Chuyên Đề Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại nhà khách Tổng liên đoàn lao động Vi

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại nhà khách Tổng liên đoàn lao động Việt Nam
    LỜI NÓI ĐẦU

    Trong những năm qua thực hiện đường lối phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, theo định hướng XHCN nền kinh tế nước ta đã có sự biến đổi sâu sắc và phát triển mạnh mẽ. Trong bối cảnh đó một số doanh nghiệp đã gặp khó khăn trong việc huy động vốn để mở rộng quy mô sản xuất, các doanh nghiệp phải sử dụng một số vốn nhất định để đầu tư, mua sắm các yếu tố cần thiết cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh như tài sản cố định (TSCĐ), trang thiết bị. Vốn đó gọi là vốn kinh doanh của doanh nghiệp (DN). Vì vậy vốnlà điều kiện cơ sở vật chất không thể thiếu được đối với mọi doanh nghiệp.
    Vốn kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm vốn cố định (VCĐ) và vốn lưu động, việc khai thác sử dụng VCĐ của các kỳ kinh doanh trước, doanh nghiệp sẽ đặt ra các biện pháp, chính sách sử dụng cho các kỳ kinh doanh tới sao cho có lợi nhất để đạt được hiệu quả cao nhất nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh cho DN.
    Xuất phát từ vai trò và tầm quan trọng của hiệu quả sử dụng VCĐ đối với các DN, trong quá trình học tập ở trường và thời gian kiến tập, tìm hiểu, nghiên cứu tại nhà khách Tổng liên đoàn lao động Việt Nam. Cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của các thầy cô giáo và các cán bộ nhân viên phòng tài chính kế toán em đã mạnh dạn chọn đề tài "Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại nhà khách Tổng liên đoàn lao động Việt Nam". Với mong muốn góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào công cuộc cải tiến và nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ tại nhà khách.
    Đây thực sự là một vấn đề phức tạp mà giải quyết nó không những phải có kiến thức, năng lực mà còn phải có kinh nghiệm thực tế. Mặt khác do những hạn chế nhất định về mặt trình độ, thời gian đi kiến tập ngắn nên chắc chắn đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự góp ý của các thầy cô giáo trong bộ môn.
    Kết cấu của đề tài ngoài lời mở đầu và kết luận còn có 3 phần chính sau:
    Chương I: Những vấn đề lý luận về vốn cố định và tài sản cố định trong các doanh nghiệp.
    Chương II : Thực trạng quản trị vốn cố định tại nhà khách Tổng liên đoàn lao động Việt Nam.
    Chương III : Một số giải pháp và kiến nghị tại nhà khách Tổng liên đoàn lao động Việt Nam.



    MỤC LỤC

    LỜI NÓI ĐẦU 0
    CHƯƠNG I 2
    NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VCĐ VÀ TSCĐ 2
    TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 2

    1. Khái quát chung về tài sản cố định và vốn cố định 2
    1.1. Tài sản cố định 2
    1.1.1. Khái niệm 2
    1.1.2 Đặc điểm 3
    1.1.3 Phân loại TSCĐ của DN 3
    1.1.3.1 Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện 3
    1.1.3.2 Phân loại TSCĐ theo mục đích sử dụng 3
    1.1.3.3 Phân loại TSCĐ theo công dụng kinh tế 4
    1.1.3.4 Phân loại TSCĐ theo tình hình sử dụng 5
    1.1.3.5 Phân loại TSCĐ căn cứ vào quyền sở hữu được chia thành 3 loại 5
    1.1.4 Vai trò và ý nghĩa của TSCĐ đối với hoạt động của DN 6
    1.2 Vốn cố định 7
    1.2.1 Khái niệm 7
    1.2.2. Đặc điểm 7
    1.2.3 Tính chất 7
    2. Nội dung quản trị VCĐ 7
    2.1 Khai thác và tạo lập nguồn VCĐ của DN 8
    2.2 Bảo toàn và phát triển VCĐ 9
    2.3. Các phương pháp khấu hao trong kinh doanh 10
    2.4. Phân cấp quản lý VCĐ 12
    2.5. Rủi ro trong việc sử dụng TSCĐ và VCĐ 12
    2.6. thực hiện chế độ bảo dưỡng sửa chữa lớn TSCĐ 13
    3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ 13
    3.1. Hiệu suất sử dụng VCĐ (HSSDVCĐ) 13
    3.2. Hàm lượng VCĐ (HLVCĐ) 14
    3.3. Tỷ suất lợi nhuận VCĐ (TSLN VCĐ) 14
    3.4. Hệ số hao mòn TSCĐ: (HSHM TSCĐ) 14
    3.5. Hiệu suất sử dụng TSCĐ: (HSSD TSCĐ) 14
    3.6. Hệ số trang bị TSCĐ : (HSTB TSCĐ) 14
    3.7. Tỷ suất đầu tư TSCĐ: (HSĐT TSCĐ) 14
    3.8. Kết cấu TSCĐ của doanh nghiệp 14
    CHƯƠNG II 15
    THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VCĐ TẠI NHÀ KHÁCH 15
    TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM 15

    1. Khái quát về nhà khách Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam 15
    1.1. Quá trình hình thành và phát triển Nhà khách Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam (NKTLĐLĐVN) 15
    1.2. Đặc điểm cơ cấu tổ chức kế toán và cơ cấu vốn, cơ cấu nguồn 18
    1.2.1. Đặc điểm cơ cấu tổ chức kế toán 18
    1.2.2. Đặc điểm cơ cấu về vốn và nguồn 20
    2. Nội dung quản trị VCĐ tại nhà khách 22
    3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ tại Nhà khách 23
    CHƯƠNG III 24
    MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ 24
    TẠI NHÀ KHÁCH TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
    24
    1. Đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ 24
    1.1. Những ưu điểm nổi bật trong công tác quản lý VCĐ 24
    1.2. Một số tồn tại trong công tác quản lý VCĐ 25
    2. Giải pháp kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện công tác quản lý và phát triển VCĐ tại Nhà khách Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam 25
    KẾT LUẬN 28
     
Đang tải...