhiều loại rau quả xuất khẩu có giá trị ​kinh tế lớn. Sau hơn 10 năm thực hiện Nghị quyết 10 - Bộ Chính trị ngày 05 tháng 04 năm 1989 về đổi mới quản lý Nông nghiệp, kinh tế nông nghiệp và nông thôn đã có những bước phát triển đáng khích lệ. Sản xuất nông nghiệp tăng trưởng liên tục với nhịp độ cao và khá ổn định (bình quân tăng 4 - 4,5%/năm). Những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt trên dưới 5 tỷ USD/năm, nâng tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của nông sản lên chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của mặt hàng rau quả.
    Rau quả là cây có giá trị cao của nền nông nghiệp Việt Nam, đồng thời có giá trị đối với nền văn hoá - ​xã hội và ​môi trường sinh thái của đất nước. Trong những năm gần đây, rau quả đã trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam, có vị thế quan trọng trên thị trường thế giới và khu vực, mang về cho đất nước một lượng ngoại tệ lớn. Phát triển rau quả đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần tạo thêm công ăn việc làm cho ​lao động ở khu vực nông thôn, tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cho tiêu dùng và xuất khẩu, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
    Mặc dù đây mới là những kết quả ban đầu nhưng đã góp phần đáng kể vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá, tạo ra bước chuyển biến mạnh mẽ từ nền kinh tế thuần nông, tự cung tự cấp sang nền kinh tế hàng hoá với tỷ suất hàng hoá ngày càng cao. Những kết quả và thành tựu về sản xuất và xuất khẩu rau quả trong thời gian qua cũng đã giúp nâng cao vị thế của nền nông nghiệp Việt Nam trên thị trường thế giới.
    Với những thành tựu to lớn mà ngành rau quả Việt Nam đã đạt được trong thời gian qua, không thể không kể đến vai trò của đơn vị đầu ngành là Tổng công ty Rau quả, Nông sản Việt Nam. Sau hơn 10 năm thực hiện đường lối đổi mới do Đảng và Nhà nước lãnh đạo, Tổng công ty luôn nỗ lực khắc phục mọi khó khăn, thích nghi với cơ chế mới, đóng góp đáng kể vào sự phát triển của ngành cũng như của đất nước.
    Tuy nhiên, so với tiềm năng của đất nước thì kim ngạch xuất khẩu rau quả như hiện nay vẫn chưa tương xứng. Nguyên nhân chủ yếu là do các mặt hàng rau quả xuất khẩu của Tổng công ty chưa đủ sức cạnh tranh, chất lượng không đồng đều, giá thành cao. Bên cạnh đó, giá rau quả trên thị trường thế giới lại thường xuyên biến động, dẫn đến việc Tổng công ty bị thua thiệt nhiều trên thương trường, làm giảm đáng kể hiệu quả xuất khẩu. Do vậy, việc phân tích đánh giá thực trạng và tìm ra giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đối với nhóm hàng rau quả xuất khẩu là hết sức cần thiết, mang tính thời sự và cần được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng và nghiêm túc. Xuất phát từ quan điểm này, em đã lựa chọn thực hiện khoá luận tốt nghiệp với đề tài:​"Hoạt động xuất khẩu rau quả của Tổng công ty Rau quả, Nông sản Việt Nam - Thực trạng và giải pháp".
    Ngoài mục lục, lời mở đầu và kết luận, nội dung của khoá luận này được chia thành 3 chương:
    Chương I: "Nhu cầu tiêu thụ rau quả của thế giới và khả năng xuất khẩu của Việt Nam", nêu những nét khái quát về nhu cầu tiêu thụ rau quả của thế giới trong những năm gần đây và dự đoán nhu cầu tiêu thụ rau quả trong tương lai. Đồng thời, phân tích khả năng sản xuất và xuất khẩu rau quả của Việt Nam.
    Chương II: "Thực trạng xuất khẩu rau quả của Tổng công ty Rau quả, Nông sản Việt Nam", nêu lên những kết quả đạt được và những tồn tại trong xuất khẩu rau quả của Tổng công ty Rau quả, Nông sản Việt Nam.
    Chương III: "Phương hướng, mục tiêu và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu rau quả của Tổng công ty Rau quả, Nông sản Việt Nam" chủ yếu đề ra một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu rau quả của Tổng công ty Rau quả, Nông sản Việt Nam trong thời gian tới trên cơ sở phương hướng, mục tiêu xuất khẩu rau quả đến năm 2010.

    Nguồn: http://www.bogiaoduc.edu.vn/threads/1784-NT032-Hoạt-động-xuất-khẩu-rau-quả-của-Tổng-công-ty-Rau-quả-Nông-sản-Việt-Nam-Thực-trạng-và-giải-pháp#ixzz1tIs37x2B
    Thư Viện Điện Tử www.KILOBOOKS.com

    MỤC LỤC

    CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CẠNH TRANH VÀ NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH TRÊN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI 1
    1.1. XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ VÀ THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ 1
    1.1.1. Khái niệm và vai trò của xuất khẩu hàng hoá 1
    1.1.2. Đặc điểm của thị trường xuất khẩu hàng hoá 3
    1.1.3. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu 3
    1.1.3.1. Xuất khẩu trực tiếp 3
    1.1.3.2. Xuất khẩu uỷ thác 4
    1.1.3.3. Hoạt động xuất khẩu theo hình thức buôn bán đối lưu 4
    1.1.3.4. Hoạt động xuất khẩu theo hình thức gia công quốc tế. 5
    1.1.3.5. Hoạt động xuất khẩu theo nghị định thư 6
    1.1.3.6. Một số loại hình xuất khẩu khác 6
    1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ. 7
    1.2.1. Khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế 7
    1.2.2. Xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế 7
    1.2.2.1. Tính tất yếu khách quan 7
    1.2.2.2. Ảnh hưởng của hội nhập nền kinh tế đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 8
    1.2.3. Một số vấn đề cạnh tranh của doanh nghiệp trong xu thế hội nhập 8
    1.2.3.1. Khái niệm 8
    1.2.3.2. Vai trò của cạnh tranh 9
    1.2.3.3. Các loại hình cạnh tranh. 10
    1.3. KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI TRÊN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ 12
    1.3.1. Khái niệm và các yếu tố cấu thành khả năng cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu hàng hoá 12
    1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. 13
    1.3.2.1. Nhóm chỉ tiêu định lượng. 13
    1.3.2.2. Nhóm chỉ tiêu định tính. 15
    1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp 16
    1.3.3.1. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 16
    1.3.3.2. Các yếu tố bên trong của doanh nghiệp. 20
    1.4. SỰ CẦN THIẾT VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH. 23
    1.4.1. Sự cần thiết phải nâng cao khả năng cạnh tranh trong điều kiện hội nhập. 23
    1.4.2. Phương hướng nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập. 24
    1.4.2.1. Có chính sách chiến lược kinh doanh đúng đắn 24.
    1.4.2.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực. 26
    1.4.2.3. Giữ gìn và quảng bá uy tín, hình ảnh của doanh nghiệp 27
    CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH MẶT HÀNG RAU QUẢ TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ, NÔNG SẢN VIỆT NAM 28
    2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ, NÔNG SẢN 28
    2.1. Lịch sử hình thành và các giai đoạn phát triển 28
    2.1.1. Lịch sử hình thành 28
    2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Tổng Công ty Rau quả Nông sản. 30
    2.1.3. Cơ cấu tổ chức Tổng công ty rau quả, nông sản Việt Nam 31
    2.1.4. Tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh trên thị trường xuất khẩu sản phẩm của Tổng công ty 32
    2.2. Tình hình và kết quả tiêu thụ sản phẩm rau quả xuất khẩu 36
    2.2.1. Tình hình tiêu thụ theo cơ cấu sản phẩm 36
    2.2.2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo phương thức hình thức xuất khẩu 38.
    2.2.3. Tình hình tiêu thụ sản phẩm rau quả theo thị trường 40
    2.2.4. Tình hình tiêu thụ sản phẩm rau quả xuất khẩu theo đơn vị thánh viên. 43
    2.3. Phân tích và đánh giá khả năng cạnh tranh 46
    2.3.1. Phân tích và đánh giá theo các chỉ tiêu phản ánh 46
    2.3.2. Phân tích và đánh giá khả năng cạnh tranh theo phương thức cạnh tranh. 48
    2.3.2.1. Phân tích và đánh giá khả năng cạnh tranh thông qua giá bán sản phẩm. 49
    2.3.2.2. Phân tích và đánh giá khả năng cạnh tranh thông qua chất lượng sản phẩm 51
    2.3.2.3. Phân tích và đánh giá khả năng cạnh tranh thông qua cơ cấu chủng loại sản phẩm 52
    2.3.3. Đánh giá chung về khả năng cạnh tranh của Tổng công ty 54
    2.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của Tổng công ty 56
    2.4.1. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp 56
    2.4.2. Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp 58
    CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CÁC MẶT HÀNG RAU QUẢ CỦA TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ, NÔNG SẢN VIỆT NAM. 61
    3.1. PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ KINH DOANH NĂM 2003, MỤC TIÊU ĐẾN NĂM 2005-2010 61
    3.1.1 Quan điểm và định hướng phát triển 61
    3.1.2. Một số chỉ tiêu chủ yếu Tổng công ty phấn đấu để đạt vào năm 2004. 62
    3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH SẢN PHẨM RAU QUẢ CỦA TỔNG CÔNG TY 63
    3.2.1. Đối với các yếu tố cấu thành khả năng cạnh tranh sản phẩm rau quả 63
    3.2.1.1. Đa dạng hoá sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm 63
    3.2.1.2. Hạ thấp giá thành sản phẩm 66
    3.2.1.3. Cải tiến mẫu mã bao bì 67
    3.2.1.4. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường và xây dựng chiến lược kinh doanh 67
    3.2.1.5. Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, công tác tiếp thị 73
    3.2.2. Đối với các yếu tố đầu vào 74
    3.2.3. Đối với các yếu tố khác 75
    3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC VÀ BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 78
    3.3.1. Chính sách hỗ trợ vốn 78
    3.3.2. Chính sách về rau giống và cây giống 79
    3.3.3. Chính sách hỗ trợ phát triển hàng xuất khẩu 79
    3.3.4. Chính sách thuế 80
    3.3.5. Chính sách ưu đãi về đầu tư 80
    3.3.6. Nhà nước cần xoá bỏ các thủ tục và lệ phí bất hợp lý 81
    KẾT LUẬN
    TÀI LIỆU THAM KHẢO.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...